Quyền biểu quyết ứng với mỗi loại cổ phần

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 71)

Đây là dạng thông tin thuộc nhóm thông tin Quyền sở hữu. Những thông tin thuộc nhóm Quyền sở hữu sẽ cung cấp cho NĐT tầm nhìn bao quát về sự chi phối của các cổ đông lớn và đánh giá vai trò của đối tác chiến lược lên sự phát triển của công ty trong tương lai như thế nào thông qua tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn, thêm vào đó bảng tổng hợp các loại chứng khoán mà công ty phát hành cũng nói lên nhiều ý nghĩa. Mối quan hệ giữa vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và chứng khoán nợ có thể giúp NĐT thấy được phần nào cấu trúc vốn hiện hữu hay những gánh nặng về chi phí cố định thông qua giá trị Cổ phần ưu đãi, chứng khoán nợ…, chính là cơ sở quan trọng trong quá trình định giá giá trị một công ty. Trong đó quyền biểu quyết ứng với mỗi loại cổ phần cần được Công ty công bố rõ ràng để các cổ đông hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của họ khi cần phải thống nhất ý kiến bằng các các phiếu bầu trong các cuộc họp cổ đông. Vì quyền lợi của cả hai bên nên việc công bố thông tin này vả quan tâm đánh giá đúng ý nghĩa thông tin là yêu cầu đối với Công ty niêm yết và NĐT.

Biểu đồ 4.3: Những loại thông tin đề xuất công bố bổ sung

(Nguồn: Theo kết quả tự khảo sát)

4.3.2.2 Báo cáo ghi nhận các kiến nghị đề xuất trong các cuộc họp cổ đông

Họp Hội đồng cổ đông thường niên luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều cổ đông, NĐT vì thông qua đại hội, Hội đồng quản trị tổng kết thành quả lao động trong năm vừa qua, tổng kết những kết quả tốt và đưa ra giải thích trước cổ đông khi kết quả kinh doanh xấu đi. Bên cạnh đó, NĐT có thể biết được tất cả vấn đề của một công ty từ kết quả kinh doanh, các dự án và chiến lược phát triển trong năm tới, các kế hoạch huy động vốn mới..một cách chi tiết cụ thể. Ngoài ra, đây cũng là nơi các cổ đông đưa ra những kiến nghị đề xuất cho công ty, cách công ty phúc đáp những yêu cầu đó sẽ giúp NĐT đánh giá thêm về năng lực quản lý điều hành của HĐQT và BGĐ, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong tương lai.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Quyền biểu quyết ứng với mỗi loại Cổ phần Hoạt động chuyển nhượng của cổ đông lớn Báo cáo ghi nhận các kiến nghị, đề xuất tại cuộc họp cổ đông Chính sách quản trị Công ty Chi tiết các Kế hoạch đầu tư Dự báo về Triển vọng sản phNm Giải trình sự thất bại của các dòng sản phNm. Chi phí kiểm toán. Chi phí ngoài kiểm toán Lương thưởng của BGĐ Các khóa tập huấn cho Ban giám đốc. Hợp đồng giữa BGĐ và công ty Báo cáo của Ban Kiểm Soát Công ty Nhà đầu tư

4.3.2.3 Nhóm thông tin Kiểm toán

Thông tin liên quan đến chi phí kiểm toán và phi kiểm toán thì không bắt buộc công khai, mặc dù trên thế giới hiện nay các thông tin này được đề xuất công bố sau sự kiện Enron, Worldcom vì những mối liên hệ phức tạp giữa công ty Kiểm toán và Ban quản trị. Vì thế trong tương lai khi TTCK ngày phát triển về quy mô và chuyên nghiệp, các công ty nên cân nhắc công khai thông tin này một cách hợp lý, một mặt xây dựng hình ảnh công ty minh bạch trong mắt các NĐT mặt khác giúp các NĐT tránh được những sai lầm khi các vi phạm diễn ra ngày càng tinh vi. Cuối cùng cả hai bên đều nhận được những lợi ích tốt hơn so với trước khi công bố, điều đó làm cho TTCK và hệ thống công bố ngày càng hoàn thiện.

4.3.2.4 Ban giám đốc

Khảo sát cho thấy NĐT quan tâm đến 2 loại thông tin là Khóa học huấn luyện cho Ban giám đốc và thông tin về hợp đồng giữa BGĐ với công ty.

Về các khóa học đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và kỷ năng quản lý, công ty nên đNy mạnh công bố thông tin này vì đây được xem là một hình thức quảng bá hình ảnh tốt về quá trình đầu tư và nâng cao chất lượng quản lý công ty hướng đến tương lai phát triển tốt hơn nữa.

Thông tin về hợp đồng giữa BGĐ và công ty thuộc loại thông tin bảo mật và riêng tư. Trên khía cạnh bên công bố, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu nhận thấy việc công khai hợp đồng của Ban giám đốc với công ty thể hiện những ràng buộc trách nhiệm của BGĐ với công ty, cũng như các nghĩa vụ của công ty với ban giám đốc. Vì thế, một khi công ty có ý định công bố thông tin này để thu hút sự chú ý của NĐT thì cần phải cNn trọng cân nhắc kỹ lưỡng, nếu không sẽ gánh chịu những khoản chi phí phát sinh không mong muốn.

4.3.2.5 Ban kiểm soát

Báo cáo kiểm soát nội bộ: tính quan trọng của dạng thông tin này và độ nhạy cảm về chi phí - lợi ích đối với công ty khá cao, khi dường như Công ty phải công khai những yếu kém về công tác quản lý trong Báo cáo kiểm toán nội bộ khi có những sai phạm xảy ra, nhưng những báo cáo này lại giúp NĐT đánh giá năng lực của BKS và mức độ độc lập ở cấp độ sâu sắc hơn.

Theo khía cạnh NĐT: lợi ích nhận được khá lớn

Theo khía cạnh công ty công bố: với giả định BKS độc lập và có sự tín nhiệm tốt, thì chi phí gián tiếp của Báo cáo Kiểm toán khi công ty có sự yếu kém trong quản lý được công bố

rộng rãi sẽ lớn hơn rất nhiều so với lợi ích nhận được khi công ty có năng lực quản lý tốt, vì hiệu ứng xấu luôn luôn có mức độ lan truyền nhanh và phản ứng mạnh mẽ từ NĐT.

Sau khi cân nhắc giữa nhu cầu NĐT và phân tích hiệu quả của thông tin, lợi ích lẫn chi phí của công ty, khuyến nghị công ty nên chủ động công khai thông tin về Báo cáo kiểm soát, đây sẽ là công cụ bảo vệ NĐT trước các quyết định đầu tư và là động lực thúc đNy công ty hoạt động kinh doanh lành mạnh để không phạm phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến giá trị công ty.

Kết luận: Do việc chấp hành quy định và sự tự giác chưa cao của các Công ty niêm yết; cũng như sự quan tâm chưa đúng mức về các thông tin công bố của NĐT nên khoảng cách thông tin giữa hai bên có sự chêch lệch khá lớn, phản ánh hệ thống công bố tại Việt Nam hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Qua đó ta thấy được TTCK Việt Nam hiện tại rất cần có thêm những nhân tố hỗ trợ ngoài sự cải thiện từ chính hai thành phần cơ bản (Công ty và NĐT) để cải tiến hệ thống công bố, rút ngắn khoảng cách thông tin cũng như cải thiện tính minh bạch của thị trường. Và theo như phân tích trong cơ sở lý luận thì một trong những nhân tố quan trọng chính là Bên thứ ba, tuy nhiên theo như thực tiễn hoạt động của Bên thứ ba ở Việt Nam thì vai trò thúc đNy chưa thể hiện rõ nét. Qua đó cần có những biện pháp cụ thể và thiết thực để cải tiến hệ thống công bố hoàn thiện hơn nữa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này cung cấp những số liệu cụ thể từ kết quả bảng khào sát cho thấy bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá lớn. Ngoài ra, chương này còn đề xuất thêm một số thông tin cần thiết mà công ty nên tự nguyện công bố vì lợi ích của cả hai phía: bên công bố và người sử dụng thông tin.

CHƯƠNG 5:

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG BỐ - MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Từ thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chương này đề xuất giải pháp để cải tiến hệ thống công bố hiệu quả hơn xét trên mọi góc độ

Đề xuất đối với công ty niêm yết Đề xuất với nhà đầu tư

5.1 Đề xuất đối với các cơ quan nhà nước có liên quan

Qua quá trình nghiên cứu các bài học kinh nghiệm minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán của các nước Mỹ, Pháp chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thích hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam hiện nay như sau:

Xu thế hình thành các tập đoàn và mở rộng phạm vi hoạt động ở các quốc gia khác tăng lên là mang tính tất yếu, chúng ta cần tham khảo thêm luật pháp quốc tế để tránh bỡ ngỡ khi gia nhập thị trường đồng thời cũng phải tự sáng tạo và nghiên cứu những giải pháp, cấu trúc cho riêng mình bởi như ta thấy các quy định trên thế giới vẫn còn nhiều lỗ hổng và sự khác biệt trong quy mô thị trường.

5.1.1 Quy định chế tài

Thực hiện nghiêm khắc hơn nữa các biện pháp chế tài xử phạt các công ty và cá nhân vi phạm thông tin để hạn chế sự tiêu cực, không minh bạch trong không công bố thông tin. Hiện tại, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 36 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Theo đó, mức xử phạt mới sẽ lên tới 500 triệu đồng. UBCK cũng dự thảo một văn bản hướng dẫn về xử lý các vi phạm liên quan đến việc truy thu các khoản thu nhập bất chính do hành vi của những người vi phạm gây ra. Tuy nhiên, mức xử lý cụ thể như thế nào sẽ còn phải tính toán và cân nhắc.

Vấn đề điều tra xử phạt các trường hợp nội gián, thao túng khá khó khăn. Vì thế, UBCK cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường bằng việc đNy mạnh thực hiện công tác giám sát, thanh tra, xử lý một số thành viên thị trường và các cá nhân vi phạm . Ở các nước phát triển, ủy ban chứng khoán có nghiệp vụ điều tra, ghi âm, phong tỏa tiền và nhiều biện pháp khác để truy xét, kết luận thuận lợi hơn và mức xử phạt của các nước này cũng rất cao và sau khi kết luận đều có tòa, thNm phán độc lập và tạo điều kiện cho việc xử phạt nặng. Trong khi ở Việt Nam, hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa có những thNm quyền trên, chưa kể mức phạt còn thấp, khung pháp lý chưa đầy đủ. Chính vì vậy, cùng với việc tăng giám sát, quy chế xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán cũng cần được sửa đổi để xử phạt chặt chẽ hơn. Đặc biệt việc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đang bắt đầu theo dõi tài khoản phụ cũng sẽ giúp phát hiện những vi phạm trong giao dịch từ đó có kết luận và xử phạt kịp thời. Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải thực hiện công tác kiểm tra định kỳ và bất thường đối với các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán...

5.1.2 Hệ thống kiểm soát giao dịch

Thiết lập hệ thống kiểm soát giao dịch tự động của các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan từ CTCK, Sở GDCK, trong đó cơ sở dữ liệu thống nhất và phần mềm công bố thông tin thông suốt từ các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán đến Trung tâm giao dịch chứng khoán và các phương tiện truyền thông đại chúng; và áp dụng công nghệ thông tin một cách chủ động và nhanh chóng.

Hiện tại các các công ty niêm yết phải nộp thông tin công bố cho SGDCK Việt Nam dưới

dạng văn bản do mỗi công ty có cách xử lý thông tin số hóa riêng của mình, sử dụng các công cụ

biên tập khác nhau và chỉ duy nhất dưới dạng văn bản là hình thức chung nhất. Tại SGDCK Việt

Nam, thông tin công bố sau đó sẽ được nhập thủ công vào hệ thống trước khi thực hiện các công

việc xử lý dữ liệu khác (ví dụ lưu trữ, xử lý và phân phối). Đồng thời những dữ liệu này sau đó cũng phải được kiểm tra, phát hiện lỗi một cách thủ công, phương pháp này có những nhược điểm là: kiểm soát lỗi và nhập dữ liệu tốn nhiều nhân lực và công sức, mất nhiều thời giờ mới có thể công

bố ra các phương tiện thông tin đại chúng và cho nhà đầu tư. Việc áp dụng công nghệ thông tin một

cách đồng nhất và xuyên suốt sẽ giúp giảm thiểu thời gian nhập liệu, xử lý thông tin, tìm kiếm sai sót. Lựa chọn một định dạng dễ truy xuất và chuyển đổi có thể tăng cường tính hữu ích của các đối tương khác khi muốn sử dụng số liệu v.v…

Ngoài ra, UBCKNN hay SGDCK TP.HCM sẽ giám sát tất cả thông tin quảng cáo của công ty huy động vốn từ công chúng, liên quan đến hoạt động chào bán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công bố bản cáo bạch. Các thông tin quảng cáo này đều phải nói rõ rằng, hồ sơ cáo bạch của công ty đã hoặc sẽ được công bố trong thời gian tới và chỉ rõ nơi NĐT có thể đến lấy cáo bạch. UBCKNN hay SGDCK có trách nhiệm phải giám sát thông tin của công ty, để đảm bảo NĐT được nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước khi công ty được phép phát hành chứng khoán huy động vốn.

Một vấn đề nữa là UBCK cần phải độc lập thật sự và quyết liệt trong hoạt động giám sát, cần công bằng trong hoạt động xử lý không công bố thông tin của các công ty trực thuộc Bộ tài chính, công ty vốn nhà nước (điển hình là SCIC) khi cơ cấu quản lý hiện nay thì UBCK trực thuộc Bộ Tài chính.

5.1.3 Chế độ kế toán và chu!n mực kế toán

Hiện tại, chế độ kế toán và chuNn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số chuNn mực kế toán quốc tế và chuNn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/ IFRS) áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm khác nhau rất đáng kể giữa VAS và IFRS/IAS, trong số đó có những điểm khác nhau có thể ảnh hưởng lớn đến các

quyết định của nhà đầu tư. Sau đây là một số đề xuất nhằm cải thiện sự chênh lệch khác biệt đó, cũng như góp phần bảo vệ quyền lợi NĐT hiệu quả hơn.

Các báo cáo tài chính giữa niên độ. Ghi nhận lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, hay các điều chỉnh lãi lỗ, phần của nhà đầu tư trong các công ty liên kết, liên doanh và các sự kiện phát sinh sau ngày của bảng cân đối kế toán cần được điều chỉnh vào ngày của bảng cân đối kế toán (giữa và cuối niên độ).

Báo cáo tài chính hợp nhất. các công ty nên điều chỉnh, lập và công bố các báo cáo tài chính hợp nhất cho các báo cáo tài chính năm cũng như giữa niên độ, chứ không phải chỉ công bố báo cáo riêng của công ty mẹ trong các báo cáo giữa niên độ như hiện nay

Điều chỉnh cách đo lường và trình bày lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS). Vì EPS là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng và phổ biến mà nó ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của công ty nên lãi được dùng để tính EPS không nên bao gồm những khoản lãi không dành cho các cổ đông phổ thông như lãi để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên và các quỹ khen thưởng không phải cho các cổ đông (theo IFRS). Điều này sẽ giúp phản ánh trung thực và hợp lý kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

5.1.4 Chế độ kiểm toán

Công ty kiểm toán không được thực hiện tất cả các nghiệp vụ kiểm toán của một tập đoàn mà phải chia phần việc cho các công ty kiểm toán khác để tránh tình trạng tập trung lợi ích có thể dẫn tới những tiêu cực có thể xảy ra.

Trong công tác kiểm toán tại công ty, kiểm toán viên cần phải xác nhận cả những dự báo về lợi nhuận trong tương lai của công ty thay vì chỉ kiểm toán những dữ liệu quá khứ

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)