Nhận thức của các doanh nghiệp về đăng ký bảo hộ NHH Hở nước ngoài

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 40)

I. Nhận thức của các doanh nghiệp về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài ngoài

Hiện nay, ngay tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức rất tiến bộ về hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH. Giai đoạn 2001- 2007 Số doanh nghiệp có đơn đăng ký bảo hộ NHHH và số NHHH được đăng ký ngày càng tăng lên không ngừng. Tổng số người nộp đơn tính đến năm 2006 đã lên đến con số 64.078. Năm 2006 có đến 16.071 đơn đăng ký chiếm 25% tổng số đơn tính đến năm 2006. Tuy nhiên, trong đó, chỉ có chỉ có 6335 đơn được cấp giấy chứng nhận. Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2007 của Cục SHTT, đã có 19.500 đơn đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp trong nước, trong đó, có đến 11.500 NHHH được cấp giấy chứng nhận đưa tổng số NHHH hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam là 140.000 nhãn hiệu. Đây quả thực là một con số khá ấn tượng, cho thấy nhận thức về đăng ký NHHH của các doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Số đơn được cấp giấy chứng nhận trên tổng số đơn nộp năm 2007 đạt tỷ lệ 59% so với 39,4% năm 2006 cũng chứng tỏ rằng chất lượng của NHHH ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu bảo hộ theo quy định của pháp luật cũng như hiểu biết của các doanh nghiệp về bảo hộ NHHH ngày càng được nâng cao.

Trước thực tế rất đáng mừng của hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH trong nước của các doanh nghiệp Việt Nam thì hoạt động này ở nước ngoài vẫn còn mơ hồ với các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp đang vươn ra thị trường thế giới. Song, phần lớn các doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với một việc làm mang tính cấp thiết hàng đầu là đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài.

Theo báo cáo của các tổ chức đại diện SHCN hiện nay đang hoạt động tại Việt Nam, số NHHH được các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký trực tiếp ra nước ngoài tính đến tháng 9 năm 2007 là 1520 nhãn hiệu trên tổng số 1310 doanh nghiệp nộp đơn. Còn theo thống kê của Cục SHTT thì số doanh nghiệp đăng ký qua hệ thống Madrid chỉ là hơn 200 nhãn hiệu. Đây là những con số khá khiêm tốn cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu trong vấn đề này thực sự còn mờ nhạt. Tuy con số các doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài trong năm 2007 đã có sự gia tăng so với con số xấp xỉ 1000 doanh nghiệp của năm 2006 nhưng đây vẫn là một số lượng rất ít ỏi. Có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường nước ngoài là vài chục nghìn doanh nghiệp, nhưng số lượng doanh nghiệp cũng như số lượng NHHH được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài chỉ hơn 1500 nhãn hiệu như nêu trên là một tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi các nước được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhất là các nước ASEAN và Hoa Kỳ thì số thống kê tổng quát cho thấy : số nhãn hiệu mà doanh nghiệp Việt Nam xin đăng ký ở 2 khu vực thị trường này chỉ bằng khoảng 10-15% số lượng đơn đăng ký của các nước này tại thị trường Việt Nam. Điều đó cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp còn quá thấp so với các doanh nghiệp nước bạn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu ý thức đăng ký NHHH của mình ngay tại Việt Nam chứ chưa nói đến ở thị trường nước ngoài. trong khi đó, một số doanh nghiệp lại phó thác hàng hóa và việc quảng bá hàng hóa của mình cho các nhà phân phối ở nước ngoài mà quên mất việc phải xác lập quyền đối với NHHH của mình ở nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng NHHH dễ bị xâm hại, hàng hóa dễ bị làm giả ở nước ngoài, hoặc thậm chí bị chính các nhà phân phối chiếm đoạt nhãn hiệu đó.

Hạn chế về mặt nhận thức trong việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn biểu hiện ở sự hiểu biết hạn chế về thương hiệu từ phía doanh nghiệp và sự thiếu vắng các chuyên gia giỏi về thương hiệu. Sự đầu tư cho thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh

nghiệp xuất khẩu còn rất dè dặt. Theo các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng, cần phải có thời gian và hệ thống; trong khi đó các doanh nghiệp chỉ đăng ký nhãn hiệu khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường. Theo Báo Sài Gòn Tiếp thị cho thấy : chỉ khoảng 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách công tác tiếp thị, hơn 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu và 74% doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Sự thiếu kinh nghiệm cũng như ý thức về đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho chính doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của họ.

Một thực trạng cũng đáng ngại không kém đang diễn ra hiện nay tại các doanh nghiệp Xuất khẩu Việt Nam là họ còn quá bị động trong việc bảo vệ NHHH khi thâm nhập thị trường nước ngoài. Có thể nói, khi bắt tay vào công cuộc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, việc đầu tiên doanh nghiệp nên nghĩ đến là đăng ký quốc tế cho NHHH của các sản phẩm đang dự định được xuất khẩu. Đây là hành động tiên phong đảm bảo cho hành trình kinh doanh đầy khó khăn với những cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ kịp nghĩ đến vấn đề này khi NHHH của họ đã bị các doanh nghiệp khác chiếm đọat hoặc hàng hóa bị làm giả tràn lan khiến việc xuất khẩu bị đình trệ; hoặc khi các doanh nghiệp và hàng hóa của họ đã có những danh tiếng nhất định trên thị trường nước ngoài. Sự chậm trễ và bị động này thực sự nguy hiểm cho họat động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có nguy cơ bị chiếm dụng từ các doanh nghiệp nước ngoài khác hoặc thậm chí là bị đánh mất hoàn toàn. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp không chịu lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm nên khi bị xâm hại, muốn chứng minh quyền sở hữu với NHHH thì doanh nghiệp thường không có đủ tài liệu. Chi phí đổ vào các vụ kiện nhằm giành lại quyền sở hữu đối với NHHH có thể lên đến hàng triệu đô la khiến tài chính doanh nghiệp có thể cạn kiệt.

Thực tế, cũng có số ít doanh nghiệp xuất khẩu sớm nắm bắt được quy luật kinh tế của thị trường thế giới hiện nay và kịp thời nhận thức về tầm quan trọng

của việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Các doanh nghiệp như Trung Nguyên đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “ COFFEE G7” tại 42 nước trên thế giới, Đệm mút Kymdan đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Kymdan tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,... Đây là một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ và phát triển hoạt động kinh doanh của chính mình trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, với khoảng 20% nhãn hiệu đã được bảo hộ trong số hơn 20.000 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu thì số lượng các doanh nghiệp có tầm nhìn xa trông rộng như Kymdan hay Trung Nguyên là quá ít.

II. Tình hình đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

1. Số lượng đơn đăng ký và nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp

Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cả nước đã chạm ngưỡng 40 tỷ USD, đóng góp 65% tổng thu nhập quốc dân năm 2006 đã khẳng định vai trò của các ngành nghề xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam họat động trong mọi lĩnh vực ngành nghề đều đã có đại diện xuất khẩu hàng hóa ra ngoài thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu đóng góp một phần quan trọng và chủ yếu trong tổng thu nhập quốc dân thì chính bản thân các doanh nghiệp Xuất khẩu lại thiếu hiểu biết về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ và phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của chính mình. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã sai lầm khi chỉ biết cố gắng xây dựng cho thương hiệu mà không biết cách bảo vệ và giữ gìn thương hiệu bằng việc làm chẳng lạ lẫm gì : đăng ký quyền SHTT tại nước ngoài. Việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài gần như là một hành động đương nhiên trong chiến lược đưa hàng hóa ra nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu

bởi điều này đóng một vai trò rất quan trọng dẫn đến thành công cho doanh nghiệp.

Thực tế là, tình hình đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá yếu kém. Số lượng đơn đăng ký bảo hộ NHHH không nhiều nhưng đã có hàng lọat vụ kiện liên quan đến việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngòai đã khiến cho doanh nghiệp Việt Nam tốn không ít tiền của và công sức nhằm dành lại quyền sở hữu đối với chính nhãn hiệu của mình. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc nắm bắt quy luật cạnh tranh trên thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thống kê 9 tháng đầu năm 2007 của Cục SHTT cho thấy, chỉ có hơn 500 nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại các quốc gia, trong khi đó, số NHHH đăng ký thông qua hệ thống Madrid cho đến nay vẫn chỉ mới đạt được con số 200 nhãn hiệu. Mặc dù đã có những bước tăng trưởng đáng kể so với năm 2006 nhưng đây quả thực là những con số quá nhỏ bé so với số vài chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang có hàng hóa xuất khẩu, và càng nhỏ bé hơn so với số NHHH của các doanh nghiệp nước ngoài được đăng ký ở thị trường Việt Nam (81.500 nhãn hiệu, chiếm đến 58% tổng số NHHH được bảo hộ ngay tại thị trường Việt Nam). Sự yếu kém này là nguyên nhân dẫn đến những thua thiệt không đáng có của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tình hình đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam ở 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất :

Thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hiện nay đang giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam ở hầu hết mọi ngành nghề xuất khẩu. Tuy nhiên, số lượng nhãn hiệu được các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ ở các thị trường này còn rất ít ỏi. Thống kê năm 2005 cho thấy, số NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở Hoa Kỳ chỉ mới dùng lại ở 168 nhãn hiệu. Trong khi đố, tổng số nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam có xuất xứ Hoa Kỳ là ..5469... Riêng trong năm 2006, số lượng này đã là 1268 đơn, là quốc gia có số nhãn hiệu đăng ký bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam.

Cho đến trước năm ngày 11/07/2006, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký NHHH ở Mỹ vẫn phải tự nộp đơn đăng ký trực tiếp với thủ tục khá phức tạp và chi phí tương đối cao. Điều này khiến không ít các doanh nghiệp e ngại để tiếp cận với các quy định luật pháp của thị trường vốn rất khó tính này.

Tuy nhiên, một tình trạng là Hoa Kỳ lại là quốc gia mà các NHHH của Việt Nam bị chiếm đoạt nhiều nhất. Hầu hết những nhãn hiệu nổi tiếng như “Trung Nguyên”, “Petrolimex”,... đều bị đăng ký ở Mỹ bởi một người khác. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp tục tồn tại chỉ có thể theo đuổi các vụ kiện đòi lại nhãn hiệu của chính mình. Đồng thời với nạn chiếm đoạt nhãn hiệu là nạn hàng giả tràn lan đã khiến các doanh nghiệp tốn kém rất nhiều tiền của. Theo ước tính, thiệt hại của các công ty Việt Nam do nạn hàng giả tại Mỹ đã lên đến 200 tỷ USD mỗi năm.

Đây quả thực là tình trạng hết sức đáng buồn của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Mỹ mà nguyên nhân chủ yếu chính là nhận thức còn yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kịp thời đăng ký bảo hộ NHHH của mình ở thị trường Mỹ.

Thị trường các nước ASEAN

Năm 2006, Việt Nam hoàn tất thủ tục gia nhập AFTA, bước vào sân chơi kinh tế lớn nhất khu vực. ASEAN trở thành một thị trường thống nhất, song, ngược với xu thế tự do thương mại thì việc bảo hộ quyền SHTT ở các nước ASEAN còn nhiều khác biệt. Mỗi quốc gia trong khu vực ngày càng nâng cao yêu cầu về khung pháp luật và tính hiệu quả của công tác bảo họ quyền SHTT đặc biệt là bảo hộ quyền NHHH tại nước mình, theo Tiêu chuẩn của Tổ chức thương mại thế giới. Chính vì vậy, ASEAN là khu vực được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hàng đầu trong việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Hàng năm, số lượng đơn đăng ký bảo hộ NHHH ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các nước láng giềng của Việt Nam.

Hiện nay, các nước ASEAN vẫn chưa xây dựng được cơ chế nộp một đơn đăng ký thống nhất tại cơ quan của nước sở tại để có thể xin đăng ký ở tất cả các nước còn lại. Ngoài ra, hầu hết các nước trong khu vực chỉ mới có một số nước

tham gia Nghị định thư Madrid như Việt Nam và Singapore nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tự đăng ký trực tiếp tại từng nước. Đây là một bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thị trường xuất khẩu chủ yếu cúa chúng ta tập trung phần lớn trong khu vực.

Thực tế, số liệu thống kê về số đơn đăng ký bảo hộ NHHH ở các nước ASEAN của các doanh nghiệp thì còn quá khiêm tốn. Trong tổng số hơn 1500 Việt Nam hiện nay được bảo hộ ở nước ngoài, số lượng nhãn hiệu được bảo hộ ở ASEAN chiếm đến 35% tương ứng với hơn 350 nhãn hiệu. Trong khi đó, kể từ năm 1982, khi chúng ta chính thức thực hiện công tác đăng ký, bảo hộ NHHH tại Việt Nam, số lượng NHHH đăng ký của các doanh nghiệp nguồn gốc từ ASEAN vẫn không ngừng tăng. Hiện nay, trong tổng số hơn 80.000 nhãn hiệu của hơn 100 quốc gia đã đăng ký tại Việt Nam, thì số nhãn hiệu của các nước ASEAN như sau :

Singapore 997 nhãn hiệu

Thái Lan 699 nhãn hiệu

Malayxia 338 nhãn hiệu

Indonesia 319 nhãn hiệu

Philipin 179 nhãn hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là những con số đáng kể cho thấy ý thức về bảo hộ quyền về NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu kém so với nhiều nước ASEAN. Tổng số NHHH Việt Nam được bảo hộ tại các nước trong khu vực chỉ chiếm 12% số nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam của các doanh nghiệp thuộc các nước ASEAN. Theo báo cáo của Cục SHTT, các doanh nghiệp này không chỉ đăng ký bảo hộ nhằm bảo vệ mà còn để bảo vệ trước cho thị phần xuất khẩu cũng như đầu tư của mình bởi có rất nhiều nhãn hiệu được đăng ký vài năm trước khi được sử dụng thực tế.

Thực trạng yếu kém này là một điều đáng báo động về họat động đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngòai của các doanh nghiệp Việt Nam khi các nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 40)