Ban giám đốc

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 73 - 76)

Khảo sát cho thấy NĐT quan tâm đến 2 loại thông tin là Khóa học huấn luyện cho Ban giám đốc và thông tin về hợp đồng giữa BGĐ với công ty.

Về các khóa học đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và kỷ năng quản lý, công ty nên đNy mạnh công bố thông tin này vì đây được xem là một hình thức quảng bá hình ảnh tốt về quá trình đầu tư và nâng cao chất lượng quản lý công ty hướng đến tương lai phát triển tốt hơn nữa.

Thông tin về hợp đồng giữa BGĐ và công ty thuộc loại thông tin bảo mật và riêng tư. Trên khía cạnh bên công bố, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu nhận thấy việc công khai hợp đồng của Ban giám đốc với công ty thể hiện những ràng buộc trách nhiệm của BGĐ với công ty, cũng như các nghĩa vụ của công ty với ban giám đốc. Vì thế, một khi công ty có ý định công bố thông tin này để thu hút sự chú ý của NĐT thì cần phải cNn trọng cân nhắc kỹ lưỡng, nếu không sẽ gánh chịu những khoản chi phí phát sinh không mong muốn.

4.3.2.5 Ban kiểm soát

Báo cáo kiểm soát nội bộ: tính quan trọng của dạng thông tin này và độ nhạy cảm về chi phí - lợi ích đối với công ty khá cao, khi dường như Công ty phải công khai những yếu kém về công tác quản lý trong Báo cáo kiểm toán nội bộ khi có những sai phạm xảy ra, nhưng những báo cáo này lại giúp NĐT đánh giá năng lực của BKS và mức độ độc lập ở cấp độ sâu sắc hơn.

Theo khía cạnh NĐT: lợi ích nhận được khá lớn

Theo khía cạnh công ty công bố: với giả định BKS độc lập và có sự tín nhiệm tốt, thì chi phí gián tiếp của Báo cáo Kiểm toán khi công ty có sự yếu kém trong quản lý được công bố

rộng rãi sẽ lớn hơn rất nhiều so với lợi ích nhận được khi công ty có năng lực quản lý tốt, vì hiệu ứng xấu luôn luôn có mức độ lan truyền nhanh và phản ứng mạnh mẽ từ NĐT.

Sau khi cân nhắc giữa nhu cầu NĐT và phân tích hiệu quả của thông tin, lợi ích lẫn chi phí của công ty, khuyến nghị công ty nên chủ động công khai thông tin về Báo cáo kiểm soát, đây sẽ là công cụ bảo vệ NĐT trước các quyết định đầu tư và là động lực thúc đNy công ty hoạt động kinh doanh lành mạnh để không phạm phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến giá trị công ty.

Kết luận: Do việc chấp hành quy định và sự tự giác chưa cao của các Công ty niêm yết; cũng như sự quan tâm chưa đúng mức về các thông tin công bố của NĐT nên khoảng cách thông tin giữa hai bên có sự chêch lệch khá lớn, phản ánh hệ thống công bố tại Việt Nam hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Qua đó ta thấy được TTCK Việt Nam hiện tại rất cần có thêm những nhân tố hỗ trợ ngoài sự cải thiện từ chính hai thành phần cơ bản (Công ty và NĐT) để cải tiến hệ thống công bố, rút ngắn khoảng cách thông tin cũng như cải thiện tính minh bạch của thị trường. Và theo như phân tích trong cơ sở lý luận thì một trong những nhân tố quan trọng chính là Bên thứ ba, tuy nhiên theo như thực tiễn hoạt động của Bên thứ ba ở Việt Nam thì vai trò thúc đNy chưa thể hiện rõ nét. Qua đó cần có những biện pháp cụ thể và thiết thực để cải tiến hệ thống công bố hoàn thiện hơn nữa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này cung cấp những số liệu cụ thể từ kết quả bảng khào sát cho thấy bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá lớn. Ngoài ra, chương này còn đề xuất thêm một số thông tin cần thiết mà công ty nên tự nguyện công bố vì lợi ích của cả hai phía: bên công bố và người sử dụng thông tin.

CHƯƠNG 5:

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG BỐ - MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Từ thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chương này đề xuất giải pháp để cải tiến hệ thống công bố hiệu quả hơn xét trên mọi góc độ

Đề xuất đối với công ty niêm yết Đề xuất với nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)