1. Kết quả đạt được
a. Số lượng đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài đã gia tăng mặc dù vẫn chưa đáng kể vẫn chưa đáng kể
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập sôi động cùng thế giới. Họat động xuất khẩu cũng tăng trưởng không ngừng. Đó là lý do để các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ đến việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế lâu dài trên thị trường quốc tế. Bảo hộ SHTT, đặc biệt là bảo hộ NHHH khi đưa hàng hóa ra thế giới là
điều các doanh nghiệp đã được nghe đến. Việc xác lập quyền bảo hộ NHHH bằng cách đăng ký quốc tế NHHH đã được các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm.
Kể từ năm 1983 khi NHHH Việt Nam lần đầu tiên được đăng ký ra nước ngoài, số lượng đơn đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài tăng lên một cách chậm chạp. Với tâm lý tự ti của người Việt Nam, xuất khẩu được hàng hóa ra nước ngoài đã là một thành tích lớn lao, họ chẳng còn tâm trí để bận tâm đến những công tác bảo vệ thành quả lớn lao đó. Cho đến năm 2004, số lượng NHHH được đăng ký ở nước ngòai vẫn chỉ ở con số vài trăm nhãn hiệu, trong đó, chỉ có 54 nhãn hiệu được đăng ký theo Thỏa ước Madrid. Trong khi đó, số vụ kiện liên quan đến NHHH đã lên đến con số hàng chục. Đây là thời điểm mà hàng lọat các doanh nghiệp liên tục lao vào các vụ kiện nhằm đòi lại NHHH của chính mình. Từ đó, ý thức về việc đăng ký bảo hộ NHHH của doanh nghiệp được cải thiển một phần. Đặc biệt, các doanh nghiệp bị chiếm đọat Nhãn hiệu tại các thị trường nước ngòai đã chủ động đăng ký nhãn hiệu ở các thị trường xuất khẩu còn lại. Trung Nguyên sau khi bị doanh nghiệp khác đăng ký mất nhãn hiệu ở Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiến hành đăng ký bảo hộ NHHH ở một lọat quốc gia như Singapore, Canada, Trung Quốc, Nga, Hông Kông, Thái Lan, Uc và toàn bộ châu Âu.
DANH SÁCH CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM
Thời hạn Đơn đăng ký theo T.Ư Madrid
Đơn đăng ký theo N.Đ.T Madrid
Đơn đăng ký theo cả T.Ư và N.Đ.T Madrid Từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 28 Từ 01/01/2006 đến 31/12/2006 17 2 2 Từ 01/01/2007 đến 19/10/2007 8 9 6 Tổng số 53 11 8
Do hầu hết các thị trường xuất khẩu chính lại là các quốc gia không tham gia Thỏa ước Madrid nên doanh nghiệp chủ yếu phải đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại các quốc gia này. Vì vậy, số lượng đơn đăng ký bảo hộ NHHH theo Thỏa ước Madrid (hiện nay là cả Nghị định thư ) còn ít.
Năm 2005 đánh dấu những lượng tăng đều đặn số NHHH được bảo hộ ở nước ngòai với 28 đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid và gần 200 nhãn hiệu đăng ký trực tiếp tại các quốc gia. Như vậy, số nhãn hiệu đăng ký ở nước ngoài đã tăng 50% so với tổng số nhãn hiệu được bảo hộ tính đến năm 2004. Năm 2006, số lượng nhãn hiệu đăng ký quốc tế đã lên đến hơn 1000 nhãn hiệu, trong đó số đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư tăng gần 75% ( 21 đơn đăng ký). Số thống kê từ đầu năm 2006 đến tháng 9 năm 2007, đã có 500 nhãn hiệu được các doanh nghiệp đăng ký trực tiếp tại nước ngoài. Riêng 9 tháng đầu năm 2007, số nhãn hiệu được đăng ký ở nước ngòai là hơn 50 nhãn hiệu. Mặc dù những con số còn quá nhỏ bé so với số lượng 250.000 doanh nghiệp Việt Nam đang họat động, nhưng tỷ lệ phần trăm tăng hàng năm cho thấy sự tăng trưởng không ngừng của họat động đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của doanh nghiệp. Đây là kết quả đáng khích lệ và cần được củng cố hơn nữa khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, nơi các quốc gia được giao thương tự do nhưng đặc biệt chặt chẽ trong luật pháp về bảo hộ SHTT.
b. Các chính sách và biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước đã có những tác động tích cực :
Những năm qua, nhận thấy đóng góp to lớn đem lại từ các ngành xuất khẩu vào tổng thu nhập quốc dân hàng năm, nhà nước ta kết hợp với các cơ quan chức năng đã có những biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bảo vệ thị trường xuất khẩu. Những chính sách cụ thể được tiến hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trong đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài được triển khai đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ chính mình của các doanh nghiệp Xuất khẩu Việt Nam.
Hàng năm, Nhà nước và Cục Sở hữu trí tuệ vẫn tổ chức các buổi hội thảo, lớp huấn luyện về bảo hộ quyền SHTT cở Trung ương và địa phương nhằm
tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngòai. Những buổi hội thảo “ Xây dựng và phát triển thương hiệu” tại Tp.HCM và Hà Nội, hội nghị “thương hiệu và doanh nghiệp”, chương trình “đăng ký 1000 nhãn hiệu” đã trở thành họat động thường niên của Cục SHTT, Phòng Thương mại và phát triển Công nghiệp Việt Nam và các văn phòng Luật sư đã kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp các kiến thức cần thiết cũng như giải đáp những vướng mắc về pháp luật SHTT trong đó có đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngòai. Ngoài ra, Cục SHTT phối hợp với các công ty truyền thông phát hành các sách mỏng, tờ rơi nhằm phổ biến kiến thức dễ hiểu về nhu cầu bảo hổ quyền SHTT. Hiện nay, chương trình “Chắp cánh thương hiệu” phổ biến kiến thức chung về NHHH đang được phát sóng trên truyền hình cũng là một chương trình thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khán giả. Ngoài ra, Cục SHTT cũng đã và đang mở các lớp hoặc các khóa giảng dạy ngắn hạn về bảo hộ NHHH và SHTT tại các trường đại học, tập trung vào các đối tượng làm chủ đất nước tương lai.
Tại một số địa phương hiện nay đã thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký NHHH trong và ngoài nước. Các tỉnh, thành phố Tp.HCM, Hà Nội, Đồng Nai và Hải Phòng nơi có số lượng doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất cả nước đã thực hiện hỗ trợ 100% tiền đăng ký nhãn hiệu trong nước và một phần chi phí nhất định dành cho một số doanh nghiệp nhất định. Đây là biện pháp tài chính có tác động thúc đẩy rất tốt đến nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cả trong và ngoài nước của các doanh nghiệp Việt Nam.
Về phía nhà nước, Cục SHTT, Hội SHTT cũng như các Sở KHCN địa phương luôn sẵn sàng cung cấp tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngòai hoặc các biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp nhãn hiệu của họ bị chiếm đoạt ở nước ngoài. Như vậy, có thể thấy Nhà nước đã có những biện pháp rất thiết thực trong việc thúc đẩy nhận thức cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong công việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đặc biệt ở nước ngoài. Điều này khẳng định sự quan tâm đúng
mực của các cấp lãnh đạo đến sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp nói riêng, của quốc gia nói chung.
c. Việt Nam chính thức tham gia Nghị định thư Madrid 11/07/2006 đơn giản hóa thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH cho các doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam nộp văn kiện tham gia Nghị định thư Madrid từ ngày 11/04/2006 và gia nhập chính thức vào ngày 11/07/2006. Với việc gia nhập Nghị định thư Madrid, Chính phủ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu ngày càng tăng của doanh nghiệp Việt Nam. Trước đây, Việt Nam đã là thành viên của Thỏa ước Madrid, qua đó có thể đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài chỉ cần thông qua nộp một đơn quốc tế duy nhất có chỉ định rõ quốc gia mà nhãn hiệu cần bảo hộ (thành viên của Thỏa ước). Thủ tục đăng ký theo Thỏa ước Madrid tuy đã giản tiện và giảm thiếu chi phí rất nhiều cho các doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hai điểm bất cấp chủ yếu là chỉ có thể nộp đơn đăng ký quốc tế khi nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam (thường là 1 năm sau ngày nộp đơn) và hầu hết các thị trường xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm lại không tham gia Thỏa ước này. Theo đó, dù Việt Nam là thành viên của Thỏa ước nhưng khi cần bảo hộ nhãn hiệu ở các thị trường tiềm năng thì doanh nghiệp lại phải chuẩn bị từng đơn riêng vào từng quốc gia; hoặc nếu doanh nghiệp có thể đăng ký theo Thỏa ước thì cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để được cấp văn bằng bảo hộ.
Nghị định thư ra đời đã giải quyết được hầu hết các hạn chế nêu trên. Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài ngay cả khi chưa đăng ký bảo hộ ở thị trường trong nước và số thành viên tham gia Nghị định thư hiện nay đã lên đến 74 quốc gia bao gồm các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Mỹ và một số nước ASEAN. Doanh nghiệp Việt Nam giờ đây có thể sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu khi muốn bảo hộ nhãn hiệu ở các thị trường tiềm năng với chi phí chung cho tất cả các thị trường. Nếu như để đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu cho một nhóm sản phẩm ở Nhật, người nộp đơn mất chừng 2000-2500USD, ở Mỹ là 1500-2000USD thì giờ đây, họ chỉ
mất chừng 1500USD cũng có thể chỉ định việc bảo hộ ở nhiều quốc gia cùng một lúc và thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng giảm thiểu đến mức tối đa trong khoảng 1-2 năm.
Như vậy, việc Việt Nam gia nhập chính thức vào Nghị định thư Madrid thực sự đã tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Nỗ lực này của chính phủ là nhằm đơn giản hóa quy trình đăng ký quốc tế NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó gián tiếp thúc đẩy ý thức của các doanh nghiệp trong việc chủ động tiến hành đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài.
d. Hệ thống các Tổ chức đại diện SHCN trong nước ngày càng được mở rộng, hỗ trợ tích cực cho việc đăng ký NHHH trực tiếp tại các quốc gia. mở rộng, hỗ trợ tích cực cho việc đăng ký NHHH trực tiếp tại các quốc gia.
Cho đến trước ngày 11/07/2006, khi Việt Nam chỉ mới tham gia đăng ký quốc tế NHHH theo Thỏa ước Madrid, phần lớn thị trường xuất khẩu của Việt Nam lại là các quốc gia không là thành viên của Thỏa ước này. Do vậy, việc thực hiện đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu được thực hiện trực tiếp tại các quốc gia nơi doanh nghiệp mong muốn nhãn hiệu được bảo hộ thông qua các tổ chức đại diện SHCN (Công ước Paris).
Thực tế này khiến doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với đăng ký theo hệ thống Madrid. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hệ thống các Tổ chức đại diện SHCN hiện nay của Việt Nam đã mở rộng ở quy mô lớn với các chuyên gia thương hiệu và luật sư có trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao.
Năm 1983, khi Bộ khoa học và Công nghệ lần đầu tiên cấp Giấy chứng nhận tổ chức dịch vụ đại diện SHCN (sau này đã huy bỏ do không phù hợp), chỉ có duy nhất một tổ chức được ra đời và hoạt động. Mãi đến năm 1990, số lượng các tổ chức này vẫn chỉ mới đạt được con số 3. Đây thực sự là một điều kiện khó khăn cho các doanh nghiệp nếu muốn đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài khi có quá ít tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ này (vốn là yêu cầu bắt buộc khi đăng ký NHHH trực tiếp tại các quốc gia theo Công ước Paris). Không chỉ
có các doanh nghiệp Việt Nam chậm chạp trong việc nắm bắt các quy định pháp luật của các thị trường quốc tế mà ngay cả những doanh nghiệp sớm nhận thức được tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài cũng khó khăn để thực hiện. Tuy nhiên, đến năm 2000, số lượng các tổ chức này đã lên đến hơn 50 văn phòng và các công ty Luật. Và hiện nay, số tổ chức được phép làm đại diện SHCN đã vượt qua con số 70. Có thể sự phát triển chóng mặt số lượng các tổ chức này đã khẳng định nhận thức về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ SHTT ở nước ngoài nói chung, và đăng ký bảo hộ NHHH nói riêng đã được củng cố rất nhiều. Đồng thời cũng khẳng định sự lớn mạnh về đội ngũ các chuyên gia làm luật, cụ thể là luật SHTT tại Việt Nam những năm qua khi hàng loạt vụ kiện quốc tế về NHHH được các tổ chức Luật Việt Nam thụ lý thành công như Phạm và Liên danh, Lê & Lê, Công ty SHTT và Văn phòng luật sư HAVIP,... Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp có thể yên tâm giao phó một phần lớn trọng trách bảo vệ và phát triển thương hiệu hay chính là hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Không chỉ thực hiện chức năng đại diện SHCN quốc gia,thay mặt doanh nghiệp tiến hành việc xác lập quyền bảo hộ với NHHH ở nước ngoài, họ còn là những nhà tư vấn pháp lý phổ biến, cập nhật và giải đáp cho doanh nghiệp các vấn đề chung về bảo hộ SHTT và riêng về bảo hộ NHHH. Đó là nền tảng của sự thành công trong việc thực hiện đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
2. Hạn chế và nguyên nhân
a. Ý thức của các doanh nghiệp trong việc chủ động đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài vẫn còn yếu kém
Thực tế hiện nay là ý thức chủ động trong việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là còn rất kém. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội được tham gia Hệ thống đăng ký quốc tế NHHH theo Thỏa ước Madrid (trong khi phần lớn các nước ASEAN vẫn chưa kịp gia nhập) với những điều kiện hết sức thuận lợi về thủ tục và chi phí nhưng họ vẫn còn quá bị động trong vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu đối tài sản trí tuệ của mình. Doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào giá trị hàng xuất khẩu đi nước ngoài
mỗi năm mà không chủ động tạo lập một vị thế vững chắc và lâu dài cho hàng hóa ở thị trường nước ngoài bằng các biện pháp bảo hộ mà đầu tiên là đăng ký bảo hộ NHHH. Chỉ khi nhãn hiệu của chính họ bị chiếm dụng bởi các đối thủ cạnh tranh hay chính đối tác làm ăn của họ, các doanh nghiệp mới nhìn nhận được tầm quan trọng khi đã tổn hại quá nhiều trong các vụ kiện cáo để gìn giữ thương hiệu của mình.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Nghị định thư Madrid, vốn là sự kiện được các chuyên gia chờ đợi nhằm đẩy mạnh hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài, nhưng số lượng đơn đăng ký vẫn không tăng lên rõ rệt, cũng chỉ nằm trong khoảng vài chục đơn mỗi năm. Thực trạng này cần được cải thiện sớm nếu không, doanh nghiệp Việt Nam dễ “mất mạng” trên thị trường thế giới bởi không phải vụ kiện nào cũng dành phần thắng về phía Việt Nam.
b. Hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế
Tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam là họ ít khi tìm hiểu kỹ càng về thị trường xuất khẩu mà mình đang hoặc dự định xuất khẩu tới. Xuất phát điểm kinh tế thấp khiến các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nỗ lực sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, thu giá trị lớn. Tuy nhiên, sai lầm của các