Từ năm 1994, việc cải cách thủ tục hành chánh và đặc biệt là thủ tục đầu tư đã được nhà nước nêu ra nhưng cho đến nay vẫn còn một số trường hợp thủ tục hành chánh vẫn còn phức tạp, phiền hà, phần nào làm xấu đi môi trường đầu tư.
Việc chậm trễ rườm rà trong thủ tục đầu tư thể hiện rõ ở giai đoạn thẩm định cấp giấy phép đầu tư và giai đoạn quản lý sau khi cấp giấy phép. Trong giai đọan thẩm định và cấp phép đầu tư, nhìn chung quá trình thẩm định dự án ở nước ta còn phức tạp hơn so với nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… Các cơ quan có thẩm quyền từ trung ướng đến địa phương còn mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm định và cấp giấy phép cho dự án một cách không cần thiết. Nhà đầu tư còn khá vất vả trong quá trình đi xin và chờ đợi xét duyệt các lọai giấy phép,
làm chậm quá trình triển khai dự án, gây nản lòng cho không ít nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn quản lý sau khi dự án được cấp phép và triển khai các hoạt động có thể nói là giai đoạn quyết định nhất trong toàn bộ hoạt động đầu tư bởi vì việc triển khai các dự án đầu tư, hình thành bộ máy các doanh nghiệp, xây dựng các công trình, mua sắm thiết bị, nghiên cứu thị trường, ký hợp đồng với các khách hàng,…sẽ thực sự biến những ý tưởng trong dự án đầu tư trên giấy tờ thành hiện thực. Tuy nhiên, đây lại là khâu yếu nhất trong cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ở nước ta. Khi triển khai thực hiện dự án các nhà đầu tư tốn rất nhiều chi phí và thời gian cho việc xin các loại giấy phép của các cơ quan nhà nước để giải phóng mặt bằng, đấu thầu xây dựng, duyệt thiết kế xây dựng,…mà lẽ ra, nếu có những quy định cụ thể, rõ ràng thì thời gian và chi phí sẽ giảm đi rất nhiều.
c. Vốn thu hút chưa đa dạng
Vốn thu hút hiện nay chủ yếu là vốn của các hộ kinh doanh cá thể, vốn của nhà nước, chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân và vốn viện trợ. Hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân là khá lớn, do Quận 9 đang thực hiện dự án lớn xây dựng khu công nghệ kỹ thuật cao, do vậy các hộ dân nhận được số tiền bồi thường rất lớn. Sau khi trang trãi ổn định cuộc sống, nhiều hộ gia đình vẫn còn số vốn khá lớn. Như vậy, đây là số vốn đáng quan tâm của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, vốn của các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phần lớn đầu tư mang tính chất thay thế, vẫn chưa có nhiều nhà máy, nhà xướng lớn được xây dựng.
Vốn của ngân hàng chưa tham gia vào các dự án lớn của nhà đầu tư, do các ngân hàng thường cho vay với hình thức thế chấp là chính. Ngân hàng cho vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp. Hầu hết các ngân hàng đóng trên địa bàn Quận 9 hay trên vùng lân cân chưa có đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp nên ngân hàng e sợ không thu hồi được số tiền đã cho vay. Do vậy, vốn vay được rất thấp không thực hiện được dự án hoặc không thay đổi được công nghệ.
Chưa tạo được lòng tin để cùng kêu gọi sự đóng góp của nhân dân bằng cách cùng nhân dân tham gia làm một số con đường qua khu vực đông dân cư, phần nào giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
d. Chưa hình thành khu sản xuất công nghiệp
Hiện Quận chưa có khu sản xuất công nghiệp tập trung, và trong tình hình quy hoạch một quận mới chưa ổn định, nhiều nhà đầu tư e dè khi bỏ vốn vì không biết lúc nào xưởng sản xuất bị vướng vào quy hoạch.
Trên địa bàn Quận 9 đang thực hiện một dự án cấp Quốc gia là hình thành khu công nghệ kỹ thuật cao với 800ha, nhưng đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối hòan tất 300ha, mới bắt đầu có 03 công ty đang hoạt động. Đây cũng là mở ra một tương lai cho Quận 9. Song song đó, Quận 9 cũng đã trình duyệt dự án xây dựng khu sản xuất vật liệu Long Sơn đóng trên địa bàn phường Long Bình. Dự án này sẽ tập trung các cơ sở đang sản xuất vật liệu đóng trên địa bàn. Hiện các dự án đang vấp phải vấn đề giải tỏa đền bù và vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư.
e. Tồn tại trong cơ chế kiểm tra và giám sát tài chánh đối với hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn.
Có thể nói sau khi các doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì chúng ta chưa có một cơ chế và giám sát hoàn chỉnh, đồng bộ chặt chẽ và có hiệu quả. Làm xuất hiện nhiều “doanh nghiệp ma” thành lập để mua bán hóa đơn sau đó bỏ trốn, và chuyển sang tỉnh khác lại tiếp tục thành lập công ty ma. Nhưng không có cơ quan nào đưa ra thông báo một cách cụ thể danh sách các công ty có dấu hiệu như trên cho các doanh nghiệp khác. Khi các doanh nghiệp này chưa bị phát hiện, các hóa đơn này làm chứng từ hoàn thuế gây thất thoát hàng tỷ đồng trong việc khấu trừ thuế của ngân sách nhà nước và cả ngân sách Quận. Mặt khác, cơ quan thuế không chấp nhận khoản chi phí mà doanh nghiệp mua hàng và được cung cấp hóa đơn bởi các công ty ma nên buộc doanh nghiệp phải xuất toán khỏi sổ sách trong khi chi phí này thực tế đã xảy ra, do vậy làm ảnh hưởng đến tình hình tài chánh và kinh doanh của các doanh nghiệp.
f. Tồn tại trong đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý
Do xuất điểm từ một Huyện nông thôn nghèo không xa, nên nhiều cán bộ quản lý mặt dù cũng trãi qua nhiều lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn không mang phong cách làm việc công nghiệp, giải quyết công việc nhanh gọn và có hiệu quả. Chẳng hạn, doanh nghiệp đang hoạt động lại có nhiều cơ quan kiểm tra, hạch sách và yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền. Một số cán bộ còn gây nhũng nhiễu khi các nhà đầu tư làm thủ tục ban đầu như là đăng ký ngành nghề kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp…
Số lao động trong Quận đông và rẻ nhưng có trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn thấp làm cho các nhà đầu tư muốn tận dụng lao động địa phương để đỡ tốn kém chi phí ăn ở cũng phải lo lắng. Bởi họ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đào tạo cho những nguời lao động mà họ muốn tuyển dụng, nhưng kết quả thu lại chưa chắc được như mong muốn.
2.2.4.2. Tồn tại trong quá trình sử dụng vốn đầu tư
- Lãng phí và thất thoát trong đầu tư xây dựng, tỷ lệ vốn đầu tư đưa vào công trình thấp.
Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện xây dựng. Tình trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt; khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ như: không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư không đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Do đó gây lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng. Đây là vấn đề nhức nhối, không chỉ ở Quận 9 mà cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế.
Một số công trình hạ tầng chưa tiết kiệm được vốn đầu tư, sử dụng đơn giá, định mức trong tính toán cao hơn quy định, làm tăng khối lượng, tăng dự toán công trình. Nhiều dự án không làm đúng thiết kế, chủ đầu tư và bên thi công móc nối, thoả thuận khai tăng khối lượng, điều chỉnh dự toán để rút tiền và vật tư từ công trình.
Qua kiểm tra một số công trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất thoát vốn nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều công trình, tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những công trình có mức lãng phí và thất thoát thấp cũng tới 10%, cao thì lên tới 30-40%.
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có; vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.
Đặc biệt, cơ chế không quy định rõ chủ thực sự của các công trình. Nếu như có được một cơ chế đơn giản, không chồng chéo nhau, trong đó mỗi khâu chỉ có một người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật, thì chắc chắn tình hình sẽ không xảy ra tình trạng như vậy.
- Qui mô đầu tư nhỏ chưa phù hợp với nhu cầu phát triển của Quận. Là Quận nghèo ngoại thành, ngân sách quận hàng năm thu được thấp so với nhu cầu đầu tư, phần lớn là ngân sách cấp trên cấp bù. Vì vậy, vốn đầu tư vào Quận nhỏ về qui mô, manh mún, phân tán, không theo quy hoạch, phần lớn tập trung vào xây dựng cơ bản. Các công trình đường và cầu đầu tư chưa đúng qui mô phát triển của Quận. Do đó, hàng năm phải tốn bạc tỷ để duy tu, bảo dưỡng. Có những con đường vừa thi công năm trước chủ đầu tư chưa được quyết toán thì năm nay lại phải bỏ vốn ra duy tu sửa chữa.
- Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý, đầu tư chưa đồng bộ. Đầu tư chủ yếu tập trung vào các phường đô thị như phường Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Long Bình. Một số phường này tuy mang tiếng là phường đô thị của quận nhưng còn hoang sơ vẫn còn như ở cấp xã. Theo số liệu năm 2003 phường Long Phước là 1.321,78 ha, phường Long Trường: 761,1ha; nguồn nước sinh hoạt sử dụng hiện nay vẫn là mạch nước ngầm, giao thông đi lại khó khăn vì đường hẹp và chưa thảm nhựa. Một số Phường khác Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú tuy gần với trục giao thành phố nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Xuất phát từ nguyên
nhân là do một số phường bị quy hoạch vào dự án khu công nghệ cao của Trung Ương, thời gian để treo dự án quá lâu. Nguyên nhân khác, là Quận 9 muốn đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa mà chưa đặt lợi ích kinh tế của Quận lên hàng đầu.
Mặc dù nông nghiệp là ngành có định hướng phát triển lâu dài của quận, nhưng trong thời gian qua hầu như không có hoặc có rất ít vốn đầu tư tập trung cho nông nghiệp. Do vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm đáng kể, nông dân hoang mang, bỏ quá nhiều đất trống vì không có định hướng đầu tư rõ ràng. Đầu tư vào ngành nông nghiệp mang tính tự phát là chính.
Kết luận chương II
Dù qui mô vốn nhỏ cũng như ngân sách Quận còn eo hẹp nhưng lãnh đạo Quận chỉ đạo phát triển theo đúng hướng quy hoạch ban đầu. Do đó, gia tăng đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của Quận 9, bên cạnh đó, cũng đạt được một số hiệu quả nhất định về việc sử dụng đồng vốn cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội, làm cho cuộc sống của nhân dân trong ngày càng sung túc hơn, ngày càng nhiều hộ gia đình bỏ vốn tham gia làm kinh tế. Do vậy, số vốn đầu tư vào Quận ngày càng một tăng, góp phần khai thác những tiềm năng to lớn, nhanh chóng trong thời gian tới Quận 9 sẽ trở thành một trong những Quận điểm của Thành phố. Cuối cùng để đạt mục đích chung là cùng Thành phố nhanh chóng hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2020.
Tuy nhiên trong thời gian qua, nguồn huy động vốn vẫn chưa đa dạng, mặt khác hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cao, còn phân tán vốn, chưa tập trung đúng mức nguồn vốn, sử dụng vốn còn mang tính phục vụ chính trị hơn là lợi ích kinh tế, sao cho có lợi cho mỗi địa phương. Tình hình trên xuất phát từ nguyên nhân là những tồn tại trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Đó là những tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành, trong thủ tục hành chánh đầu tư, trong cơ chế kiểm tra và giám sát các doanh nghiệp sau khi có giấy phép hoạt động…Những giải pháp ở chương 3 sẽ tập trung vàovấn đề giải quyết những tồn tại nêu trên nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và Quận 9.
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
QUẬN 9 –TP. HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN (2005-2010) 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN VÀO QUẬN 9 GIAI ĐOẠN 2005-2010
THEO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ QUẬN 9 LẦN THỨ III
Nhằm đạt hiệu quả cao trong việc huy động vốn đầu tư trong Quận, lãnh đạo Quận trong kỳ đại hội Đảng bộ Quận vừa qua đã có những định hướng chủ đạo sau:
- Đầu tư phát triển phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong các quyết sách kinh tế - xã hội của lãnh đạo Quận 9
Đứng trước tình hình khó khăn của Quận 9 như Quận mới thành lập, kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh, kết cấu hạ tầng yếu kém; diện tích trên 60% là đất nông nghiệp; đội ngũ cán bộ công chức chưa có kinh nghiệm,..Vì vậy, mục tiêu đặt ra cho lãnh đạo Quận là tập trung vào đầu tư phát triển, để mang lại sự tăng trưởng, phát triển và nhằm đạt được cơ cấu kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển đã đề ra.
- Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác triệt để nguồn vốn trong nước và tăng cường huy động vốn nước ngoài theo định hướng nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng.
Kinh nghiệm của các nước quốc gia đang phát triển cho thấy : không một quốc gia nào có thể cất cánh bằng nguồn vốn nước ngoài, mà chủ yếu phải bằng chính nội lực của quốc gia đó. Nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nếu không có nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì khó có thể kết hợp được nguồn lực lao động với các nguồn lực khác một cách có hiệu quả vì thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ hạn chế. Thực vậy, trong thời gian qua ở Việt Nam đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở ra nhiều sản phẩm ngành nghề mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở
rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng mối quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Điều này cho thấy nguồn vốn nước ngoài vào Quận sẽ còn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế.
- Bác bỏ những dự án làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên của Quận.
Đảm nhận vai trò cải thiện môi trường sinh thái vùng phía Đông của thành phố, Quận 9 lựa chọn kỹ lưỡng những dự án đầu tư vừa bảo đảm sinh lời vừa bảo đảm không ảnh hưởng môi trường, tránh biến Quận 9 thành bãi rác công nghiệp, thực hiện đúng quy hoạch của Thành phố.
- Sử dụng vốn phải triệt để tiết kiệm, có hiệu quả cao, phải phù hợp với các