Xuất phát từ đặc điểm và hậu quả của rủi ro trong hoạt động kinh

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 26 - 28)

doanh của ngân hàng thương mại.

Hoạt động ngân hàng lại là tất yếu khách quan và hết sức cần thiết đối với các chủ thể và với sự phát triển và ổn định chung của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển làm cho các NHTM trở thành “ người bạn đồng hành” với cuộc sống của người dân và các doanh nghiệp. Song, một khi tiến hành hoạt động kinh doanh, NHTM luôn phải đương đầu với rủi ro, do vậy chấp nhận mở rộng và phát triển hoạt động ngân hàng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự xuất hiện thêm các loại rủi ro có thể xảy ra. Như đã chứng minh ở trên, cách chấp nhận tích cực và hiệu quả nhất chính là thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro.

Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro xảy ra. Cùng một doanh số hoạt động và mức doanh thu, nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại. Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các NHTM không chỉ phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn phải chấp nhận những yêu cầu chung như là “luật chơi” để đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ hệ thống. Nền kinh tế càng phát triển với mức độ thị trường hóa càng cao, “sân chơi” càng bình đẳng thì bản lĩnh của mỗi ngân hàng càng cần thiết phải được khẳng định. Trong xu thế đó, nếu không chú trọng củng cố và nâng cao năng lực quản trị rủi ro, các NHTM không thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.

1.4.2 Năng lực quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Giữa năng lực quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh có mối quan hệ tác động thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển là điều kiện cần thiết cho việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, quản trị rủi ro tốt là điều kiện bảo đảm cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và nhờ vào hiệu quả kinh doanh cao, ngân hàng có điều kiện chú trọng và củng cố năng lực quản trị rủi ro. Ngày nay, người ta coi quản trị rủi ro là một nội dung của quản trị kinh doanh NHTM và là một yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm quản trị và điều hành ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối các cấp lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm quản trị và điều hành ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao chất lượng quản trị kinh doanh của các NHTM.

1.4.3 Xu thế hội nhập quốc tế và tòan cầu hóa đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Dù muốn hay không các nước vẫn phải chấp nhận xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, chủ động hay bị “cuốn theo”, xét về kết quả cuối cùng thì không khác nhiều. Trong bối cảnh đó, hội nhập về ngân hàng tài chính luôn được đặt ra như là một vấn đề trọng tâm, hết sức quan trọng và nhạy cảm. Khi tham gia hội nhập, dù được diễn giải thế nào cuối cùng cũng là 2 vấn đề mà các ngân hàng phải đương đầu với: (1) áp lực cạnh tranh ngày càng cao hơn cả về phạm vi và mức độ, hoạt động kinh doanh trong môi trường tự do bình đẳng song với “luật chơi” hà khắc hơn; (2) nguy cơ rủi ro cao hơn với những diễn biến phức tạp hơn.

Thứ nhất, hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tổ chức tài chính không còn bị giới hạn trong phạm vi quốc gia mà là đa ngành và toàn cầu. Do vậy, rủi ro xảy ra nhiều hơn và tác động cũng trên phạm vi toàn cầu. Đây là một trong những tác động không mong muốn của quá trình hội nhập kinh tế theo khu vực và xu thế tòan cầu hóa.

Thứ ba, các quy chế tài chính và các ràng buộc pháp lý được nới lỏng cho nên các tổ chức tài chính có nhiều quyền chủ động hơn trong kinh doanh, do đó hoạt động đầu tư tài chính và các dự án rủi ro cũng tăng theo.

Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các công cụ tài chính và các công cụ phát sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hóan đổi) với tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin và kỹ thuật đã làm tăng khối lượng giao dịch tài chính trên toàn thế giới. Điều này là cho các tổ chức tài chính phải đối phó với nhiều nguồn phát sinh rủi ro trên toàn cầu.

Thứ năm, sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô như thu nhập, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái, .v.v .. và cuối cùng là những biến cố chính trị xã hội trên phạm vi quốc tế tác động đến hoạt động ngân hàng tài chính và vì vậy cũng là những nguyên nhân gây ra rủi ro.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM không phải chỉ là vấn đề sống còn đối với cá nhân mỗi ngân hàng mà còn là yêu cầu chung để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tài chính mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn cầu.

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 26 - 28)