Thực tiễn cho thấy Thông tư 09 (có hiệu lực từ ngày 1/3/2010) mới ban hành và có hiệu lực điều chỉnh tức thì nên nhiều công ty và nhà đầu tư chưa hiểu biết hết, dẫn tới vi phạm xảy ra thường xuyên hơn.
Mức xử phạt hiện nay (Phụ lục E) chỉ mang tính hình thức nên dù cho phát hiện ra càng nhiều vi phạm thì vẫn không thể làm giảm các bất cân xứng thông tin. Vì vậy ở một thị trường mới nổi như Việt Nam, những lợi ích to lớn từ công bố thông tin (nâng cao uy tín, sức cạnh tranh, thương hiệu, giá trị cổ phần, giảm chi phí vốn..) vẫn còn chưa được nhận thức rõ thì các hình thức xử phạt cứng rắn hơn mới giúp thị trường minh bạch và công bằng trong mắt các NĐT.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hoạt động này đã được tăng cường khi diễn biến thị trường sôi động trở lại. Trong số 154 quyết định xử phạt được cơ quan này ban hành năm 2009, đã xử phạt 7 vụ thao túng thị trường và giao dịch nội gián.
Thực trạng cơ chế giám sát quản lý của UBCK ta thường thấy có một số vấn đề như thời gian xử phạt còn kéo dài, cơ chế giám sát còn yếu :
Một vài trường hợp tiêu biểu như:
CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel về việc nhận vốn góp sai quy định của diễn ra từ tháng 10/2007 kéo dài đến tháng 4/2009.
CTCP VRG Đá Bình Định về việc chào bán chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện của diễn ra từ 31/12/2007 đến 30/6/2008.
Sự tinh vi của các đối tượng tham gia thị trường ngày càng tăng: Trong số các vi phạm bị xử phạt năm 2009, có 20% vi phạm về công bố thông tin giao dịch của các cổ đông nội bộ trong công ty niêm yết. Các đối tượng khá tinh vi trong việc mở nhiều tài khoản và ủy quyền giao dịch nhằm qua mặt sự kiểm tra của UBCK và do đó để có thể phát hiện 1 vụ giao dịch nội gián có thể mất 2-3 tháng.
Mất nhiều thời gian xử lý và thu thập bằng chứng: thực tế ở các cơ quan giám sát ở các thị trường phát triển cũng chỉ xử phạt 2-3 vụ (trong tổng số 40-50 vụ được điều tra).
3.2 Thực trạng hoạt động công bố thông tin của Công ty