Phân tích, đánh giá rủi ro ngoại hối
Tỷ giá hối đoái giữa VND/các lọai ngọai tệ và sự biến động của nó không chỉ là mối quan tâm trực tiếp của các doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu, của những người cho vay hay vay ngoại tệ của các NHTM. Trong họat động ngọai hối nếu không có sự quản lý, kiểm sóat chặt chẽ và không có khả năng dự báo tốt thì có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Theo thống kê của thời báo kinh tế Việt Nam thì trong mấy năm trước tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp, năm 2004 tăng 0,4%, năm 2005 tăng 0,9%, năm 2006 tăng 1%, năm 2007 giảm 0,03% - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57%. Nếu tính bình quân năm sau so với năm trước thì năm 2004 tăng 1,57%, năm 2005 tăng 0,56%, năm 2006 tăng 0,95%, năm 2007 tăng 0, 62%. Tuy nhiên Bước sang năm 2008, tỷ giá VND/USD có sự biến động khác với các năm trước. Sự khác nhau thể hiện ở một số điểm sau đây: Một là, biến động nhiều hơn: giảm liên tục trong 3 tháng đầu, tăng liên tục trong 3 tháng sau. Nếu trong 3 tháng đầu, người có USD muốn bán cũng rất khó bán, thì trong 3 tháng sau, đặc biệt là tháng 6, người muốn mua USD cũng rất khó mua vì giá cao; Hai là, chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do và ở các NHTM lúc mang dấu
âm, lúc mang dấu dương và chênh lệch khá lớn; Ba là, tỷ giá VND/USD tính theo năm thì từ tháng 1 đến tháng 4 bị giảm, tháng 5, tháng 6 tăng, đặc biệt tháng 6 tăng cao. Đó là diễn biến tỷ giá VND/USD thời gian qua.
Một ví dụ minh họa thực tế về việc kinh doanh ngọai tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 3 tháng lỗ 447,6 tỷ đồng. Kết luận thanh tra về kinh doanh ngọai tệ tại Sở quản lý, kinh doanh vốn và ngọai tệ (SQL) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triện Nông thôn cho thấy : do sơ hở trong quản lý, yếu kém trong quản lý điều hành của lãnh đạo và ý thức chấp hành quy trình nghiệp vụ của cán bộ chưa nghiêm đã dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng. Chỉ tính trong 3 tháng cuối 2005, việc kinh doanh ngọai tệ tại đây đã thua lỗ gần 500 tỷ đồng . Kết quả kinh doanh ngọai tệ của SQL đến 31/122004 cho thấy SQL này có tổng thu 1163,2 tỷ đồng, tổng chi 1.663,1 tỷ đồng nghĩa là bị lỗ tới 499,8 tỷ đồng. Riêng 3 tháng 10,11,12 số lỗ kinh doanh ngọai tệ của SQL chiếm 98,9% tổng số lỗ cả năm 2004 với 447,6 tỷ đồng. Trong số này, họat động kinh doanh của đồng EUR và USD lỗ tới 28,3 triệu USD.
Đặc biệt trong ngày 22 và 23/12/2004 có 2 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch, ngày 24/12 có 04 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch, ngày 27/12 có 4 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch. Kết quả kiểm tra cho thấy các giao dịch trực tiếp từ ngày 14/10 đến 31/10/2004 đều do 01 quan chức cao cấp trực tiếp giao dịch trên máy hoặc chỉ đạo cán bộ phòng kinh doanh ngọai tệ giao dịch. Các ông này trực tiếp ký tên trên phiếu giao dịch để hạch tóan cho hợp lệ, còn quan chức cao cấp này trực tiếp ký tên với tư cách là người ký duyệt! như vậy ở đây xảy ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà không cần giám sát (các phiếu giao dịch không có chữ ký của kiểm sóat viên như quy định)
Về trạng thái ngọai tệ, bao gồm các giao dịch chuyển đổi ngọai tệ trong nước và quốc tế, tại nhiều thời điểm trong tháng 12/2004, trang thái ngọai tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vượt quá trạng thái giới hạn cho phép theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đồng thời, SQL còn vi phạm chế độ báo cáo thống kê. Các báo cáo trạng thái ngọai tệ của SQL gửi về NHNN Việt Nam không phản ánh chính xác trạng thái ngọai tệ
Minh họa trên đây cảnh báo cho chúng ta thấy nguy cơ thua lỗ của các tổ chức tài chính do sơ hở trong quản lý điều hành của lãnh đạo, thiếu sự tăng cường, kiểm tra giám sát. Đây cũng chính là rủi ro do biến động tỷ gía mạng lại khi Ngân hàng nông nghiệp mua EUR thì tỷ giá VND/EUR thấp, sau đó tỷ giá tăng nên sau khi đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ thua lỗ, tổng thu chỉ đạt 1163,2 trong khi tổng chi 1.663,1 tỷ đồng.
Do tình hình lạm phát trong nước tương đối cao trong năm 2008 (dự báo của Chính phủ khỏang 25%), tỷ giá USD /VND rất nhiều biến động trong chu kỳ lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng lớn, đây cũng là rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế, ngòai ra qua ví dụ minh họa chúng ta thấy còn nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro ngoại hối tồn tại tại các ngân hàng thương mại Việt Nam như:
- Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và đo lường rủi ro quá yếu kém, kỹ năng xử lý dữ liệu bằng điện toán chưa cao, chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thị trường. Hiện nay dù có tham gia một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như các NHTM Việt Nam vẫn chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán, cho vay ngoại tệ mà quên đi chế độ bảo hiểm tỷ giá nên trong kinh doanh ngoại tệ ngân hàng đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch hơn là nhà tạo lập thị trường. Cũng chính vì tư tưởng trên nên nhìn chung các ngân hàng rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt yếu về phân tích kỹ thuật biến đổi cấu trúc dự trữ giữa các loại ngoại tệ. Hầu như rất ít ngân hàng sử dụng phân tích kỹ thuật như một công cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong phân tích tỷ giá. Đó cũng chính là một trong những lý do mà ít ngân hàng ở Việt Nam mạnh về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu các ngân hàng chỉ kinh doanh không công cho khách hàng.
- Các quy định pháp lý về cách xác định trạng thái ngoại hối chưa hoàn thiện gây rủi ro tỷ giá. Mặc dù NHNN đã thay đổi phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ theo Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, việc tính toán trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do các giao dịch mua bán ngoại tệ của ngân hàng
mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh từ các tài sản có và tài sản nợ sinh lời. Các ngân hàng chưa tính đến các khoản thu và chi này cộng dồn sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá trị giữa trạng thái ngoại tệ thực tế và trạng thái ngoại tệ báo cáo mà thực trạng này có thể gây rủi ro lớn cho ngân hàng.
- Cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên thị trường. Mặc dù thời gian qua NHNN đã xoá bỏ sự áp đặt chủ quan trong việc thiết lập tỷ giá, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen dần dần được thu hẹp. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong những năm qua còn nhiều phức tạp. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua, bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc.
Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối hiện đang áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Để giảm thiểu rủi ro ngọai hối, NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến họat động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng
- Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 ban hành Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ.
- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ban hàng ngày 11/8/2008, nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ, theo đó, NHNN hướng dẫn các điều kiện cụ thể để được cung ứng dịch vụ ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng. Đối với các ngân hàng thì điều kiện để được NHNN xem xét, xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước bao gồm có phương án hoạt động được Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua, có trang thiết bị và điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu, có đủ cán bộ am hiểu, được đào tạo về nghiệp vụ ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối
Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế, các ngân hàng cần có thêm các điều kiện sau như: Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ được thiết lập và thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của NHNN; tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; không vi phạm
Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể điều kiện để các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các công ty tài chính đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước. Ngoài các hướng dẫn trên, Thông tư này có các hướng dẫn cụ thể về: Phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối; Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện, xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối; Trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối; Hướng dẫn về việc đình chỉ, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện, giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.
-Thực hiện các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro ngọai hối
Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành Hệ thống thanh toán thông suốt, phòng ngừa rủ ro về ngọai hối, lãi suất .v.v. Với vai trò của trung gian tài chính, các tổ chức tài chính có thể tăng nguồn thu từ thu phí với tư cách của người môi giới; đặc biệt, khả năng mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác của tổ chức tài chính như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn... cũng tăng cao và hiệu quả hơn. Công cụ phái sinh là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên.
Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn (Forward)
Ngân hàng có thể chọn giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối của mình bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn một năm nghĩa là ngân hàng sẽ bán ngoại tệ để nhận lại nội tệ. Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn. Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm, mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước, thì ngân hàng có thể tại thời điểm ngày hôm nay bán có kỳ hạn một năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu được bao gồm cả gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết để nhận nội tệ. Việc giao nhận giữa nội tệ và ngoại tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách bán kỳ hạn số ngoại tệ đã dự tính thu được với một tỷ giá đã xác định ngay ngày hôm nay, ngân hàng đã trách được rủi ro tỷ giá biến
động tại thời điểm cuối năm và do đó đảm bảo được mức lợi tức dự tính trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ.
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các NHTM khác được phép của NHNN. Hiện nay, nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch khá phổ biến và thỏa mãn hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo hiểm rủi ro mà chủ yếu là các ngân hàng.
Hợp đồng tương lai ( Future)
Các ngân hàng cần phải xác định số lượng hợp đồng mà ngân hàng phải bán là số lượng mà sao cho lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai này để bù đắp mọi thua lỗ từ khoản tín dụng bằng ngoại tệ khi giá trị đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ. Trong nhiều trường hợp, thị trường tương lai không cho phép ngân hàng áp dụng hợp đồng dài hạn một năm để bảo hiểm khoản tín dụng có kỳ hạn một năm. Vì vậy, ngân hàng phải áp dụng phương pháp giao dịch trên thị trường tương lai và tăng sự không chắc chắn về giá trong các hợp đồng tiếp theo. Điều này đã khiến cho các nhà quản trị ngân hàng ưu tiên bảo hiểm rủi ro các tài sản có kỳ hạn dài trên thị trường kỳ hạn hoặc thị trường hoán đổi hơn là thị trường tương lai.
Nghiệp vụ quyền chọn (Option)
Giống như hoạt động của nhà nhập khẩu và xuất khẩu, nhà đi vay và cho vay bằng ngoại tệ bảo hiểm rủi ro ngoại hối thông qua hợp đồng quyền chọn tiền tệ, một khả năng tương tự là việc ngân hàng cũng có thể sử dụng các hợp đồng quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên, chúng ta phải trả một khoản chi phí nhất định khi tham gia giao dịch này và khoản chi phí này sẽ chênh lệch nhau phụ thuộc vào các yếu tố: sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn tương lai.
Giao dịch quyền chọn hiện đã được nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam triển khai trong hai năm gần đây, nhưng hầu như số lượng giao dịch rất ít do hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ lắm về nghiệp vụ quyền chọn
chính giống như các công ty nước ngoài nên không có người quản lý thực hiện hết các rủi ro tài chính trong kinh doanh.
Giao dịch hoán đổi tiền tệ (Swap)
Hoán đổi tiền tệ được các ngân hàng sử dụng rất phổ biến để bảo hiểm rủi ro ngoại hối của mình. Trong trường hợp các tiền tệ trên bảng cân đối tài sản không cân xứng với nhau, chúng ta dễ thấy rằng giao dịch hoán đổi tiền tệ thì phần gốc và phần lãi đều được bao gồm trong hợp đồng. Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất thì chỉ phần thanh toán lãi suất là bao gồm trong hợp đồng. Lý do là vì trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì cả phần gốc và phần lãi đều bộc lộ rủi ro ngoại hối.