Thuốc lá Vinataba

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 52 - 54)

III. Một số trường hợp vi phạm điển hình liên quan đến đăng ký bảo hộ NHHH

4. Thuốc lá Vinataba

Nhãn hiệu thuốc lá “Vinataba” được tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) tạo ra và sử dụng rộng rãi cho sản phẩm thuốc lá chủ lực của mình từ năm 1985. Nhãn hiệu thuốc lá này được ưa chuộng rộng rãi trên cả hai miền

Nam Bắc và đã được công ty xuất khẩu ra nước ngoài. Ngay từ năm 1990, nhãn hiệu đã được công ty đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT Việt Nam. Song, do mải mê với những thành quả mà sản phẩm đạt được trên cả thị trường nội địa và những thành công bước đầu trên thị trường thế giới nên mãi đến năm 2000, tổng công ty mới nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Đến lúc này, Vinataba mới biết rằng, công ty Sumatra ( Indonesia) vốn đã từng là một đối tác làm ăn của công ty đã kịp nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại 12 nước trong khu vực châu Á , trong đó bao gồm toàn bộ khu vực Đông Nam Á và 3 nước : Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Cũng như các trường hợp bị chiếm đọat NHHH của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khác, sự việc này ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch phát triển thị trường đối ngoại của doanh nghiệp. Theo phân tích, mục đích của công ty Sumatra khi đăng ký nhãn hiệu Vinataba tại các quốc gia này trước khi phía Việt Nam kịp nhận thức được là nhằm lôi kéo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam vào các cuộc kiện tụng kéo dài, tốn kém để gây sức ép trong cuộc đàm phán bán lại nhãn hiệu này cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Và trong thời gian đó, không một sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu “ Vinataba” do Việt Nam sản xuất được phép xuất sang các thị trường này. Một mối nguy hại lớn hơn mà Vinataba phải đối mặt khi các thị trường nước ngoài này lại bao gồm những quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, và tương lai đang là Trung Quốc. Khi đó, các hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu “Vinataba” được phép sản xuất một cách hợp pháp do họ có quyền SH đối với NHHH dễ dàng có cơ hội tràn vào thị trường Việt Nam. Và trong thữ tế, một số vụ việc như thế đã xảy ra.

Tổng công ty Thuốc lá đã phải thuê luật sư mở các vụ kiện kéo dài mấy năm nay (hiện nay vẫn đang tiếp tục) cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng về SHTT của Việt Nam cũng như sự vào cuộc của các cơ quan Ngoại giao của Việt Nam tại các nước này. Bước đầu, Tổng công ty đã đòi lại được nhãn hiệu tại Campuchia và Lào. Hiện nay, vụ kiện tại Trung Quốc vẫn đang được các cơ quan chức năng Trung Quốc tiếp tục xem xét. Bên cạnh đó, các cơ quan

chức năng Việt Nam cũng không ngừng tích cực hỗ trợ cho Tổng công ty trong cụ kiện này.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w