Rủi ro lãi suất (Rủi ro thị trường)

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 52 - 63)

Phân tích, đánh giá rủi ro lãi suất

Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng để điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế mà kênh tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với việc cung cấp vốn cho họat động sản xuất kinh doanh và cũng là nguồn mang lại lợi nhuận chính cho các Ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam những năm qua, do thị trường tài chính ngân hàng vẫn đang trong quá trình cải tổ, sắp xếp lại để hội nhập, do đó còn nhiều tồn tại, bất cập trong đó có việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, đã xuất hiện sự thay đổi lãi suất liên tục trong thời gian ngắn

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa các NHTM nhiều lúc không hợp quy luật, có thời điểm khi mà chỉ số CPI giảm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở giảm, lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn ổn định thì các ngân hàng vẫn điều chỉnh tăng lãi suất.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là vốn khả dụng ở các ngân hàng phân phối không đều, một số ngân hàng thiếu vốn, trong khi một số ngân hàng khác thừa vốn nhưng do thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển, các ngân hàng cho vay theo những hạn mức chậm được điều chỉnh nên nhiều trường hợp vốn không luôn chuyển từ ngân hàng thừa vốn đến ngân hàng thiếu vốn. Kết quả là các ngân hàng thiếu vốn phải đẩy mạnh các hình thức huy động vốn và đưa ra lãi suất hấp dẫn, vấn đề này lại kéo theo các ngân hàng khác vào cuộc đua lãi suất .v.v. điển hình như trong thời điểm cuối tháng 2/2008, trên thị

trường liên ngân hàng có một vài giao dịch chấp nhận mức lãi suất lên tới 40%/năm, gây sốc cho thị trường,

Trước tình trạng lãi suất liên ngân hàng tăng cao như vậy, NHNN đã điều tiết tiền tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, nhất là những ngân hàng cho vay vượt quá nhiều nguồn vốn huy động trên thị trường và có chính sách hỗ trợ trực tiếp nguồn vốn thanh khoản cho các NHTM này từ giữa tháng 5/2008 đến nay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định, xoay quanh mức 18 - 19%/năm đối với kỳ hạn 7 - 14 ngày.

Lãi suất huy động vốn bằng VND của các NHTM cũng có sự gia tăng mạnh. Đối với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất huy động phổ biến trên thị trường tăng từ mức 7,5 - 8%/năm cuối năm 2007 lên đến mức 17,5%/năm trong tháng 6/2008 (chỉ có một vài ngân hàng nhỏ nâng mức lãi suất lên 19%/năm). Trước đó, lãi suất huy động có biểu hiện tăng mạnh trong những ngày cuối tháng 2/2008. Sự gia tăng mạnh của lãi suất huy động như vậy nếu kéo dài có thể gây nên sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Trước tình đó, để ổn định lãi suất thị trường, NHNN đã kịp thời có công điện yêu cầu các NHTM không được huy động vượt mức 12%/năm ở tất cả các kỳ hạn. Tuy nhiên, sau hơn hai tháng, trước sức ép lạm phát lên cao, ngày 16/5/2008, NHNN công bố bỏ quy định khống chế mức trần lãi suất huy động 12%/năm, thay vào đó là cơ chế điều hành lãi suất mới, quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố là 12%/năm tại thời điểm đó; đến ngày 11/6/2008, mức lãi suất cơ bản được nâng lên là 14%/năm. Cho đến thới điểm hiện nay (tháng 09/2008) các ngân hàng thương mại đang thực hiện quy định trên theo hướng VND không vượt quá 150% lãi suất cơ bản 14%). dự tính cuối tháng 10 lãi suất cơ bản NHNN quy định sẽ là 13%/năm

Qua phân tích biến động lãi suất trong thời gian qua có thể thấy lãi suất trong thời gian qua biến động quá nhiều. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:

- Rủi ro lãi suất là một trong những loại rủi ro đặc thù của NHTM. Rủi ro này xuất hiện khi lãi suất thị trường thay đổi, mà đặc biệt là thay đổi theo chiều hướng tăng là nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất vì những nguồn thu chính

- Những thay đổi của lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng làm cho tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, sự biến động của lãi suất tác động toàn bộ đến bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng.

- Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất, còn có những nguyên nhân làm hạn chế công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTMViệt Nam như:

- Hiện nay, chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất trên thị trường quốc tế tại Việt Nam. Vì trong điều kiện lãi suất thị trường biến động, cơ quan này sẽ giúp cho ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, qua đó giúp ngân hàng lựa chọn những phương pháp phòng ngừa hiệu quả những rủi ro này.

- Thị trường tài chính – tiền tệ chưa phát triển, thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch.

- Kiến thức hiểu biết về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn quá thấp ở các NHTM.

Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép mở rộng các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được thực hiện hoán đổi lãi suất. Việc làm này nhằm giúp các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất thị trường. Các trường hợp được thực hiện hoán đổi lãi suất VND hoặc ngoại tệ thứ nhất là giữa ngân hàng với doang nghiệp vay vốn tại ngân hàng đó; thứ hai là giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, vay vốn nước ngoài; thứ ba là giữa các ngân hàng với nhau và thứ tư là giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất là thỏa thuận theo đó mỗi bên thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoản thời gian. Đối với khách hàng huy động vốn trên thị trường bằng hình thức phát hành trái phiếu trung và dài hạn từ 5 đến 10 năm với mức lãi suất cố định, muốn chuyển đổi thành lãi suất thả nổi để giảm chi phí và cân đối bảng tổng kết tài sản, hoặc khi có dự đoán lãi suất xuống, việc bán hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể đáp ứng được yêu cầu này. Đối với những khách hàng có nhu cầu đảm bảo có nguồn vốn ổn định và dài hạn cho hoạt động,

có thể hoán đổi các giao dịch vốn ngắn hạn với ngân hàng thành một nguồn vốn ổn định và dài hạn với lãi suất cố định

Từ tháng 1/2007 NHNN cho phép các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với các doanh nghiệp không phải là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam; giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài

Tuy nhiên, hầu như việc sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất chỉ mới được sử dụng ở một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong khi các ngân hàng trong nước hầu như còn chưa hiểu rõ nghiệp vụ hoán đổi này nên họ ngại khi phải triển khai nghiệp vụ này cho các doanh nghiệp và đây cũng chính là một trong những mặt yếu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Vì vậy, một mặt để đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh của các doanh nghiệp, mặt khác tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước, các NHVN cần phải nâng cao khả năng nghiệp vụ của mình đặc biệt là các nghiệp vụ mới phát sinh để từ đó phát huy thế mạnh nhằm giúp cho doanh nghiệp trong nước có được những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong khi cạnh tranh với các đối thủ khác trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

2.1.3.4 Rủi ro thanh khoản

Phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt. Rủi ro thanh khoản hiện là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, có liên quan đến sự sống còn của ngân hàng.

Một số ví dụ về rủi ro thanh khỏan: Barings là ngân hàng lâu đời nhất, danh tiếng và rất có uy tín ở Anh, được thành lập năm 1762, tuy nhiên một biến cố xảy ra với Barings khi Nick lenson, Giám đốc chi nhánh Barngs tại Singapore bỏ trốn năm 1995, Lenson đã dùng 1,4 tỷ USD đáng lẽ được dung vào việc đầu tư các dự án trong tương lai để mua cố phiếu bất động sản tại thị trường chứng khóan TOKYO, không ngờ trận động đất tại thành phố Kobe, Nhật bản cùng năm đó đã khiến Kobe thua hết số tiền 1,4 tỷ USD bằng với lợi nhuận tích lũy hàng

vào ngày 26/02/1995. Sau khi phá sản, công ty tài chính ING của Đức đã mua lại Barings với giá 1 bảng anh. Một ví dụ khác tại Ngân hàng ACB tháng 10/2003, một số kẻ xấu tung tin ông Phạm Văn Thiết, Tổng giám đốc ACB bỏ trốn,Trong ngày 14/10 và ngày 15/10 lượng người kéo đến rút tiền tại ACB tăng vọt, trong hai ngày lượng tiền ACB chi trả cho khách hàng lên tới 2000tỷ đồng, nếu không được sự hỗ trợ kịp thời từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Vietcombank thì hậu quả không thể dự đóan trước được. Ngòai ra còn nhiều vụ rủi ro khác như tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình tháng 05/2007, Ngân hàng Phương nam 07/2007 .v.v.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy rất hiếm khi nguồn cung cấp thanh khoản và nhu cầu thanh khoản của ngân hàng được cân bằng. Ngân hàng phải thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt thanh khoản hoặc thặng dư thanh khoản. Khi cầu về thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng bị thâm hụt thanh khoản, buộc phải đối phó nhanh chóng nhằm tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngược lại nếu cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản, tình trạng thặng dư thanh khoản xuất hiện và ngân hàng cũng phải xem xét đầu tư các khoản thặng dư thanh khoản này như thế nào để có được hiệu quả cao nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu thanh khoản trong tương lai.

Như vậy đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động ngân hàng. Để duy trì và đảm bảo được khả năng thanh khoản hợp lý mỗi ngân hàng cần phải ước tính được nhu cầu về thanh khoản, từ đó lựa chọn và xác định nguồn dự trữ thích hợp. Và khi xác định nhu cầu thanh khoản cần lưu ý: cầu thanh khoản của ngân hàng gồm nhu cầu vay vốn và nhu cầu thanh toán các khoản nợ của ngân hàng.

Để tính được nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng, cần phân chia tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút khỏi ngân hàng, từ đó để xác định nhu cầu thanh khoản phù hợp cho mỗi nhóm.

Đối với những khoản vốn nhạy cảm với lãi suất hoặc vốn dự tính sẽ được rút ra khỏi ngân hàng trong kỳ, nhu cầu thanh khoản là cao nhất, tuỳ theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ mà ngân hàng có thể đặt tỷ lệ dự trữ thanh khoản khác nhau, chẳng hạn có thể đặt tới 90%. Những khoản vốn kém ổn định có thể bị rút

một lần ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch, nhu cầu thanh khoản được xác định tối đa bằng tỷ lệ vốn được rút ra trong kỳ. Những khoản vốn có tính ổn định cao ít có khả năng rút ra khỏi ngân hàng trong kỳ, nhu cầu thanh khoản ở mức thấp nhất, ngân hàng có thể chỉ cần duy trì dự trữ thanh khoản đối với nhóm này khoảng tối đa 15%.

Nhu cầu thanh khoản trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng được ước tính dựa trên cơ sở số liệu lịch sử của hoạt động cho vay, kết hợp với việc xem xét các yếu tố tác động làm thay đổi nhu cầu thanh khoản thường xuyên như: các cam kết tín dụng, yếu tố thời vụ, chu kỳ kinh doanh, sở thích của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng có thể được thoả mãn bằng các nguồn cung cấp thanh khoản khác nhau như: tiền mặt tồn quỹ, rút tiền gửi từ các tài khoản tại các ngân hàng khác, bán các chứng từ có giá, thu nợ vay của khách hàng, huy động vốn vay trên thị trường tiền tệ. Để đảm bảo được khả năng thanh toán cho kỳ kế hoạch, mỗi ngân hàng không thể sử dụng mọi nguồn thanh khoản như nhau, cũng như không thể không duy trì một khoản tiền mặt tồn quỹ thích hợp. Nhà quản lý ngân hàng cần phải dựa vào tình hình dự trữ thanh khoản kỳ trước để điều chỉnh và xác định các chỉ số thanh khoản cho kỳ kế hoạch theo các yếu tố tác động tới dự trữ thanh khoản trong kỳ. Chẳng hạn như nguồn dự trữ bằng vốn vay từ Ngân hàng trung ương không thể tăng nếu như Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Nếu lãi suất tăng, sẽ làm tăng chi phí vốn thanh khoản, lúc này để hạn chế tổn thất cần phải giảm tỷ lệ dự trữ thanh khoản bằng nguồn vốn đi vay trên thị trường tiền tệ. Mặt khác, nếu lãi suất tăng thì giá trị thị trường của tài sản sẽ giảm nếu ngân hàng bán tài sản để bù đắp thâm hụt thanh khoản thì rủi ro tổn thất của ngân hàng sẽ tăng. Ngược lại, nếu lãi suất giảm ngân hàng cũng không nên hy vọng quá nhiều vào nguồn tiền gửi bổ sung của khách hàng để bù đắp thâm hụt thanh khoản. Một số nguyên nhân chính gây ra rủi ro thanh khoản hiện nay:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM năm 2007 là trên 40 %, có những ngân hàng tăng trưởng tín dụng lên tới 80% (Ngân hàng ACB), tốc độ tăng trưởng như vậy là “quá nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động

cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân hàng thương mại”.

- Công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều hạn chế

- Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo sự xáo trộn luồng tiền, các khách hàng rút tiền từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.

- Sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu…Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình”.

- Xuất phát từ phía khách hàng, đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 52 - 63)