Thông tin trong báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

Hiện nay tồn tại một số vấn đề tiêu biểu như: Chênh lệch số liệu Báo cáo tài chính trước sau kiểm toán, Gia hạn chậm nộp báo cáo tài chính quý/năm, Ý kiến kiểm toán viên bị bỏ qua, nhiều công ty chưa thực hiện được Báo cáo tài chính hợp nhất...

3.2.1.1 Chênh lệch trong báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là công cụ hữu ích nhất của công ty trong việc truyền tải thông tin về hoạt động đến các đối tượng quan tâm trên thị trường (công ty, NĐT, cơ quan quản lý…). Vấn đề về tính trung thực của BCTC luôn là một trong những vấn đề trọng tâm khi đánh giá tính minh bạch công khai của các công ty niêm yết. Có hai kịch bản thường thấy xảy ra đối với chênh lệch trong BCTC:

Một là trường hợp công ty che giấu các khoản lỗ: một số công ty vẫn công bố lãi và hoàn thành kế hoạch các quý trong năm, nhưng đến khi báo cáo quý IV hay báo cáo thường niên được công bố, thì công ty lại công bố lỗ. Lý do thường thấy do không ít công ty cố ý chậm trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản đầu tư cũng như không hạch toán đầy đủ chi phí vào các quý đầu năm. Trong trường hợp không phải do tính toán của công ty, mà do sự sụt giảm của TTCK, biến động giá nguyên vật liệu, hàng hóa, hay sức cầu giảm, tiền đồng giảm giá dẫn đến thua lỗ, thì công ty cũng cần rút ra bài học về việc hạch toán trích lập đầy đủ dự phòng cho các tổn thất đã nêu trong các báo cáo quý, thay vì thiếu trách nhiệm và đNy khoản dự phòng này dồn về cuối năm.

Hai là ngược lại có nhiều công ty tìm cách che giấu những khoản lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau như trích lập dự phòng giảm giá quá ít so với mức độ giảm giá thực tế của các khoản đầu tư; các công ty bất động sản bán được nhà đất nhưng không đưa khối tiền đó vào khoản thu mà để vào phần tạm thu. Không phát sinh doanh thu, tức không thể tính lãi và nhờ vậy mà công ty che bớt được khoản lời, tạo ra bức tranh giả tạo về thực trạng hoạt động của công ty.

Mục đích của các công ty có thể nhằm để cho giá cổ phiếu không bị rớt giá nhanh, nhà đầu tư trên thị trường chậm bán ra để nội bộ công ty có thời gian bán tháo cổ phiếu tránh mất giá cổ phiếu do bán sau. Thực tế trên các sàn giao dịch khi quý III/2009, hàng loạt cổ đông nội bộ đăng ký bán cổ phiếu trong khi tình hình kinh doanh của công ty đang “lãi”. Thị trường đang xuống dốc, đa số các công ty đều báo lỗ, nhưng nhìn lại trên 2 sàn chứng khoán niêm yết thì nhiều thành viên HĐQT của các công ty đăng ký mua vào. Việc công ty giấu lời là để trong nội bộ có cơ hội mua lại cổ phần dễ dàng, nhất là trong lúc thị trường cổ phiếu đang có giá thấp như hiện nay.

Cả hai trường hợp đều tác động không tốt đến NĐT bởi nhận định sai lệch về triển vọng tài chính của công ty trong một thời gian dài và nếu tác động này khi sẽ lan tỏa đến toàn bộ thị trường tài chính sẽ là một vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Công ty xăng dầu VIPCO (VIP) có lợi nhuận 10 tháng đầu năm đạt gần 102 tỉ đồng; thế nhưng đến cuối năm công ty này bất ngờ công bố lợi nhuận quý 4 là âm 31.5 tỉ đồng. Lý do của sự điều chỉnh này, theo ban giám đốc là do trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá (35 tỉ đồng).

Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Long An (LBE): 3 quý liên tiếp có lãi, nhưng đến quý 4, lợi nhuận sau thuế âm 391 triệu đồng. Lý do, theo BCTC của công ty là do giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí bán hàng tăng, trong khi nguồn thu từ kinh doanh không đủ bù đắp. Tính hết năm, lợi nhuận sau thuế của LBE giảm gần 40% so với năm 2008 còn 1,35 tỉ đồng.

Công ty cổ phần Du lịch Vinpearlland (VPL): trong quý 3, lợi nhuận sau thuế của công ty này lên đến 51,3 tỉ đồng; nhưng đến quý 4, do chi phí tăng cao nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính chỉ còn gần 1,4 tỉ đồng. Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế của cả năm 2009 âm đến 37,3 tỉ đồng.

Công ty thủy sản Nam Việt (ANV): sau khi có những khởi sắc trong quý 3, lãi 4,77 tỉ đồng; thì trong quý 4, Nam Việt lại lỗ 101,8 tỉ đồng. Và như vậy trong cả năm, Nam Việt lỗ đến 176 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2008, công ty này có lãi 97,7 tỉ đồng. Những khó khăn trong xuất khNu cá tra, cá ba sa là nguyên nhân chính dẫn đến việc thua lỗ nặng nề của Nam Việt trong năm 2009.

Quý 4 vừa qua, Công ty nước giải khát Tribeco (TRI) lỗ thêm 24,4 tỉ đồng, đưa mức lỗ cả năm lên 86,2 tỉ đồng. Lỗ của TRI là do chi phí bán hàng lớn, và do công ty liên doanh liên kết thua lỗ.

3.2.1.2 Chậm nộp báo cáo tài chính

Theo thông tư số 09/2010/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/3/2010, ngày 10/4 sẽ là thời hạn cuối cùng để các công ty niêm yết thực hiện công bố BCTC năm có kiểm toán (với các công ty có kỳ kế toán năm kết thúc vào ngày 31/12). Đồng thời, ngày 20/4 là thời hạn hoàn thành và công bố báo cáo thường niên (BCTN) của các công ty này. Theo số liệu cuả Sở giao dịch thành phố Hồ Chí minh HOSE tổng hợp vào ngày 10/04/2010 hiện có 170/222 công ty nộp BCTC năm còn về BCTC năm tóm tắt chỉ có 4 công ty thực hiện.

Lý do tạm hoãn nộp báo cáo tổng hợp trên SGDCK thường có nhiều vấn đề khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan. Ta cũng nhận định hiện nay nếu muốn chủ động trì hoãn BCTC thì có rất

nhiều lý do khác nhau tuy nhiên các hình thức xử lý đối với công ty niêm yết còn thấp chưa đủ tính răn đe. Đối với những lý do chủ quan như che giấu tình hình hoạt động của công ty, làm giá hay tận dụng cơ hội làm lợi thì tạm thời không xét tới. Một số lý do khách quan của một vài công ty niêm yết như sau:

Chờ kết quả của công ty kiểm toán (Chế biến xuất nhập khNu Thủy sản CADOVIMEX - CAD): Thực trạng vì số lượng công ty kiểm toán đủ tiêu chuNn vẫn còn ít so với các công ty niêm yết nên có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng và thời gian lập báo cáo kiểm toán. (chỉ có 35 công ty kiểm toán đạt chuNn theo quy định UBCK năm 2010)

Liên quan đến BCTC hợp nhất do chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của các công ty con (Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam - VNE) hoặc chưa tập hợp được BCTC của công ty thành viên, liên kết (Công ty cổ phần Gemadept - GMD): thực trạng cho thấy công tác chuNn bị của các công ty niêm yết chưa tốt. Bản thân các công ty có thể gặp khó khăn do những vấn đề như kinh nghiệm, trình độ của một bộ phận đội ngũ nhân sự kế toán thực hiện công tác lập BCTC hợp nhất chưa cao, đôi khi số liệu báo cáo của các đơn vị thành viên cũng không nhất quán với nhau về chính sách, mẫu biểu… làm cho quá trình hợp nhất gặp nhiều khó khăn.

Do công ty hoạt động ở nhiều địa bàn khác nhau nên việc tổng hợp số liệu mất thời gian và phức tạp hơn ( Xây lắp bưu điện Hà Nội - HAS) với lý do khách hàng trải đều khắp cả nước nên việc đối chiếu công nợ gặp khó khăn. Về vấn đề này nếu thực tế tồn tại những bất cập như vậy thì trong thời gian tới các cơ quan quản lý nên cân nhắc và linh hoạt thời gian nộp BCTC sao cho vừa phù hợp từng đặc thù công ty nhưng cũng không để lạm dụng lý do trì hoãn công khai BCTC.

3.2.2 Giao dịch nội gián

Giao dịch nội gián là hành vi của NĐT cá nhân hoặc NĐT tổ chức có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố công khai nhằm mua - bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để hưởng lợi. Cụ thể, cá nhân tổ chức được coi là giao dịch nội gián khi sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua - bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình; bên thứ ba tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho bên thứ ba mua - bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

Giao dịch nội gián cũng là một trong số các hệ quả của bất cân xứng thông tin, khi có sự chênh lệch thông tin thì sẽ xuất hiện các tình trạng như ép giá để gom cổ phiếu hay làm giá lên để thoát hàng, tạo cung cầu giả tạo nhằm đánh lừa các NĐT nhẹ dạ buộc họ phải bán cổ phiếu cắt lỗ hay mua cổ phiếu ở mức giá quá cao gây thiệt hại cho NĐT và thị trường chứng khoán trở thành một “canh bạc” hơn là nơi cung cấp vốn đúng nghĩa cho các công ty niêm yết. Bản chất thị trường

lành mạnh là phải công khai- minh bạch tạo sự bình đẳng đối với tất cả các NĐT. Vấn đề giao dịch nội gián đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị truờng do đó cần phải có sự quan tâm đúng mức, đề xuất những cách thức để kiểm soát và xử lý vấn đề này để thị trường phát triển lâu dài và bền vững.

Một số trường hợp giao dịch nội gián được xử phạt gần đây:

Trường hợp của bà Đào Thị Kiều, cổ đông nội bộ (vợ của ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT) của CTCP Tập đoàn khoáng sản Hamico (KSH) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng của KSH cho bà Nguyễn Thị Nhung và ông Nguyễn Văn Giống (đều ngụ tại tỉnh Hà Nam) để giao dịch cổ phiếu KSH trong tháng 9.2009, trước khi thông tin này được công bố. Từ thông tin này, cổ phiều KSH đã có 19 phiên tăng trần đầy ấn tượng từ mức giá 18.000 đồng và đạt đỉnh 93.000. Với mức biến động giá như trên đem lại một lợi nhuận khổng lồ cho các đối tượng trên và hình thức xử phạt 50 triệu/cá nhân thật sự thiếu tính răn đe cho thị trường bởi lẽ họ sẵn sàng vi phạm để đạt được nguồn lợi nhuận lớn hơn hàng chục thậm chí hàng trăm lần.

Trường hợp công ty Nhà Thủ Đức(TDH): Theo UBCK, trong thời gian từ ngày 21/9/2009 đến ngày 1/10/2009, ông Phước, là nhân viên của công ty Phát triển nhà Thủ Đức (TDH) và ông Thắng đã sử dụng thông tin nội bộ về việc phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1 của TDH để mua, bán cổ phiếu TDH.

Trên thực tế còn nhiều các vụ giao dịch nội gián xảy ra trên thị trường nhưng vẫn nằm trong diện “nghi án” vì cơ chế kiểm soát xử phạt của Ủy ban chứng khoán còn nhiều hạn chế; yếu tố hành chính nhiều và mức xử phạt còn thấp chưa đủ tính răn đe đối với các công ty. Trên thực tế, Bộ luật Hình sự có quy định rất chặt chẽ các vụ vi phạm nội gián, trong đó có xử lý hình sự với mức cao nhất lên tới 7 năm tù tuy nhiên thực tế ta vẫn chưa áp dụng biện pháp chế tài này.

3.2.3 Các vấn đề liên quan đến tin đồn trên thị trường chứng khoán.

Tin đồn là những thông tin không chính thức được công bố, độ chính xác thấp, không có cơ sở, gây nên sự nhiễu loạn nhằm trục lợi riêng.

Tin đồn có thể dưới dạng các thông tin truyền tai giữa các NĐT về chính sách vĩ mô, quy định mới của UBCK hay là những thông tin về một công ty nào đó trên thị trường. Xét theo quan điểm công ty, tin đồn chủ yếu về các vấn đề như: thông tin lợi nhuận đột biến; chia thưởng cổ phiếu với tỷ lệ cao như 1:1, 1:2; phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá (10.000 đồng) với tỷ lệ 2:1,1:1,1:2; thông tin các dự án lớn, góp vốn có tỷ suất sinh lợi cao như khai thác vàng, dự án bất động sản lớn..

Một trường hợp tiêu biểu trên thị trường gần đây:

Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG): tin HPG chia thưởng với tỷ lệ 3:1, có người khẳng định chắc nịch tỷ lệ này là 5:2. Khối lượng giao dịch của HPG từ đầu tháng 9 đến nay đều đạt trên 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên.

Công ty cổ phần Bibica (BBC): Nắm bắt yếu tố thời vụ khi mùa trung thu đang đến, nhiều NĐT thời gian qua mua mạnh mẽ cổ phiếu của Công ty cổ phần Bibica (BBC), nhất là khi có tin đồn thổi công ty này chia tách, chia thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1.

Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông(SAM): tin đồn lợi nhuận đột biến do nhập khNu đồng giá rẻ đầu năm 2009.

Theo đánh giá hiện nay, các tin đồn luôn nhận được sự quan tâm của các NĐT, họ giao dịch đôi khi chủ yếu dựa trên thông tin trên sàn và giữa các NĐT với nhau chứ ít quan tâm thật sự đến công ty họ đầu tư. Dĩ nhiên, không dễ để các NĐT tin tưởng hoàn toàn vào loại thông tin này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các tin đồn hiện nay có mức độ chính xác ngày càng lớn dần tạo được niềm tin của NĐT và hệ quả của nó là thật sự khó lường và cho thấy sự yếu kém của thị trường chứng khoán Việt Nam lẫn trình độ của NĐT.

Ta thấy thị trường chứng Việt Nam còn non trẻ vẫn tồn tại nhiều nhà đầu tư chủ yếu tham gia đầu tư lướt sóng, họ không bỏ quá nhiểu thời gian vào việc phân tích chiến lược lâu dài của công ty mà chỉ theo dõi mức giá lên/ xuống của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Ảnh hưởng của tâm lý hành vi (tâm lý bầy đàn và hiệu ứng đám đông) trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện khá rõ rệt dẫn đến một vấn đề thực tế là tin đồn vẫn còn tồn tại và thực sự có khả năng mang lại lợi nhuận cho NĐT do đó ta cần phải hết sức chú ý vấn đề này vì những tác hại tiêu cực của nó với thị trường.

Nguồn gốc của tin đồn và hình thức phát tán

Thông tin mật của công ty còn có thể bị rò rỉ từ hội đồng quản trị bởi những thành viên này báo cho người quen thực hiện các giao dịch (mua hoặc bán) trước khi thông tin đến với công chúng. Ngoài ra, TTGDCK cũng là nơi dễ rò rỉ nhất vì thông tin được chuyển qua một số phòng ban chức năng của trung tâm trước khi được đăng tải trên website hoặc trên bản tin hằng ngày

Các giao dịch lớn của các quỹ đầu tư thì thông tin bị rò rỉ ở các công ty chứng khoán - nơi các quỹ này đặt lệnh. Các nhân viên ở phòng môi giới là những người tiếp cận thông tin này trước, và một số đã nhanh chân hơn vì khi các quỹ mua cổ phiếu, giá sẽ tăng. Theo giới tài chính, hiện tượng này được xem là một hoạt động giao dịch nội gián với tên gọi phổ biến là “fun-running”.

Các tổ chức lớn có ưu thế về vốn, là thành viên của các Công ty nên họ có ưu thế về thông tin so với các NĐT nhỏ, đồng thời các tổ chức này chỉ nắm tỷ lệ tương đối để không phải công bố thông tin giao dịch cho UBCK như vậy với lợi thế thông tin họ đã rút đi nhanh chóng khi có những vấn đề trong nội bộ công ty.

Xuất phát từ chính NĐT có uy tín, dựa trên phân tích dự đoán về công ty đó, ví dụ như nếu họ thấy lợi nhuận cao hơn cả vốn điều lệ hay như công ty có thặng dư rất lớn thì thường có tin đồn về chia thưởng cổ phiếu (cụ thể trường hợp của cổ phiếu SAM khi có thặng dư hơn 1000 tỷ đồng và lợi nhuận quý 2 hơn 200 tỷ, thì tin đồn chia thưởng 1:1 vào khoản tháng 7/2009 lan đi rất nhanh làm

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)