I. Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới
2. Về phía doanh nghiệp
2.3. Một số biện pháp giải quyết khi xảy ra tranh chấp về đăng ký bảo hộ NHHH
Thực tế là, tình trạng đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu VIệt Nam còn rất yếu kém dù đã được tạo thuận lợi rất nhiều trong thủ tục đăng ký khi Việt Nam là thành viên đầy đủ của hệ thống đăng ký NHHH quốc tế theo Thỏa ước Madrid. Do đó, tình trạng tranh chấp về quyền Sở hữu NHHH do chậm đăng ký bảo hộ quốc tế sẽ còn tiếp tục diễn ra
trên khắp các thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bị chiếm đoạt NHHH không có nghĩa là doanh nghiệp bó tay chịu mất. Có nhiều cách để đòi lại nhãn hiệu, nhất là khi Việt Nam đã chính thức tham gia Nghị định thư Madrid. Vấn đề là doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương án hành động phù hợp theo từng trường hợp cụ thể. Sau đây, người viết xin đưa ra một số biện pháp giải quyết cho các doanh nghiệp khi gặp vấn đề về tranh chấp nhãn hiệu.
- Trường hợp nhãn hiệu bị chiếm đoạt chỉ mới ở dạng Đơn xin đăng ký nộp tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu tại nước sở tại thì doanh nghiệp cần phải thực hiện mọi biện pháp để phản đối việc cấp đăng ký cho Đơn đó. Hiện nay, hầu hết các Cơ quan chức năng quản lý việc đăng ký NHHH của các nước đều đã có hệ thống kiểm tra nhãn hiệu đã và đang đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó. Vì vậy doanh nghiệp nên chủ động trong việc tìm hiểu các hệ thống đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia để kịp thời đối phó. Trường hợp của PetroVietnam là một ví dụ điển hình cho việc thành công đòi lại độc quyền đối với nhãn hiệu khi có doanh nghiệp nhanh nhẩu đăng ký trước (nhưng chưa được cấp bằng chứng nhận).
- Trong trường hợp nhãn hiệu đã được cấp bằng chứng nhận đăng ký tại các quốc gia, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các cách giải quyết sau nhằm phù hợp từng điều kiện cụ thể:
Thứ nhất là mở vụ kiện để hủy bỏ đăng ký của người kia. Biện pháp này
tương đối khả thi vì luật pháp các nước đều có điều khoản chống hành vi đăng ký nhãn hiệu để trục lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, để thành công, phía Việt Nam phải có những bằng chứng xác đáng và thuyết phục. Đây là một cách giải quyết khá phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như Trung Nguyên, Kẹo dừa Bến Tre, Võng xếp Duy Lợi (kiểu dáng công nghiệp),... Tuy nhiên, đây cũng là cách thức gây thiệt hại nhiều nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể giàn xếp, thương lương với người đã đăng
hiếm khi xảy ra, chỉ khi người đăng ký chỉ có mục đích tạo thuận lợi trong kinh doanh chứ không có ý định cạnh tranh không lành mạnh với chủ nhãn hiệu thực sự. Trung Nguyên bị đối tác đăng ký ở Nhật nhưng đã thương lượng để lấy lại được nhãn hiệu cũng do đối tác không có ý đồ xấu.
Thứ ba, doanh nghiệp có thể từ bỏ việc sử dụng nhãn hiệu đó và chuyển
dang một nhãn hiệu mới nếu nhãn hiệu bị chiếm đoạt chưa được sử dụng rộng rãi và chưa được biết đến trên thị trường đó. Đây là lựa chọn thông minh trong trường hợp nhãn hiệu chưa quá nổi tiếng bởi giá trị nhãn hiệu sẽ còn rất thấp và theo đuổi một vụ kiện có thể thừa đủ chi phí cho doanh nghiệp tạo dựng chiến lược cho một nhãn hiệu mới.
Thứ tư, doanh nghiệp có thể chờ hết hạn cho phép (thường từ 3 đến 5
năm) mà người đăng ký nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đó để yêu cầu đình chỉ hiệu lực của nhãn hiệu theo luật pháp nước đó. Đây là một trường hợp rất hi hữu bởi vì hiếm có người đăng ký nào lại không có mục đích khi tranh quyền đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Có thể xảy ra khi họ muốn yêu cầu doanh nghiệp phải mua lại NHHH với giá đắt nhằm kiếm lời mà không hề nhằm sản xuất hàng giả mạo. Tuy nhiên, biện pháp này tính khả thi không cao do việc chờ đợi 3 đến 5 năm có thể gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.
Tóm lại, tuy có thể có các giải pháp đòi lại quyền bảo hộ đối với NHHH
cho các doanh nghiệp nếu bị chiếm đoạt nhưng sẽ rất thua thiệt so với việc nhãn hiệu được doanh nghiệp đăng ký sở hữu từ đầu. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc công ty Trung Nguyên, thì doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài, nếu chưa đủ khả năng đăng ký đồng loạt ở các nước thì nên làm trước ở các thị trường trọng điểm vì “thà tốn vài
trăm đô-la Mỹ lúc đầu, còn hơn để tốn hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu đô-la sau này”.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Luật và các văn bản dưới luật :
1. Luật SHTT năm 2005 nước CHXHCN Việt Nam. 2. Bộ Luật Dân sự năm 2005 nước CHXHCN Việt Nam. 3. Bộ luật hình sự năm 1999 nước CHXHCN Việt Nam. 4. Luật Hải quan Việt Nam 2002.
5. NGhị định 63/CP ngày 24-10-1996 của chính phủ qui định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
6. Nghị định số 12/1999/NĐ - CP ngày 6-3-1999 của Cính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
7. Thông tư số 3055/TT – SHCN ngày 31-12-1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và môI trường hướng dẫn thi hành các qui định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong nghị định 63/CP.
8. Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và nhãn hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Ban hành kèm theo quyết định số 178/1999/QĐ - TTG ngày 30-8-1999 ucả thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. 9. Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá ( Ban hành kèm theo nghị định số 197- HĐBT ngày 14-12-1982 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84- HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Các ấn phẩm sách, báo và tạp chí :
10. Cục sở hữu trí tuệ ( 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), Báo cáo hàng năm về hoạt động SHTT, Hà Nội.
11. Trần Việt Hùng (2001) Tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiieụ hàng
hoá trongkỉ nguyên hoà nhập kinh tế nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu.
12. Trần Việt Hùng (2003), bảo hộ NHHH trong kỉ nguyên hội nhập
13. Trần Việt Hùng (2005), Đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
(thương hiệu) phục vụ sản xuất kinh doanh và hộ nhập kinh tế quốc tế.
14. Tổ chức sổ hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang sổ hữu trí tuệ. 15. Viện sở hữu trí tuệ Việt Nam, Hội thảo xây dựng và phát triển
thương hiệu việt Nam tại thị trường quốc tế.
16. Vũ Khắc Trai, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, 360 câu hỏi đáp
danh cho Doanh nghiệp
17. Tổ chức SHTT thé Giới WIPO, SHTT, một công cụ kinh tế đắc lực (2001)
18. Tổ chức SHTT thé Giới WIPO, SHTT, Cẩm nang SHTT (2001)
Các trang web
19. Cụng ty SHTT Sao Việt (http://www.vipatco.vn/) 20. Tổ chức SHTT Thế giới (http://www.wipo.int/ ) 21. Cục SHTT (http://www.noip.com.vn)
22. Cong ty CP cao su Saigon-Kimdan
(http://www.kymdan.com.vn/vie/about_us/cer_details.aspx?id=7 ) 23. Bao ve NH de canh tranh hoi nhap
(http://www.kinhdoanh.com.vn/mtkd/So3/3-baiviet.htm ) 24. Cong ty Luat SHTT Le&Le
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Mục lục
Lời mở đầu...1
Chương I. Tổng quan về nhãn hiệu hàng hoá và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài...4
I. Nhãn hiệu hàng hoá và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ...4
1. Nhãn hiệu hàng hoá...4
1.1. Khái niệm...4
1.2. Các yếu tố chính của NHHH...6
1.3. Chức năng của nhãn hiệu hàng hoá...6
1.4. Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá...10
2. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá...15
2.1. Khái niệm...15
2.2. Đăng ký bảo hộ NHHH...16
2.3. ý nghĩa của việc bảo hộ NHHH...20
II. Đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài...25
1. Khái niệm...25
2. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ NHHH trong hoạt động xuất khẩu 25 3. Nguyên tắc bảo hộ NHHH ở nước ngoài...28
3.1. Nguyên tắc lãnh thổ...29
3.2. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên...29
4. Thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài...30
a. Đăng ký bảo hộ NHHH theo Công ước Paris...31
b. Hệ thống đăng ký quốc tế NHHH theo Thoả ước Madrid...35
A. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu...36
B. Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu...40
Chương 2. Thực trạng đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam...42
I. Nhận thức của các doanh nghiệp về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài... 42
II. Tình hình đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam...45
1. Số lượng đơn đăng ký và nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp...45
2. Các dạng vi phạm quyền sở hữu đối với NHHH xảy ra thường xuyên đối với các doanh nghiệp Việt Nam...49
III. Một số trường hợp vi phạm điển hình liên quan đến đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam...51
1. Bánh phồng tôm Sagiang...51
2. Kẹo dựa Bến Tre...53
3. Cà phê Trung Nguyên...54
4. Thuốc lá Vinataba...55
5. Petrolimex Việt Nam...57
IV. Đánh giá chung tình hình đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt nam ở nước ngoài...60
1. Kết quả đạt được...60
a. Số lượng đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài đã gia tăng mặc dù vẫn chưa đáng kể 60 b. Chính sách và các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước đã có những tác động tích cực 62 c. Việt Nam chính thức tham gia nghị định thư Madrid ngày 11/7/2006, đơn giản hoá thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH cho các doanh nghiệp...63
d. Hệ thống các tổ chức đại diện SHCN trong nước...65
2. Hạn chế và nguyên nhân...66
a. ý thức của doanh nghiệp...66
b. Hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ NHHH...67
c. Quy định của nhà nước về tài chính phục vụ...68
Chương 3. Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài...69
II. Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh
nghiệp Việt Nam ở nước ngoài...72
1. Về phía nhà nước...72
2. Về phía doanh nghiệp...73
2.1. Nâng cao nhận thức của chính doanh nghiệp và tầm quan trọng...73
2.2. Xây dựng chiến lược bảo hộ NHHH nhằm đạt hiệu quả cao trong việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài...74
2.2.1. Xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng, tạo nhãn hiệu ...75
2.2.2 Xác lập quyền bảo hộ NHHH tại thị trường Việt Nam...76
2.3. Một số biện pháp giải quyết khi xảy ra tranh chấp về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài...78