Về hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 67 - 69)

Hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày thông tin”.

Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập; Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. Vì vậy có hạn chế nhất định đối với sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển thị trường tiền tệ. Luật hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành còn có một số điểm hạn chế như:

- Luật còn khái quát, chưa cụ thể, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ như vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng. Có những phần chưa quy định hoặc phân công trách nhiệm cụ thể cho Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, gây khó khăn cho quá trình thực thi. Các văn bản hướng dẫn luật chưa được ban hành kịp thời; nhiều thuật ngữ trong Luật Các TCTD chưa được định nghĩa

ngữ cần thiết như: "dịch vụ ngân hàng", "ngân hàng liên doanh", "chi nhánh ngân hàng nước ngoài", "chống rửa tiền"…

Nhiều công cụ chính sách tiền tệ xét về nguyên lý là công cụ điều tiết gián tiếp, nhưng trong sử dụng thực tiễn lại là những công cụ lưỡng tính vừa can thiệp gián tiếp vừa trực tiếp do thiếu điều kiện phát huy vai trò đích thực của nó như công cụ tái cấp vốn của NHTW, nghiệp vụ thị trường mở, công cụ lãi suất cơ bản. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái còn bị chi phối bởi sự phân tán về quyền quản lý ngoại tệ quốc gia cũng như các hoạt động tự do trong lĩnh vực thanh toán và tín dụng ngoại tệ nội địa - chưa đủ sức tạo ra một thị trường hối đoái sôi động.

Các công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu như (công cụ kỳ hạn, công cụ giao sau, quyền chọn, hoán đổi…) còn sơ khai và còn nhiều hạn chế có thể tóm tắt quá trình phát triển các công cụ phái sinh tại Việt Nam như trong bảng sau:

Bảng 2.4 Tóm tắt quá trình phát triển các công cụ tài chính phái sinh.

Công cụ phái sinh Năm phát triển Các lọai sản phẩm

Hoán đổi 1997 Hoán đổi lãi suất, hóan đổi tiền tệ, hóan đổi tín dụng, hóan đổi lãi suất công dồn

Kỳ hạn 1999 Kỳ hạn về tiền tệ

Quyền chọn 2003 Quyền chọn tiền tệ, quyền chọn vàng, quyền chọn lãi suất

Giao sau 2004 Giao sau càfê

Nguồn:“Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO” – PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang.

Việc tính thuế cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển công cụ phái sinh, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Nhiều ý kiến bày tỏ, quy định này vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. Hơn nữa, công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời

Cấu trúc hệ thống ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trãi, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn kém so với khu vực

Mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất “độc canh”. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như: quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ .v.v.

Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của Việt Nam còn khá xa so với khu vực.

Một phần của tài liệu 149 Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 67 - 69)