Công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 80 - 82)

- Đa dạng hoá các phương thức huy động vốn

3.1.6 Công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ

Các NHTM cần thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ để nâng cao chất lượng cán bộ. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu kinh doanh; khai thác triệt để mọi khả năng, tiềm năng của người lao động; phát huy truyền thống văn hoá doanh nghiệp, tinh thần gắn bó lâu dài với doanh nghiệp; quản lý nguồn nhân lực theo thông lệ quốc tế hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, cần chú ý các vần đề sau:

Một là, rà soát lại trình độ cán bộ có tính đến xu hướng phát triển dài hạn của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường tài chính để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Đối với cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, trước hết phải có một kiến thức chuyên môn vững chắc: sâu trong lĩnh vực ngân hàng và rộng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan. Do đó, căn cứ vào kết quả rà soát, ngân hàng kiên quyết và có cơ chế hỗ trợ yêu cầu các nhân viên chưa đạt chuẩn theo các chương trình đào tạo lại. Bên cạnh đó, do sự biến đổi nhanh của môi trường kinh doanh, ngay cả các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm cũng cần được đào tạo lại định kỳ. Mỗi cán bộ phải chuyên sâu và giỏi một lĩnh vực, nắm được nhiều việc. Xây dựng đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn mũi nhọn: Sản phẩm mới, công nghệ ngân hàng.

Hai là, phổ biến và quán triệt đối với toàn bộ cán bộ, công nhân viên của ngân hàng phưong châm: Hướng tới khách hàng để phục vụ, sự thành công của khách hàng sẽ mang lại thành quả cho ngân hàng.

Ba là, phân công cán bộ phụ trách và theo dõi từng mảng công việc sâu theo từng lĩnh vực để tạo ra sự chuyên môn hoá. Mặt khác, xây dựng cơ chế luân chuyển để tránh sự trì trệ và đề phòng phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để có kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ, đảm bảo sự liên tục và kế thừa. Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kết hợp sự năng động và nhạy cảm của cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ cũ.

Bốn là, Thực hiện các chính sách động lực như: Chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài; Chính sách sử dụng, bố trí nhân lực; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; Về tiền lương, tiền thưởng, v.v. có cơ chế gắn liền thu nhập và tính tự chịu trách nhiệm của cán bộ với hiệu quả công việc. Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ ngân hàng lợi dụng quyền hạn để mưu cầu những toan tính cá nhân, gây thiệt hại về vật chất và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Đối với các ngân hàng cần có trung tâm đào tạo được trang bị hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo trong ngành ngân hàng. Chương trình đào tạo phải thiết thực, cụ thể nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng

hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)