Cà phê Trung Nguyên

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 51 - 52)

III. Một số trường hợp vi phạm điển hình liên quan đến đăng ký bảo hộ NHHH

3.Cà phê Trung Nguyên

Nhãn hiệu cà phê “Trung Nguyên” mới được doanh nhân trẻ Đặng Lê Nguyên Vũ – giám đốc Công ty Cổ phần Trung Nguyên tạo lập giữa những năm 1990 trên vùng cao nguyên ĐắcLak. Với phương pháp kinh doanh hiệu quả, nhãn hiệu nhanh chóng được biết đến rộng rãi khắp thị trường Việt Nam. Năm 1998, nhãn hiệu đã được công ty đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Trong thời gian này, công ty cũng đã tiến hành xuất khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu “Trung

Nguyên” ra một số thị trường thế giới. Và hiển nhiên, doanh nghiệp cũng chưa hề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở bất kỳ một thị trường nước ngoài nào.

Vấn đề đầu tiên xảy ra với nhãn hiệu “Trung Nguyên” là tại thị trường Nhật, nơi mà công ty mới thực hiện nhượng quyền kinh doanh không lâu thì đối tác của công ty tại đây đã kịp thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở quốc gia này. Rất may cho Trung Nguyên là đối tác chỉ muốn đăng ký để thúc đẩy họat động kinh doanh. Do vậy, chỉ cần thương lượng với phía Nhật Bản, công ty đã lấy lại được nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên,may mắn này không tiếp tục diễn ra ở thị trường Hoa Kỳ, nơi cà phê “Trung Nguyên” được xuất khẩu đi với giá trị rất lớn.

Tháng 1 năm 2001, Công ty Cổ phần Trung Nguyên ký kết hợp đồng nhập khẩu và phân phối cà phê “Trung Nguyên” với tập đoàn Rice Field của Mỹ. Công việc làm ăn tiến triển giữa hai bên đưa đến cho Trung Nguyên những triển vọng phát triển tại thị trường Mỹ. Đã đến lúc doanh nghiệp nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ NHHH tại đây. Bất ngờ thay là nhãn hiệu “Trung Nguyên” đã được chính nhà phân phối của công ty đăng ký tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ dưới tên của Rice Field chỉ 3 tháng sau lần tiếp xúc đầu tiên giữa hai bên. Hậu quả sau đó là cà phê “Trung Nguyên” bị Rice Field ngăn cấm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và đương nhiên, lại một công ty Việt Nam đánh rơi thị trường của mình vào tay người khác. Phải mất 2 năm ròng rã với những chi phí tốn kém lên đến hàng triệu USD, Trung Nguyên mới dành lại được nhãn hiệu của chính mình.

Bài học cho những doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng như Trung Nguyên là chỉ cần chậm chân trong việc đăng ký nhãn hiệu của họ ở nước ngoài thì chi phí họ phải bỏ ra để dành lại quyền SH đối với nhãn hiệu đó có thể gấp vài chục lần. Hơn thế nữa, hiệu quả kinh doanh của họ có thể sẽ bị giảm sút đáng kể khi mà họat động xuất khẩu bị gián đoạn trong suốt một thòi gian dài.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 51 - 52)