Hiện nay ở Việt Nam cả doanh nghiệp và cổ đông đều chưa coi trọng vai trò của nhà đầu tư theo đúng nghĩa của những người cung cấp vốn quan trọng cho công ty hoạt động. Nhà đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty vì nhà đầu tư là người bỏ tiền đầu tư cho công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và cũng là người chia sẻ những rủi ro. Nhà đầu tư cũng là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty trong các cuộc họp cổ đông. Và cuối cùng, thông qua các nhà đầu tư, các công ty có thể quảng bá hình ảnh của mình ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành bại của công ty.
Chính vì vậy, người ta mới nói rằng, thị trường vốn là thị trường của niềm tin. Điều gì sẽ xảy ra với một ngân hàng và một công ty cổ phần khi tất cả khách hàng ồ ạt rút vốn và bán cổ phiếu hẳn ai cũng có thể thấy rõ. Hoạt động IR ( IR- Investor Relation, là tất cả các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn cung cầu về thông tin, mang lại lợi ích cho cả hai bên). Hiện nay, hoạt động IR ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn hình thành, cần nhiều thời gian để đầu tư phát triển. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa có bộ phận IR riêng. Trong tương lai
đây sẽ là một trong những nhân tố quan trọng giúp tăng niềm tin nhà đầu tư cũng như giá trị doanh nghiệp. Ban IR sẽ có những nhiệm vụ cơ bản như sau:
Điều hành trang Web một cách bài bản: Việc cung cấp báo cáo tài chính doanh nghiệp hay những thông tin quan trọng theo Luật định phải tránh được thông tin nội gián, tức là thời điểm gửi báo cáo tài chính... cho SGDCK cũng là thời điểm doanh nghiệp phải công bố ngay trên trang Web; thường xuyên cung cấp tình hình hoạt động và tình hình tài chính của công ty; xây dựng tập hợp thông tin công ty từ 5 năm - 10 năm để kể cả nhà đầu tư cũ và mới đều biết tình hình về công ty.
ChuNn bị các thủ tục về phát hành chứng khoán
Tìm hiểu những nhận xét và đánh giá về cổ phiếu của công ty mình từ nhà đầu tư, công ty chứng khoán, phương tiện truyền thông...từ đó phân tích đánh giá đề xuất với HDQT, BGĐ. Thực hiện công tác quan hệ cổ đông: các thành viên phải am hiểu về các mảng hoạt động kinh doanh, cũng như về tình hình tài chính công ty để sẵn sàng trả lời một cách đầy đủ các câu hỏi của nhà đầu tư đưa ra; xây dựng 1 lịch trình cố định hàng năm, ví dụ 3 tháng / lần vào thời điểm cụ thể được công bố trước để Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư .
Tham mưu cho lãnh đạo công ty tổ chức Đại hội cổ đông: tạo môi trường giao lưu mở giữa nhà lãnh đạo.
5.3 Đối với nhà đầu tư
Cần phải thường xuyên nâng cao kĩ năng, trình độ và có sự chuNn bị tốt về tâm lý khi tham gia TTCK, về lâu dài TTCK không phải là nơi mà mọi người đều có thể tham gia, chỉ những NĐT thật sự có trình độ và tỉnh táo mới có đủ năng lực giúp bản thân hạn chế rủi ro tận dụng cơ hội và hi vọng giành được những kết quả tốt.
Khi có sự hiểu biết và đánh giá tốt thì bản thân NĐT chính là những người hỗ trợ giám sát, quản lý công ty, đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình và góp phần phát triển hệ thống công bố hoàn thiện hơn nữa và thị trường chứng khoán bền vững về sau.
Nhà đầu tư nên tích cực tham gia các khóa học ngắn hạn tổng quan về chứng khoán hoặc khóa học chuyên sâu phân tích tài chính, ngoài ra luôn chủ động cập nhật thông tin trên UBCK, SGDCK, tạp chí và kênh thông tin chuyên ngành..
Nhà đầu tư cần phải chủ động học hỏi nâng cao trình độ và hiểu biết về thị trường chứng khoán, nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin, đòi hỏi những quyền lợi chính đáng
của mình, chủ động trong quan hệ với công ty đưa ra những kiến nghị đề xuất tại các cuộc gặp gỡ nhà đầu tư và ĐHCĐ.
NĐT phải tự kiểm chứng thông tin khi thực hiện đầu tư và không nên hoàn toàn tin tưởng vào bất kì công ty hoặc tổ chức nào, thực tế chứng minh rằng vì lợi ích mà các công ty sẵn lòng lừa dối NĐT, nên việc thận trọng trong đánh giá thông tin là thật sự cần thiết khi môi trường thông tin của thị trường Việt Nam chưa thật sự trong sạch.
5.4 Đối với Bên thứ ba
5.4.1 Công ty xếp hạng tín nhiệm
Cơ quan xếp hạng minh bạch có thể do UBCK thành lập hoặc do một tổ chức tư nhân có năng lực và tính độc lập nhằm xếp hạng quá trình công bố thông tin của các công ty niêm yết, vì khi thị trường chưa đạt được sự hiệu quả cần thiết để phản ánh lợi ích – chi phí của công bố thông tin, cần phải xây dựng các công cụ đánh giá tương tự như chính sách xử phạt khi vi phạm công bố nhằm tạo hiệu ứng lợi ích – chi phí khi công bố, để từ đó khi cảm nhận về chi phí gia tăng khi không công bố thông tin sẽ là động lực để các công ty niêm yết gia tăng công khai thông tin, giúp thị trường phát triển bền vững.
Các chỉ số xếp hạng sẽ được dùng để:
Bổ sung vào hồ sơ gửi lên UBCK khi công ty thực hiện đăng kí niêm yết, phát hành thêm cổ phiếu, phát hành trái phiếu..
Làm cơ sở để NĐT bổ sung vào mô hình định giá công ty, giảm thiểu tổn thất khi định giá không chính xác do thiếu thông tin.
Chì số minh bạch này sẽ là động lực để công ty niêm yết thay đổi chính sách công bố thông tin, gia tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động Công bố làm tiền đề cho việc hội nhập và tiến hành niêm yết ở các thị trường chứng khoán quốc tế
Ngoài ra, việc xếp hạng minh bạch sẽ gia tăng sức hấp dẫn cho các NĐT quốc tế vào Việt Nam, khi có sự tham gia của NĐT nước ngoài thì đó chính là đòn bNy nhằm gia tăng tính hiệu quả của thị trường, các hiệu ứng tín hiệu thông tin, mối quan hệ lợi ích – chi phí mà chúng ta đề cập sẽ xảy ra theo đúng quy luật của nó.
Thông tin cung cấp cho NĐT luôn đầy đủ kịp thời, NĐT luôn tin cậy về thông tin phát hành và kết quả là NĐT sẽ sẵn sàng bỏ vốn cùng các công ty phát triển và chia sẻ lợi nhuận lẫn khó khăn. Đó mới chính là điều mà chúng ta cần hướng đến cho một thị trường chứng khoán thật sự phát triển và bền vững.
5.4.2 Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán với tư cách là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tuy chịu sự quản lý của UBCK nhưng vẫn có sự độc lập nên thật không dễ dàng để công ty chứng khoán từ bỏ mục tiêu lợi nhuận và tuân thủ theo những đề xuất giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin (đây chính là lợi thế của các công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh). Một số kiến nghị đối với các công ty chứng khoán là:
Tuân thủ những pháp luật về thực hiện giao dịch, không ưu đãi cho khách hàng mua bán khống chứng khoán, không tạo điều kiện để khách hàng thao túng giá cổ phiếu…
Nếu khách hàng phải thực hiện công bố thông tin theo quy định trước khi giao dịch, thì công ty chứng khoán phải chờ đến khi khách hàng công bố thông tin đầy đủ và được sự đồng ý của UBCK mới thực hiện giao dịch.
Không nên cung cấp thông tin về hoạt động tư doanh nếu chưa có sự cho phép của UBCK
Cần phải có sự bảo đảm với thông tin cung cấp cho NĐT thông qua các báo cáo phân tích, kiến nghị đầu tư thay vì hiện nay trách nhiệm của các công ty chứng khoán vẫn để ngỏ trong các báo cáo phân tích này, vì đây cũng là nguồn thông tin để NĐT tham khảo, có ảnh hưởng đến tâm lý NĐT và thị trường.
Giới hạn phạm vi các báo cáo phân tích liên quan đến hoạt động của công ty nếu không có nguồn thông tin chính thống từ Công ty và cần nhận được sự cho phép của công ty vì khi thông tin được công khai thì chi phí mà Công ty gánh chịu từ thông tin sai lệch sẽ rất lớn.
Cần có những quy định về trách nhiệm của các công ty chứng khoán trong hoạt động công bố thông tin về các công ty niêm yết vì các công ty chứng khoán có tiến hành thu phí khi phát hành các Báo cáo phân tích, nên không thể không chịu trách nhiệm trước thông tin mà mình đưa ra, từ đó chấn chỉnh, nâng cao ý thức cùa công ty chứng khoán về công bố thông tin, giúp góp phần nâng cao chất lượng thông tin cho NĐT, giảm thiểu những tổn thất và thiệt hại khi thông tin có sự sai lệch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 cung cấp những đề xuất giải pháp chương này đề xuất giải pháp để cải tiến hệ thống công bố hiệu quả hơn xét trên các góc độ của công ty niêm yết, nhà đầu tư và thị trường. Các biện pháp đưa ra để các nhà hoạch định chính sách và các công ty tham khảo nhằm cải tiến số lượng và chất lượng thông tin công bố cũng như nâng cao ý thức của nhà đầu tư Việt Nam, từ đó có thể xây dựng nên hệ thống công bố phát triển hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Thông qua đề tài, chúng ta cũng phần nào nhận biết những vấn đề đang tồn tại hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam về hoạt động công bố minh bạch thông tin. Công bố minh bạch thông tin chính là nhân tố quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển bền vững của thị truờng chứng khoán. Trong thời gian vừa qua hàng loạt những vấn đề về sai phạm thông tin, thiếu minh bạch trong công bố thông tin xuất hiện đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà đặc biệt là đối nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư là thành viên quan trọng nhất của thị trường, chính năng lực tài chính, quyền lợi và kiến thức của họ quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. Sự phát triển của thị truờng chứng khoán đồng nghĩa với trình độ và yêu cầu thông tin của nhà đầu tư cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Do đó bảo vệ nhà đầu tư chính là bảo vệ sự bền vững của thị trường.
Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn đóng góp cho công ty và nhà đầu tư nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin cũng như chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động công bố tìm kiếm thông tin, giúp môi trường thông tin hoàn thiện tốt hơn trong tương lai. Từ đó, công ty có chi phí sử dụng vốn ngày càng giảm đi và gặp thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác nhau, gia tăng mức vốn hóa thị trường. Chính phủ, cơ quan quản lý, nhà tạo tập thị trường có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng thị trường chứng khoán và công ty niêm yết để đưa ra các chính sách thích hợp nhằm hướng dẫn cũng như giảm thiểu những hình thức biến tướng có hại cho thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư ngày càng chủ động trong hoạt động đầu tư, dễ dàng tiếp cận với những nhiều nguồn thông tin tin cậy và đặc biệt là cùng được đặt trên một sân chơi công bằng, bình đằng.
Trong quá trình thực hiện do hạn chế về mặt thời gian cũng như các yếu tố khách quan khác nên đề tài chưa thể phân tích và đo lường cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích chi phí ở Việt Nam ra sao, cũng như xác định ngưỡng thông tin tối thiểu cho các công ty mặc dù theo nguyên tắc OECD thì các quy định pháp luật hiện nay về công bố thông tin là khá bao quát. Mười năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là con số nhỏ, đã đến lúc cần có những nhận định và quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến vấn đề công bố minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, cụ thể là trong tương lai có thể xây dựng mô hình và đo lường mối quan hệ
giữa giá trị công ty và tính minh bạch thông tin cũng như phân tích thêm những khía cạnh khác về lợi ích chi phí kết hợp mở rộng phạm vi khảo sát hơn nữa để có một cái nhìn toàn diện hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cuối cùng để các đề xuất và gợi ý chính sách có khả thi trong thực tiễn, đề tài mong muốn sự tự nguyện từ bản thân công ty niêm yết, sự nhận thức đúng đắn và đòi hỏi quyền lợi ngày càng cao từ phía nhà đầu tư, cũng như từ phía cơ quan quản lý là sự hoàn chỉnh thống nhất các quy định pháp luật, gia tăng năng lực tổ chức quản lý và giám sát thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Tài chính, Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, áp dụng từ 1.3.2010.
Quy Chế Công Bố Thông Tin Số 09/QĐ-SGDHCM
Quy Chế Niêm Yết Chứng Khoán 168/QĐ-SGDHCM
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Tạp chí Phát triển KT “Minh Bạch Thông Tin Trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Tài liệu tiếng Anh
David Weil (2002), “The Benefits and Costs of Transparency: A Model of Disclosure Based Regulation”.
Christian Leuz và Peter Wysocki (3/2008), “Economic Consequences of Financial Reporting and Disclosure Regulation: A Review and Suggestions for Future Research”.
Hsiang-Tsai Chiang and Li-Jen He, Corporate Governance: An International Review, 2010, 18(1): 18–31, Board Supervision Capability and Information Transparency.
OECD (2004), OECD Principles of Corporate Governance 2004.
OECD, Methodology for assessing the implementation of the OECD principles of Corporate Govarnance.
Sandeep A. Patel, George Dallas (October 16 2002), Transparency and Disclosure:Overview of Methodology and Study Results—United States : 98 Individual
Transparency and Disclosure Questions.
Yerevan (May 2006), International Finance Corporation, Public disclosure and transparency.
Tổ chức trong nước
Báo điện tử Vietnamnet http://vietnamnet.vn
Bộ tài chính www.mof.gov.vn
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM http://www.hsx.vn
Tạp chí phát triển kinh tế www.tcptkt.ueh.edu.vn
Hội kiểm toán viên nghề nghiệp Việt Nam www.vacpa.org.vn
Thời báo Kinh tế Việt Nam http://vneconomy.vn
Ủy ban chứng khoán nhà nước www.ssc.org.vn
Website www.saga.com.vn www.vafi.org.vn http://kiemtoan.com.vn http://www.tapchiketoan.com http://cafef.vn http://stox.vn http://kinhtetaichinh.blogspot.com www.sirvina.com
Website của 122 công ty niêm yết trong danh sách khảo sát.
Tổ chức quốc tế www.wikipedia.com
PHỤ LỤC A
NGUYÊN TẮC CỤ THỂ
VỀ CÔNG BỐ - MINH BẠCH THÔNG TIN CỦA OECD
Ở hầu hết các quốc gia trong OECD, phần lớn thông tin, bao gồm những thông tin bắt buộc và thông tin không bắt buộc, được biên soạn bởi các công ty chưa niêm yết và công ty thương mại, rồi sau đó được công bố cho nhiều đối tượng sử dụng bên ngoài. Công bố thông tin được yêu cầu tối thiểu mỗi năm một lần, tuy nhiên một số quốc gia yêu cầu công bố theo định kì giữa năm, hằng quý hay thường xuyên hơn tùy theo thông tin đó có ảnh hưởng như thế nào đến công ty. Các công ty thường xuyên chủ động công bố thông tin, thay vì thực hiện các yêu cầu công bố tối thiều, thể hiện trách nhiệm với yêu cầu thị trường.
Một hệ thống công bố thông tin hiệu quả có khả năng thúc đNy tính Minh bạch, là yếu tố then chốt của thị trường với vai trò làm nền tảng cho công tác điều hành ở các công ty và gia tăng năng lực của các cổ đông trong việc thực hiện quyền sở hữu dựa trên hiểu biết cơ bản về thông tin