I. Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới
2. Về phía doanh nghiệp
2.2.1. Xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng, tạo nhãn hiệu
thị trường xuất khẩu và có khả năng bảo hộ mạnh.
Ngay khi có dự định xuất khẩu hàng hóa vào một khu vực thị trường nào đó, doanh nghiệp cần phải rà soát ngay kế hoạch hoặc chiến lược xuất khẩu cho thị trường đó. Khi đó, những mặt hàng nào chưa có nhãn hiệu hoặc chưa được đăng ký nhãn hiệu ở thị trường đó thì cần xúc tiến thực hiện ngay việc xây dựng nhãn hiệu và làm thủ tục đăng ký bảo hộ tại nước mà hàng hóa dự định được xuất khẩu. Việc xây dựng nhãn hiệu lúc này cần được tiến hành cẩn trọng. Mục đích của việc xây dựng nhãn hiệu là nhằm tạo ra một nhãn hiệu ngày càng có giá trị mà đầu tiên là phải đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, tạo cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu tự phải đủ khả năng phân biệt để có thể được chấp nhận bảo hộ, có thể được bảo vệ một cách hợp
pháp trên cơ sở quốc tế và có thể bảo vệ triệt để NHHH khỏi sự xâm phạm cạnh tranh trái phép.
Việc xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng ở đây rất quan trọng, bởi thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH khá tốn kém và phức tạp, doanh nghiệp không nên đăng ký tràn lan khắp nơi khi không cần thiết. Xác định thị trường xuất khẩu cũng là để tìm hiểu chắc chắn hơn về pháp luật về đăng ký bảo hộ NHHH để đạt được hiểu quả tối đa. Hơn nữa, việc xác định thị trường chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng một nhãn hiệu hoặc lựa chọn nhãn hiệu để đăng ký phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ tại quốc gia đó. Trong một số trường hợp, tên nhãn hiệu lại đi ngược với ý nghĩa ban đầu của nó do thị trường mà nó thâm nhập có ngôn ngữ hoàn toàn khác và dễ dàng bị loại khỏi danh sách được bảo hộ cũng như ít được người tiêu dùng ưa thích. Ví dụ như xe Chevy Nova không nên lưu hành vào thị trường Tây Ban Nha vì “Nova có nghĩa là “ Nó không chạy”, hay kẹp uốn tóc của Clairol mang nhãn hiệu “Mist stick” lại không tồn tại được lâu ở thị trường Đức vì “Mist” theo tiếng lóng Đức dùng để chỉ “phân”.
Về thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH khi đã xây dựng được nhãn hiệu phù hợp và có khả năng bảo hộ cao tại thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp nên tìm đến sự tư vấn của các văn phòng luật để có được những kiến thức chắc chắn và những kinh nghiệm quý báu. Không nên tự mò mẫm để tránh tình trạng tổn thất không đáng có về chi phí và tính thiếu quả trong việc bảo hộ NHHH ở quốc gia đó.