THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUẬN 9

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 43)

2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư

BẢNG 2.6 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGUỒN VỐN

Đơn vị tính: % 31.02 40.4 38.4 18.3 17.5 4. Vốn từ khu vực dân cư 20.71 15.7 15.7 24.3 34.0 3. Vốn từ DNNN 28.49 23.3 27.6 31.9 35.3 2. Vốn từ DN đầu tư NN 19.78 20.4 18.1 25.3 13.0 1. Vốn từ NSNN (tập trung cho XDCB) Tỷ lệ huy động từ vốn từ năm 1999- 2003 2003 2002 2001 2000

HUY ĐỘNG THEO NGUỒN

VỐN

BẢNG 2.7 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH

Đơn vị tính: % VỐN HUY ĐỘNG THEO NGÀNH 2000 2001 2002 2003 Tỷ lệ huy động từ vốn từ năm 1999-2003 1. Thương mại - dịch vụ 5.82 9.80 8.31 14.13 10.17 2. Công nghiệp - TTCN 78.52 70.48 78.38 67.34 72.92 3. Nông nghiệp 4. Xây dựng 15.66 19.72 13.31 18.52 16.91

Qua số liệu cho thấy tốc độ huy động vốn bình quân trong năm năm (1999- 2003) tăng 26% năm. Tuy nhiên nguồn vốn còn nghèo nàn, có qui mô nhỏ, phần lớn vốn huy động từ các hộ kinh doanh cá thể chiếm 31.02% tổng số vốn huy động. Vốn ngân sách nhà nước cấp chiếm sắp sĩ 20% và vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 28.49%, còn lại là vốn của doanh nghiệp nhà nước. Chưa thu hút được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng trong địa bàn Quận và nguồn viện trợ.

Hình 1: Vốn huy động theo nguồn Vốn từ NSNN 19.78% Vốn từ khu vực dân cư 31.02% Vốn từ DNNN 20.71% Vốn từ DN ĐTNN 28.49%

Tỷ trọng vốn huy động ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cao chiếm 72.92% so với các ngành nghề khác trong địa bàn Quận; tốc độ tăng vốn bình quân là 20%. Khối lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này nhỏ so với các Quận khác của thành phố, số lượng doanh nghiệp mới thành lập đa phần là doanh nghiệp nhỏ, trang thiết bị sơ sài, cũ thậm chí lạc hậu. Năm 2003 vốn huy động có phần chậm lại là do sự bảo hòa về vốn đầu tư của tình hình đất nước.

Tỷ trọng vốn ngành thương mại - dịch vụ du lịch tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 10% so với các ngành kinh tế khác nhưng tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm qua cao 70%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế Quận đã đúng hướng quy hoạch phát triển của thành phố.

Đáng chú ý nhất là ngành nông nghiệp vốn huy động rất thấp không đáng kể thậm chí khó tập hợp được số liệu chính xác, một phần bởi người nông bỏ ít vốn và lấy công làm lời, một phần bởi lãnh đạo quận chưa thực sự quan tâm đến ngành này. Nguồn vốn này chủ yếu là do người nông dân canh tác tự phát, phục vụ nhu cầu lương thực trong quận. Điểm đáng chú ý thứ hai, nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước đa phần phục vụ cho xây dựng cơ bản như đường xá, cầu- cống, trường học,…phù hợp với một cơ sở hạ tầng hiện có của Quận.

Hình 2: Vốn huy động theo ngành Nông nghiệp 0% Công nghiệp - TTCN 72.92% Thương mại dịch vụ 10% Xây dựng 16.91% 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Với quyết tâm của nhân dân và lãnh đạo Quận sau 05 năm tích cực cùng nổ lực huy động vốn và sử dụng vốn đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của Quận không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội, đóng góp tích cực và ngày càng rõ nét trong công cuộc xây dựng thành phố văn minh hiện đại nói riêng và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước nói chung. Cụ thể vốn sử dụng đã đạt hiệu quả như sau:

2.2.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

BẢNG 2.8 : TÌNH HÌNH NỘP NGÂN SÁCH QUA CÁC NĂM

ĐVT: triu đồng

CHỈTIÊU 1999 2000 2001 2002 2003

1. Nguồn thu ngân sách Quận Trong đó : Thuế 13.869 2.350 10.190 2.978 15.711 3.324 17.729 3.734 35.534 7.824 2. Số thuế DN nộp vào NSTW 11.355 10.574 11.908 13.756 21.224 3. Tốc độ phát triển số thuế nộp vào

ngân sách Quận.

- 1,26 1,12 1,12 2,1

Nguồn UBND Quận 9

Được tách ra từ Quận Thủ Đức, Quận 9 vốn là một quận ngoại thành nghèo. Vì vậy, số vốn đầu tư của ngân sách bỏ vào xây dựng cơ bản hàng năm khá lớn.

Song với sự nổ lực và cố gắng của lãnh đạo Quận trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch kinh tế xã hội đó đã đóng góp vào ngân sách Quận một kết quả đáng kể. Tỷ trọng số thuế nộp vào ngân sách tăng lên mỗi năm, năm 1999 là 17% và đến năm 2002 là 21%, năm 2003 là 22%. Bên cạnh đó, số thuế thu được từ các doanh nghiệp trong địa bàn cũng đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách Thành phố, số thuế thu được tăng hàng năm, năm 1999 là 11.355 triệu đồng, năm 2002 là 13.756 triệu đồng và đến năm 2003 là 21.224 triệu đồng, giúp ngân sách Thành phố giảm gánh nặng vốn cho Quận 9.

2.2.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Hình 3: Số lao động trong lĩnh vực CN-TTCN và Thương mại dịch vụ

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1999 2000 2001 2002 2003

Tính đến hết năm 2003 đã có 8.299 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại do Quận quản lý, trong đó 1.122 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, số cơ sở sản xuất tăng bình quân 220% mỗi năm, góp phần giải quyết hết 27.134 lao động, thu hút được một số lao động sản xuất nông nghiệp nhàn rỗi đáng kể. Mức thu nhập của người lao động cũng được tăng so với người lao động trong sản xuất nông nghiệp phải làm việc theo mùa vụ. Vì vậy, đời sống của người dân quận 9 ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh đó, do sự phát triển của Quận 9 số lượng dân nhập cư về ngày càng nhiều đặc biệt là có sự giãn dân từ trong thành phố ra. Đánh giá được Quận 9 đã đạt thành tích quan trọng trong chính sách kinh tế của Thành phố, giúp các Quận nội

thành Thành phố giải quyết chính sách kinh tế - xã hội, làm cho Thành phố ngày càng phát triển bền vững hơn.

Các cơ sở kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải liên tục đổi mới công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc đầu tư đổi mới công nghệ đã giúp nâng cao trình độ quản lý công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trước kia phần lớn là lao động phổ thông và làm nghề nông; nay đã được các doanh nghiệp tuyển dụng bồi dưỡng đào tạo trở thành những người lao động bậc cao, có tác phong công nghiệp và kỷ luật nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ trong quản lý hành chánh cũng được nâng cao về trình độ trong công tác qua quá trình học hỏi và đúc kết kinh nghiệm quản lý ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh trong địa bàn.

Số dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhiều và số dự án của Trung Ương và Thành phố tập trung vào Quận 9 cũng nhiều, giúp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Quận có sự thay đổi rõ rệt, hiện các cây cầu bằng tre hay gọi là “cầu khỉ” nay đã được bê tông hóa hoàn toàn; các tuyến đường xương cá đã được thảm nhựa, mở rộng các con đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, có sự phối hợp đầu tư của các ngành điện, nước, bưu điện đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện, điện thoại, phát triển mạng lưới cấp nước và hạ tầng các khu quy hoạch dân cư mới.

2.2.3. Lĩnh vực và hướng sử dụng vốn đầu tư

Từ nay đến năm 2010, bên cạnh vốn (đặc biệt là vốn ngân sách cấp) tập trung vào hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật về giao thông đô thị, điện, nước,…Vốn còn sử dụng cho phát triển các ngành kinh tế trong Quận theo đúng cơ cấu ưu tiên ngành ngành thương mại dịch vụ kế đến ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cuối cùng đến nông nghiệp. Cụ thể là:

2.2.3.1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Sắp xếp chỉnh trang các xí nghiệp và cơ sở công nghiệp cũ ở phía đông hương lộ 33 vào khu công nghiệp Long Sơn. Hỗ trợ di dời toàn bộ khu công nghiệp phía

tây hương lộ 33 thuộc ấp Thái Bình – Long Bình (gồm 30 lò gạch và 01 cơ sở chế biến gỗ) và một số xí nghiệp dọc theo phía nam xa lộ Hà Nội có mức độ ô nhiễm nặng vào khu công nghiệp do Quận quản lý tại Phường Phú Hữu.

Bên cạnh đó, trong địa bàn Quận còn đang thực hiện dự án của Trung Ương là xây dựng khu công nghệ cao với 804ha. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải tập trung vốn ngân sách nhanh chóng hoàn tất 300 ha cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao, giao cho các nhà đầu tư. Đến năm 2010 toàn bộ khu công nghệ với 804 ha đi vào hoạt động.

2.2.3.2. Thương mại dịch vụ

Dự kiến xây dựng các dự án đầu tư sau:

ĐVT: triệu đồng

Hạng mục xây dựng Số vốn

1. XD cơ sở hạ tầng cho khu vui chơi thanh thiếu niên 50.000 2. XD cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình khu du lịch Long Phước 680.000 3. XD một số hạng mục khu lịch sử văn hóa dân tộc 700.000 4. XD một số khu thương mại trong các khu dân cư quy hoạch mới 3.000 5. Đầu tư thêm một số cửa hàng thuộc trung tâm thương mại cấp thành

phố

5.000

Tổng cộng 1.438.000

2.2.3.3. Nông nghiệp

Đầu tư vốn vào xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thuỷ lợi (ngăn lũ, tiêu thoát nước) kết hợp giao thông nông thôn và giao thông nội đồng. Nhanh chóng hoàn chỉnh các công trình thi công dỡ dang đồng thời cải tạo nâng cấp tuyến đường bờ bao ven sông Đồng Nai khu vực phía nam Long Phước dài 12 km để ngăn lũ. Xây dựng tuyến bờ bao ngăn lũ ven sông Tắc thuộc Phường Trường Thạnh.

Phát triển nông nghiệp còn phải tập trung vốn vào các tuyến đường nông thôn trong vùng cây ăn trái, mặt đường từ 5-6m kết cấu chủ yếu là cấp phối sỏi đỏ.

Ước tính đến năm 2010 cần 80 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thuỷ lợi, giao thông khoảng 40%; còn lại là chuyển đổi cây trồng và ứng dụng thành tựu khoa học.

2.2.3.4. Xây dựng cơ bản

Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn dự kiến bình quân hàng năm từ 150-200 tỷ đồng (vốn ngân sách, vốn nhà nước và nhân dân cùng làm) chủ yếu đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong đó vốn ngân sách từ 100-200 tỷ đồng.

Tổng nhu cầu vốn cần có để đạt được mục tiêu, đi đúng định hướng và phù

hợp với quá trình phát triển kinh tế của thành phố như sau:

BẢNG 2.9 : NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Đơn vị tính: triệu đồng VỐN HUY ĐỘNG THEO NGÀNH 2004-2005 2006-2010 1. Thương mại - dịch vụ 113.933 743.229 2. Công nghiệp - TTCN 1.254.150 7.290.718 3. Nông nghiệp - 80.000 Tổng cộng 1.368.083 8.113.937

2.2.4. Tồn tại vướng mắc trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư

Bên cạnh những thành quả đạt được qua việc thu hút và sử dụng vốn, nhưng trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những những tồn đọng vướng mắc cần phải chỉ ra và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục được những tồn tại vướng mắc này giúp vốn ngày càng chảy nhiều vào Quận 9.

2.2.4.1. Tồn tại trong thu hút vốn đầu tư

a. Tn ti trong h thng pháp lut hin hành

Một tồn tại lớn trong hệ thống pháp luật ở nước ta nói chung và Quận 9 nói riêng là chưa mang tính hệ thống, chưa nhất quán theo yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thể hiện ở những mặt sau:

• Một số luật liên quan trực tiếp đến đến hoạt động của các doanh nghiệp thay đổi khá nhiều và quá nhanh, gây tác động xấu đến trạng thái ổn định trong kinh doanh.

• Các văn bản dưới luật thường ban hành rất chậm so với thời điểm quy định, các nghị định và pháp lệnh thường xuyên bổ sung, chỉnh sửa, thậm chí có khi không phù hợp với văn bản luật, gây rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện của các doanh nghiệp.

Nhược điểm này của hệ thống pháp luật nước ta đã làm giảm đi rất nhiều hiệu lực quản lý của nhà nước. Và bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.

Xét về nguyên nhân khách quan, để phù hợp với yêu cầu đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, phát sinh yêu cầu xây dựng và hoàn thiện lại hầu như toàn bộ hệ thống pháp luật, kể cả hiến pháp, do đó hàng năm có rất nhiều luật mới được ban hành, một số luật khác lại sửa đổi, bổ sung làm cho các cấp thừa hành khó có thể nắm bắt kịp trong quá trình thi hành luật.

Xét về nguyên nhân chủ quan, thì tồn tại trên bắt nguồn từ nămg lực và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai, phối hợp liên ngành và điều hành thực hiện pháp luật.

Tình hình thực tế có thể minh họa cho hiện tượng thiếu đồng bộ và nhất quán trong hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể:

Bất cập ngay khi thay đổi văn bản thuế. Các dự án phân nền phục vụ các hộ tái định khu công nghệ cao, các chủ đầu tư đã đệ trình và thực hiện trước năm 2005. Số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp áp theo đơn giá thời điểm đó là rất thấp, nhưng đến năm 2005 văn bản thuế thay đổi về đơn giá tính tiền sử dụng đất so với thời điểm trước là rất lớn, gấp hàng chục lần và đến thời điểm này chủ đầu tư thực hiện việc phân nền dự án hoàn tất. Nếu chủ đầu tư nộp số tiền sử dụng đất theo đơn giá mới này thì dự án sẽ bị lỗ. Chủ đầu tư đã gửi văn bản xin giải quyết trường hợp trên mà thời gian chờ đợi quá lâu vẫn chưa được phản hồi.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, về hình thức có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực (Việt Nam là 28% so với Trung Quốc là 33%, Indonesia là 30% Malaisia là 28%). Tuy nhiên, về thực chất thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp lại cao hơn các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do duy trì việc khống chế chi phí và hầu hết các khoản thu nhập đều bị xem là thu nhập chịu thuế. Nhiều chi phí cần thiết trong kinh doanh không được xem là chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc bị khống chế như: giảm giá, khuyến mãi, tiền hoa hồng, chi phí thiệt hại vật tư hàng tháng, nợ khó đòi đã xử lý. Do vậy, thuế suất trên thực tế có thể lên đến 40% so với thuế suất theo qui định là 28%, vậy tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư thông qua thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế nhập khẩu những mặt hàng tăng cao đột ngột (khi xây dựng dự án, hàng được miễn thuế hoặc thuế suất nhập khẩu chỉ ở mức thấp)

Nộp thuế trước và hoàn thuế sau là sự linh hoạt của công cụ thuế ở nước ta, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng nhưng gặp khó khăn trong việc hoàn thuế, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài còn quá cao và luỹ tiến nhanh so với các nước trong khu vực.

b. Tn ti trong th tc hành chánh

Từ năm 1994, việc cải cách thủ tục hành chánh và đặc biệt là thủ tục đầu tư đã được nhà nước nêu ra nhưng cho đến nay vẫn còn một số trường hợp thủ tục hành chánh vẫn còn phức tạp, phiền hà, phần nào làm xấu đi môi trường đầu tư.

Việc chậm trễ rườm rà trong thủ tục đầu tư thể hiện rõ ở giai đoạn thẩm định cấp giấy phép đầu tư và giai đoạn quản lý sau khi cấp giấy phép. Trong giai đọan thẩm định và cấp phép đầu tư, nhìn chung quá trình thẩm định dự án ở nước ta còn

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 43)