Xác lập quyền bảo hộ NHHH tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 71 - 73)

I. Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới

2.2.2Xác lập quyền bảo hộ NHHH tại thị trường Việt Nam

2. Về phía doanh nghiệp

2.2.2Xác lập quyền bảo hộ NHHH tại thị trường Việt Nam

nước ngoài :

Thực hiện đăng ký bảo hộ NHHH ở trong nước

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã gia nhập Nghị định thư Madrid, nghĩa là nhãn hiệu có thể được đăng ký ở nước ngoài mà không cần có văn bằng chứng nhận đã đăng ký ở Việt Nam nhưng đây vẫn là một thủ tục cần thiết và nên làm. Thứ nhất, hội nhập thế giới đang diễn ra sôi động, sự trao đổi hàng hóa không chỉ diễn ra một chiều là chỉ có hàng hóa Việt Nam vươn ra biển lớn mà còn có cả sự du nhập ào ạt các loại hàng hóa khắp trên thế giới về Việt Nam. Doanh

nghiệp xuất khẩu Việt Nam không nên chỉ chú trọng mảng thị trường xuất khẩu mà cần cả bảo vệ chính mình ngay trên sân nhà, nơi hàng hóa ngoại nhập có chất lượng tốt với giá cả hợp lý vẫn tiếp tục tràn vào. Nếu doanh nghiệp bỏ qua việc đăng ký bảo hộ NHHH ngay ở trong nước, có thể họ sẽ bị thất thế ngay tại sân nhà.

Lựa chọn thủ tục đăng ký phù hợp với thị trường xuất khẩu

Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đăng ký bảo hộ NHHH ra nước ngoài có thể thực hiện theo ba cách thức khác nhau : đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia theo Công ước Paris, đăng ký theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid và đăng ký tại Cộng đồng chung Châu Âu.

Có thể nhận thấy thủ tục và chi phí đăng ký bảo hộ NHHH theo Nghị định thư Madrid là cách thức đơn giản và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp không vì thế mà luôn luôn lựa chọn cách thức này để đăng ký quốc tế NHHH tại mọi thị trường xuất khẩu của mình. Nguyên nhân là bởi không phải mọi quốc gia đều tham gia Liên minh Madrid để các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng quy định của Nghị định thư trong mọi trường hợp.

Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng về thị trường dự định đăng ký bảo hộ NHHH, xem quốc gia đó có tham gia Công ước hay Thỏa ước quốc tế nào hay không. Từ đó, doanh nghiệp mới lựa chọn cho mình hình thức đăng ký bảo hộ NHHH hiệu quả nhất, tránh tình trạng do không tìm hiểu kỹ nên doanh nghiệp phải tốn kém để thực hiện đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại các quốc gia này trong khi quốc gia đó đã là thành viên của Thỏa ước Madrid. Ngược lại, khi phải đăng ký trực tiếp tại các quốc gia, doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ quy định của từng quốc gia để có quy trình thực hiện giản tiện nhất và tiết kiệm nhất. Ở đây, xin nhấn mạnh lại vai trò quan trọng của các công ty tư vấn luật trong việc hỗ trợ doanh nghiệp những tư vấn xác đáng và thiết thực nhất vê đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài.

Tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện các NHHH tương tự của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.

Khi có kế hoạch phát triển nhãn hiệu ra thị trường thế giới, doanh nghiệp nên song song thực hiện các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu trên thị trường thế giới. Cụ thể, khi đã đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường này, doanh nghiệp không nên phó mặc sự tồn tại của nhãn hiệu tại đây cho dù đã có sự bảo hộ của pháp luật, mà nên thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của nhãn hiệu (về uy tín, độ tin cậy mà nhãn hiệu tạo dựng được trên thị trường quốc tế), giám sát và phát hiện kịp thời những nhãn hiệu tương tự của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Thực tế là, khi một hàng hóa với nhãn hiệu có tiếng, dành được sự tin cậy của người tiêu dùng sẽ luôn luôn có nguy cơ bị làm nhái, làm giả từ những kẻ cạnh tranh không lành mạnh. Không ít doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được những nhãn hiệu thực sự mạnh trên thị trường xuất khẩu và rồi thị trường cũng nhanh chóng tràn ngập những hàng nhái, hàng giả hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù, khi đã được đăng ký bảo hộ quốc tế, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ về pháp luật khi có tình trạng xâm phạm bất hợp pháp của bên thứ ba. Song, trong thờigian hàng nhái, hàng giả tràn vào thị trường với chất lượng không đảm bảo, NHHH Việt Nam đương nhiên sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực như sự phản đối, mất lòng tin của khách hàng. Ngoài ra, để dành lại được độc quyền đối với NHHH, doanh nghiệp lại phải tốn kém thời gian và tiền của vào các vụ kiện cáo quốc tế, cho dù phần thắng có thuộc về phía Việt Nam đi chăng nữa. Ngăn chặn kịp thời sẽ hạn chế tối đa cho doanh nghiệp những tổn thất không đáng có. Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp nên luôn ở tư thế sẵn sàng và chủ động để dành thế thắng hơn là bị động để chịu thua thiệt.

2.3. Một số biện pháp giải quyết khi xảy ra tranh chấp về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 71 - 73)