Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 37)

Theo BẢNG 2.3 lao động Quận chiếm 65% dân số, trong đó nữ chiếm 49,53%, nam chiếm 50,47%; số người trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 2,3% trong tổng số lao động, dưới độ tuổi lao động chiếm 0,5%. Như vậy cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao tạo điều kiện cung cấp nguồn lao động có sức khoẻ tốt, năng suất cao đây là một điểm mạnh của quận trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh tế xã hội. Lao động tập trung nhiều nhất ở các Phường Hiệp Phú, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú A, Phước Long A, Phước Long B là những phường mức đô thị cao hơn, những phường còn lại lực lượng lao động thấp hơn.

Trình độ lao động cấp I và cấp II chiếm tỷ trọng lớn, số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm tỷ lệ khoảng 23,33% chủ yếu ở các trường đại học, số người ở độ tuổi lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất thấp. Trình độ chuyên môn tay nghề của lao động còn thấp có khoảng 5% có trình độ đại học, 6% trình độ công nhân kỹ thuật, công nhân học các trường dạy nghề chiếm khoảng 11,33%.

Qua phân tích tình hình và tiềm năng dân số, nguồn nhân lực Quận 9 cho thấy: dân số Quận 9 chủ yếu là dân số trẻ và dân cư nhập cư cao nên mức tăng trưởng của lực lượng lao động cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của dân cư. Đây là nguồn lao động dồi dào, song đây cũng là áp lực lớn về giải quyết việc làm và cải thiện mức sống dân cư, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Mặt khác, một lực lượng tạm cư có thời hạn rất lớn đó là học sinh sinh viên ở các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp cũng tác động đến sinh hoạt xã hội.

2.1.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển một số ngành nghề kinh tế chủ chốt 2.1.3.1. Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Nếu xét trên toàn địa bàn Quận 9, thì lực lượng sản xuất công nghiệp của trung ương và thành phố đóng trên địa bàn quận là chủ yếu (có 65 đơn vị, trong khi đó quận có 32 đơn vị). Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của quận. Năm 1998 chiếm 90,6%, năm 2001 chiếm khoảng 91%, năm 2003 chiếm 70%. Số lao động thu hút vào khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, xu hướng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương đối khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng 13% năm.

BẢNG 2.4: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUẬN QUẢN LÝ

Chia theo thành phần kinh tế (Tính theo giá cốđịnh 1994)

Đơn vị tính: Triệu đồng 1999 2000 2001 2002 2003 TỔNG SỐ 203.421 246.793 290.364 434.172 653.720 Chia theo thành phần - - - - - - Công ty cổ phần 20.324 17.431 19.181 18.152 72.368 - Hợp tác xã 3.412 10.238 15.380 12.019 10.083 - Ngoài quốc doanh

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn + Doanh nghiệp tư nhân

+ Hộ cá thể 179.685 83.595 40.866 55.224 219.124 98.908 47.541 72.675 225.803 127.627 49.285 78.891 404.001 234.672 81.473 87.856 571.269 270.999 210.449 89.821 Qua xem xét số liệu BẢNG 2.4 cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hàng năm đều tăng, tuy nhiên khối công nghiệp quốc doanh ngày càng giảm tỉ trọng do trong quá trình đổi mới công nghiệp tại Việt

Nam, nhiều doanh nghiệp nhà nước của quận đã chuyển đổi hình thức sang cổ phần hóa. Khối công ty, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị tăng, hộ cá thể có giá trị không ổn định có xu hướng ngày càng giảm do không có vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc, cải tiến công nghệ, phần lớn sản xuất thủ công lạc hậu giá thành cao, sản phẩm chất lượng thấp khó cạnh tranh trên thị trường. Ngành sản xuất trang phục, sản phẩm thuộc da, túi xách chiếm tỉ trọng lớn 31,42%; ngành sản xuất khoáng chất phi kim loại chiếm tỉ trọng lớn thứ hai 20,01%; ngành thực phẩm và đồ uống chiếm 11,89%.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2003 có 1152 cơ sở trong đó có 2 doanh nghiệp quốc doanh còn lại là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân công ty trách nhiệm hữu hạn và hộ sản xuất nhỏ. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của quận quản lý chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân phát triển đa dạng về số lượng và ngành nghề.

Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua đạt được những kết quả khích lệ, tốc độ phát triển bình quân hàng năm trên 13% chiếm 4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn thấp so với tốc độ phát triển của thành phố và các quận nội thành.

2.1.3.2. Tình hình phát triển ngành thương mại – dịch vụ.

Quận 9 có vị trí nằm giữa hai trung tâm thành phố lớn Tp.Hồ Chí Minh và Tp.Biên Hòa, hơn nữa được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên sông nước tạo điều kiện phát triển ngành du lịch của quận. Trong những năm gần đây dần hình thành những khu du lịch có qui mô lớn và nhỏ với nhiều loại hình vui chơi giải trí khác nhau: khu du lịch Suối Tiên, các khu vui chơi giải trí nhà vườn đã thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm từ thành phố và các tỉnh lân cận. Chính vì sự phát triển này đã kéo theo hàng chục các loại dịch vụ khác đi kèm như: ăn uống, chụp ảnh, cửa hàng lưu niệm, xe đưa đón,…thúc đẩy các ngành này phát triển khá trong những năm gần đây.

Ngoài ra, hiện nay dân cư tương đối đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng chủ yếu là dân nhập cư làm tác động mạnh mẽ đến hoạt động dịch vụ thương mại – dịch vụ. Mặt khác, hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại phục vụ hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng không những cho nhân dân địa phương mà còn cho khách từ các địa phương khác đến. Hiện nay, khu vực thương mại – dịch vụ chiếm tỉ trọng thứ hai sau ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

BẢNG 2.5: DOANH THU NGÀNH TM-DV TRÊN ĐỊA BÀN

Đơn vị tính:Triệu đồng 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 390.808 505.718 764.221 862.592 1.094.469 1. Quốc doanh 161.955 203.653 251.799 298.436 357.703 2. Hợp tác xã 733 768 937 971 1.326 3. Ngoài quốc doanh 167.643 229.144 430.445 479.205 652.962 4. Có vốn đầu tư nước ngoài 60.477 72.153 81.040 83.980 82.478 Nhìn vào số liệu ở BẢNG 2.5 cho thấy hoạt động thương mại – dịch vụ trong thời gian qua có doanh thu tăng trưởng ổn định. Điều này chứng tỏ tiềm năng thương mại – dịch vụ của quận rất lớn và đóng góp tích cực trong cơ cấu kinh tế của quận. Hoạt động thương mại – dịch vụ ở khối ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng cao năm 1999 doanh thu đạt 167.643 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 652.962 triệu đồng. Khối quốc doanh có tăng trưởng nhưng chậm hơn năm 1999 doanh thu đạt 161.955 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 357.703 triệu đồng. Như vậy, hoạt động thương mại – dịch vụ chỉ tập trung sôi nổi ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, song mang tính tự phát cao, khu vực quốc doanh tăng trưởng chậm nên cần có sự quản lý chặt chẽ hơn.

Ngành du lịch phát triển khá nhanh trong những năm gần đây với sự ra đời của một số khu du lịch với qui mô lớn và các khu du lịch nhà vườn sinh thái lý tưởng cho khách du lịch cho các địa phương khác đến tham quan.

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế tế

Qua phân tích hiện trạng tình hình kinh tế Quận 9 cho thấy được thực tế trong 5 năm qua các ngành kinh tế trong địa bàn đã tiếp cận và phát triển đạt yêu cầu chung của thành phố. Tốc độ phát triển hàng năm tương đối cao, các ngành mũi nhọn gồm: dệt, các sản phẩm kim loại có tăng trưởng nhưng chưa bằng các quận nội thành, phân bố công nghiệp hiện nay khá hợp lý, ngành thương mại - dịch vụ chiếm vị trí then chốt trong thời gian qua trong cơ cấu kinh tế của quận, hoạt động sản xuất nông nghiệp có quan tâm phát triển nhưng mức độ đóng góp chưa cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đúng mức, cần phải tăng cường đầu tư trong thời gian tới.

T hin trng tình hình kinh tế nêu trên, Qun 9 có nhng thun li sau:

Quận 9 là địa bàn nằm trên hướng phát triển chiến lược của thành phố lên phía Bắc, yêu cầu của thành phố đặt ra cho quận là duy trì khu công nghiệp hiện có, đồng thời hình thành các khu du lịch, vui chơi giải trí sinh thái có tầm cỡ, nhằm cải thiện môi trường và là nơi giãn dân trong trung tâm thành phố. Chính vì vậy, quận được thành phố đầu tư cao cả về kinh tế lẫn xã hội.

Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển xã hội trên địa bàn, địa hình phong phú đa dạng, có nhiều cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch. Quỹ đất còn nhiều cho việc bố trí các khu vui chơi giải trí, khu đô thị, du lịch và công nghiệp sinh thái.

Trong lĩnh vực giao thông có các tuyến đường bộ quan trọng nối liền nội thành với các vùng lân cận như: Biên Hoà, Bình Dương, Vũng Tàu,… tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa quận với thành phố và các vùng lân cận khác.

Đường thuỷ với hệ thống kênh rạch chằng chịt nhất là sông Đồng Nai là con sông lớn nhất vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện phát triển giao thông đường thuỷ góp phần phát triển giao lưu hàng hoá thúc đẩy kinh tế phát triển.

Số người trong độ tuổi lao động trong quận cao chiếm 60% dân số sẽ cung cấp nguồn nhân lực đáng kể cho quận và địa bàn lân cận.

Tài nguyên thiên nhiên nhiều, đặc biệt là tài nguyên đất, hiện quỹ đất của quận còn nhiều thuận lợi cho việc xây cơ sở kinh tế.

Bên cnh nhng thun li v mt kinh tế, qun còn tn ti nhng khó khăn cn phi khc phc:

Sản xuất kinh doanh có phát triển, song so với thế mạnh và tiềm năng trên địa bàn thì chưa khai thác hết, tốc độ phát triển chưa cao, sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế còn chậm, nguyên nhân cơ bản là do thiếu vốn, thiếu đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là đầu tư nước ngoài.

Trong công nghiệp việc đổi mới thiết bị công nghệ còn chậm, phương tiện sản xuất còn lạc hậu, do đó năng suất lao động không cao, giá thành sản phẩm tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với các khu vực lân cận và trong cả nước cũng như thị trường thế giới.

Sản xuất nông nghiệp quy mô có khuynh hướng thu hẹp do việc đô thị hoá tăng nhanh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không hợp lý, vốn phát triển nông nghiệp ít chủ yếu là ngắn hạn nên mức phát triển nông nghiệp còn thấp. Chăn nuôi còn ảnh hưởng đến giá cả thị trường do người sản xuất không dự tính được giá cả, lời lỗ. Mặt khác, chăn nuôi là ngành có ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường do đó đã ảnh hưởng đến tốc độ của ngành.

Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch có bước phát triển khá nhưng chưa ổn định, hiện quận chưa có chợ đầu mối, mức bán buôn chưa cao chủ yếu là bán lẻ phục vụ cho dân địa phương. Dịch vụ có bước đầu phát triển nhưng vốn còn hạn chế cần phải đầu tư mạnh trong tương lai.

Về cơ sở hạ tầng, mặc dù đất đai là lợi thế của quận nhưng chưa phát huy tốt do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, công tác qui hoạch còn chậm và chồng chéo, đầu tư còn chưa tương xứng với nhu cầu đô thị hoá của địa bàn. Cơ sở hạ tầng còn

hạn chế, các dự án đầu tư còn đan xen, chưa đồng bộ như đường xá, điện, nước, điện thoại gây lãng phí, không hiệu quả.

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUẬN 9 2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư 2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư

BẢNG 2.6 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGUỒN VỐN

Đơn vị tính: % 31.02 40.4 38.4 18.3 17.5 4. Vốn từ khu vực dân cư 20.71 15.7 15.7 24.3 34.0 3. Vốn từ DNNN 28.49 23.3 27.6 31.9 35.3 2. Vốn từ DN đầu tư NN 19.78 20.4 18.1 25.3 13.0 1. Vốn từ NSNN (tập trung cho XDCB) Tỷ lệ huy động từ vốn từ năm 1999- 2003 2003 2002 2001 2000

HUY ĐỘNG THEO NGUỒN

VỐN

BẢNG 2.7 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH

Đơn vị tính: % VỐN HUY ĐỘNG THEO NGÀNH 2000 2001 2002 2003 Tỷ lệ huy động từ vốn từ năm 1999-2003 1. Thương mại - dịch vụ 5.82 9.80 8.31 14.13 10.17 2. Công nghiệp - TTCN 78.52 70.48 78.38 67.34 72.92 3. Nông nghiệp 4. Xây dựng 15.66 19.72 13.31 18.52 16.91

Qua số liệu cho thấy tốc độ huy động vốn bình quân trong năm năm (1999- 2003) tăng 26% năm. Tuy nhiên nguồn vốn còn nghèo nàn, có qui mô nhỏ, phần lớn vốn huy động từ các hộ kinh doanh cá thể chiếm 31.02% tổng số vốn huy động. Vốn ngân sách nhà nước cấp chiếm sắp sĩ 20% và vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 28.49%, còn lại là vốn của doanh nghiệp nhà nước. Chưa thu hút được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng trong địa bàn Quận và nguồn viện trợ.

Hình 1: Vốn huy động theo nguồn Vốn từ NSNN 19.78% Vốn từ khu vực dân cư 31.02% Vốn từ DNNN 20.71% Vốn từ DN ĐTNN 28.49%

Tỷ trọng vốn huy động ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cao chiếm 72.92% so với các ngành nghề khác trong địa bàn Quận; tốc độ tăng vốn bình quân là 20%. Khối lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này nhỏ so với các Quận khác của thành phố, số lượng doanh nghiệp mới thành lập đa phần là doanh nghiệp nhỏ, trang thiết bị sơ sài, cũ thậm chí lạc hậu. Năm 2003 vốn huy động có phần chậm lại là do sự bảo hòa về vốn đầu tư của tình hình đất nước.

Tỷ trọng vốn ngành thương mại - dịch vụ du lịch tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 10% so với các ngành kinh tế khác nhưng tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm qua cao 70%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế Quận đã đúng hướng quy hoạch phát triển của thành phố.

Đáng chú ý nhất là ngành nông nghiệp vốn huy động rất thấp không đáng kể thậm chí khó tập hợp được số liệu chính xác, một phần bởi người nông bỏ ít vốn và lấy công làm lời, một phần bởi lãnh đạo quận chưa thực sự quan tâm đến ngành này. Nguồn vốn này chủ yếu là do người nông dân canh tác tự phát, phục vụ nhu cầu lương thực trong quận. Điểm đáng chú ý thứ hai, nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước đa phần phục vụ cho xây dựng cơ bản như đường xá, cầu- cống, trường học,…phù hợp với một cơ sở hạ tầng hiện có của Quận.

Hình 2: Vốn huy động theo ngành Nông nghiệp 0% Công nghiệp - TTCN 72.92% Thương mại dịch vụ 10% Xây dựng 16.91% 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Với quyết tâm của nhân dân và lãnh đạo Quận sau 05 năm tích cực cùng nổ lực huy động vốn và sử dụng vốn đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của Quận không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội, đóng góp tích cực và ngày càng rõ nét trong

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 37)