Giao dịch nội gián

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 47)

Giao dịch nội gián là hành vi của NĐT cá nhân hoặc NĐT tổ chức có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố công khai nhằm mua - bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để hưởng lợi. Cụ thể, cá nhân tổ chức được coi là giao dịch nội gián khi sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua - bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình; bên thứ ba tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho bên thứ ba mua - bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

Giao dịch nội gián cũng là một trong số các hệ quả của bất cân xứng thông tin, khi có sự chênh lệch thông tin thì sẽ xuất hiện các tình trạng như ép giá để gom cổ phiếu hay làm giá lên để thoát hàng, tạo cung cầu giả tạo nhằm đánh lừa các NĐT nhẹ dạ buộc họ phải bán cổ phiếu cắt lỗ hay mua cổ phiếu ở mức giá quá cao gây thiệt hại cho NĐT và thị trường chứng khoán trở thành một “canh bạc” hơn là nơi cung cấp vốn đúng nghĩa cho các công ty niêm yết. Bản chất thị trường

lành mạnh là phải công khai- minh bạch tạo sự bình đẳng đối với tất cả các NĐT. Vấn đề giao dịch nội gián đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị truờng do đó cần phải có sự quan tâm đúng mức, đề xuất những cách thức để kiểm soát và xử lý vấn đề này để thị trường phát triển lâu dài và bền vững.

Một số trường hợp giao dịch nội gián được xử phạt gần đây:

Trường hợp của bà Đào Thị Kiều, cổ đông nội bộ (vợ của ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT) của CTCP Tập đoàn khoáng sản Hamico (KSH) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng của KSH cho bà Nguyễn Thị Nhung và ông Nguyễn Văn Giống (đều ngụ tại tỉnh Hà Nam) để giao dịch cổ phiếu KSH trong tháng 9.2009, trước khi thông tin này được công bố. Từ thông tin này, cổ phiều KSH đã có 19 phiên tăng trần đầy ấn tượng từ mức giá 18.000 đồng và đạt đỉnh 93.000. Với mức biến động giá như trên đem lại một lợi nhuận khổng lồ cho các đối tượng trên và hình thức xử phạt 50 triệu/cá nhân thật sự thiếu tính răn đe cho thị trường bởi lẽ họ sẵn sàng vi phạm để đạt được nguồn lợi nhuận lớn hơn hàng chục thậm chí hàng trăm lần.

Trường hợp công ty Nhà Thủ Đức(TDH): Theo UBCK, trong thời gian từ ngày 21/9/2009 đến ngày 1/10/2009, ông Phước, là nhân viên của công ty Phát triển nhà Thủ Đức (TDH) và ông Thắng đã sử dụng thông tin nội bộ về việc phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1 của TDH để mua, bán cổ phiếu TDH.

Trên thực tế còn nhiều các vụ giao dịch nội gián xảy ra trên thị trường nhưng vẫn nằm trong diện “nghi án” vì cơ chế kiểm soát xử phạt của Ủy ban chứng khoán còn nhiều hạn chế; yếu tố hành chính nhiều và mức xử phạt còn thấp chưa đủ tính răn đe đối với các công ty. Trên thực tế, Bộ luật Hình sự có quy định rất chặt chẽ các vụ vi phạm nội gián, trong đó có xử lý hình sự với mức cao nhất lên tới 7 năm tù tuy nhiên thực tế ta vẫn chưa áp dụng biện pháp chế tài này.

3.2.3 Các vấn đề liên quan đến tin đồn trên thị trường chứng khoán.

Tin đồn là những thông tin không chính thức được công bố, độ chính xác thấp, không có cơ sở, gây nên sự nhiễu loạn nhằm trục lợi riêng.

Tin đồn có thể dưới dạng các thông tin truyền tai giữa các NĐT về chính sách vĩ mô, quy định mới của UBCK hay là những thông tin về một công ty nào đó trên thị trường. Xét theo quan điểm công ty, tin đồn chủ yếu về các vấn đề như: thông tin lợi nhuận đột biến; chia thưởng cổ phiếu với tỷ lệ cao như 1:1, 1:2; phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá (10.000 đồng) với tỷ lệ 2:1,1:1,1:2; thông tin các dự án lớn, góp vốn có tỷ suất sinh lợi cao như khai thác vàng, dự án bất động sản lớn..

Một trường hợp tiêu biểu trên thị trường gần đây:

Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG): tin HPG chia thưởng với tỷ lệ 3:1, có người khẳng định chắc nịch tỷ lệ này là 5:2. Khối lượng giao dịch của HPG từ đầu tháng 9 đến nay đều đạt trên 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên.

Công ty cổ phần Bibica (BBC): Nắm bắt yếu tố thời vụ khi mùa trung thu đang đến, nhiều NĐT thời gian qua mua mạnh mẽ cổ phiếu của Công ty cổ phần Bibica (BBC), nhất là khi có tin đồn thổi công ty này chia tách, chia thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1.

Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông(SAM): tin đồn lợi nhuận đột biến do nhập khNu đồng giá rẻ đầu năm 2009.

Theo đánh giá hiện nay, các tin đồn luôn nhận được sự quan tâm của các NĐT, họ giao dịch đôi khi chủ yếu dựa trên thông tin trên sàn và giữa các NĐT với nhau chứ ít quan tâm thật sự đến công ty họ đầu tư. Dĩ nhiên, không dễ để các NĐT tin tưởng hoàn toàn vào loại thông tin này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các tin đồn hiện nay có mức độ chính xác ngày càng lớn dần tạo được niềm tin của NĐT và hệ quả của nó là thật sự khó lường và cho thấy sự yếu kém của thị trường chứng khoán Việt Nam lẫn trình độ của NĐT.

Ta thấy thị trường chứng Việt Nam còn non trẻ vẫn tồn tại nhiều nhà đầu tư chủ yếu tham gia đầu tư lướt sóng, họ không bỏ quá nhiểu thời gian vào việc phân tích chiến lược lâu dài của công ty mà chỉ theo dõi mức giá lên/ xuống của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Ảnh hưởng của tâm lý hành vi (tâm lý bầy đàn và hiệu ứng đám đông) trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện khá rõ rệt dẫn đến một vấn đề thực tế là tin đồn vẫn còn tồn tại và thực sự có khả năng mang lại lợi nhuận cho NĐT do đó ta cần phải hết sức chú ý vấn đề này vì những tác hại tiêu cực của nó với thị trường.

Nguồn gốc của tin đồn và hình thức phát tán

Thông tin mật của công ty còn có thể bị rò rỉ từ hội đồng quản trị bởi những thành viên này báo cho người quen thực hiện các giao dịch (mua hoặc bán) trước khi thông tin đến với công chúng. Ngoài ra, TTGDCK cũng là nơi dễ rò rỉ nhất vì thông tin được chuyển qua một số phòng ban chức năng của trung tâm trước khi được đăng tải trên website hoặc trên bản tin hằng ngày

Các giao dịch lớn của các quỹ đầu tư thì thông tin bị rò rỉ ở các công ty chứng khoán - nơi các quỹ này đặt lệnh. Các nhân viên ở phòng môi giới là những người tiếp cận thông tin này trước, và một số đã nhanh chân hơn vì khi các quỹ mua cổ phiếu, giá sẽ tăng. Theo giới tài chính, hiện tượng này được xem là một hoạt động giao dịch nội gián với tên gọi phổ biến là “fun-running”.

Các tổ chức lớn có ưu thế về vốn, là thành viên của các Công ty nên họ có ưu thế về thông tin so với các NĐT nhỏ, đồng thời các tổ chức này chỉ nắm tỷ lệ tương đối để không phải công bố thông tin giao dịch cho UBCK như vậy với lợi thế thông tin họ đã rút đi nhanh chóng khi có những vấn đề trong nội bộ công ty.

Xuất phát từ chính NĐT có uy tín, dựa trên phân tích dự đoán về công ty đó, ví dụ như nếu họ thấy lợi nhuận cao hơn cả vốn điều lệ hay như công ty có thặng dư rất lớn thì thường có tin đồn về chia thưởng cổ phiếu (cụ thể trường hợp của cổ phiếu SAM khi có thặng dư hơn 1000 tỷ đồng và lợi nhuận quý 2 hơn 200 tỷ, thì tin đồn chia thưởng 1:1 vào khoản tháng 7/2009 lan đi rất nhanh làm cổ phiếu SAM tăng trần hơn 3 phiên).

Tin đồn vô căn cứ do một số đối tuợng trên thị trường đánh vào tâm lý đám đông của NĐT nhằm tạo ra tín hiệu sai lệch, hình thức này mang tính chủ động rất lớn nhằm tăng sự lan tỏa thông tin tạo hiệu ứng xấu trong tâm lý của NĐT.

Nguồn gốc phát tán

Thường thì các tin đồn chủ yếu phát tán trên các sàn giao dịch chứng khoán nơi có nhiều NĐT tập trung nên tốc độ lan tin khá nhanh hoặc trên các diễn đàn chứng khoán uy tín. Đặc biệt trên các diễn đàn, thông tin chia thưởng về cổ phiếu, trả cổ tức liên tục được các NĐT đưa ra với những suy luận bằng chứng mà nhìn vào nếu không có sự suy xét sẽ dễ dàng chấp nhận.

Đây cũng là công cụ mà các đối tượng xấu dùng để tạo cảm giác kỳ vọng hay bi quan thái quá lên một cổ phiếu nào đó (vì dụ trường hợp của SAM, S96, SSI, DQC, VTV,...) gây tâm lý xấu đến các NĐT mới, ít kinh nghiệm.

Theo thời gian các diễn đàn này thực chất là nơi để các tổ chức xấu lợi dụng nhằm phát tán tin đồn, gây nên sự mất công bằng và thiệt hại cho NĐT mới.

3.2.4 Giao dịch của những cổ đông lớn/cổ đông nội bộ

Thực trạng hiện nay là các NĐT có khuynh hướng mua bán theo các giao dịch cổ đông lớn, vì họ cho rằng các cổ đông này có lợi thế về thông tin, nắm được những hoạt động của công ty. Dần dần đây chính là sơ hở cho các hoạt động đầu cơ, làm giá cổ phiếu, tin đồn trên thị trường.

Nhìn chung, dạng thông tin này là dạng thông tin khá quan trọng mà Công ty cần thiết phải chủ động công bố vì hệ quả của nó trên thị trường là rất lớn, gây thiệt hại cho NĐT thiếu thông tin và do đó Công ty sẽ đánh mất những uy tín, hình ảnh trong mắt NĐT. Sau đây là một số trường hợp cụ thể:

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản (ICF): Vi phạm công bố thông tin của người có liên quan. Ông Nguyễn Phát Quang Vinh là người có liên quan với ông Nguyễn Phát Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Thương mại Thủy Sản (MCK: ICF) đã bán 21.000 cổ phiếu ICF từ ngày 04/03/2010 đến ngày 09/04/2010 nhưng không công bố thông tin.

Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa (VKP): Vi phạm công bố thông tin của cổ đông nội bộ. Bà Nguyễn Thị Hồng Oanh – Thành viên Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa (MCK: VKP) đã thực hiện mua 6.000 cổ phiếu VKP từ ngày 9/11/2009 đến 10/11/2009 nhưng không công bố thông tin.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (CTG): Vi phạm công bố thông tin giao dịch cổ đông nội bộ. Bà Phạm Thị Thanh là người có liên quan với Ông Phạm Huy Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đã bán 19.900 cổ phiếu CTG vào ngày 21/07/2009 và mua 17.750 cổ phiếu CTG từ ngày 30/07/2009 đến ngày 13/08/2009 nhưng không công bố thông tin.

Ngoài ra còn những vấn đề khác như thông tin trong bản cáo bạch của công ty niêm yết chưa hoàn toàn được kiểm chứng độc lập. Theo thông lệ quốc tế, các công ty tiến hành IPO hoặc niêm yết lần đầu trên sàn chứng khoán phải cung cấp báo cáo thNm định của kiểm toán viên độc lập để đảm bảo thông tin NĐT tiếp cận lần đầu là thông tin trung thực về tình hình tài chính, hoạt động và kế hoạch tương lai của công ty, các dự báo, giả định và giải trình của lãnh đạo công ty. Nhưng tại Việt Nam, đây chưa là quy định bắt buộc và không nhiều công ty tự nguyện thực hiện việc này, dẫn đến tình trạng có những báo cáo thiếu sót, sai lệch ngay từ đầu.

3.3 Thực tiễn hoạt động của bên thứ ba trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.3.1 Vai trò Bên thứ ba

Ủy ban Chứng khoán: Là nơi tập trung, kiểm soát tất cả thông tin về Công ty Niêm yết, cũng như giám sát và xử lí các vi phạm về công bố thông tin.

Công ty kiểm toán: xác nhận sự trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính trước khi công khai cung cấp những dịch vụ đi kèm như tư vấn (tài chính, thuế, quản lý..) dịch vụ định giá tài sản; bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính,kế toán sẽ giúp công ty niêm yết nói riêng và các loại hình công ty nói chung tiết kiệm thời gian, sử dụng được nhiều tiện ích khác.

Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn (môi giới mua bán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư), sẽ làm cầu nối và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm: các xếp hạng của tổ chức này là một trong những nhân tố đánh giá rủi ro tín dụng, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ có tác động rất lớn đến quyết định đầu tư, tài trợ của NĐT.

Với các chức năng của Ủy ban Chứng khoán, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức xếp hạng tín nhiệm được nêu trên, có thể xem đây là các đại diện Bên thứ ba ở Việt Nam – một trong những thành phần quan trọng giúp cải thiện hệ thống công bố thông tin ở Việt Nam.

• Hỗ trợ NĐT đánh giá chất lượng thông tin, giảm thiểu chi phí thu thập, và giám sát hoạt động công bố của công ty.

• Giúp Công ty giảm Chi phí vay, mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty.

• Thúc đNy các tiêu chuNn kế toán và công bố thông tin; tăng cường đối thoại chính sách với các cơ quan quản lý pháp luật giúp thị trường tài chính minh bạch hơn; nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát thị trường của chính phủ.

Thực hiện những nghiệp vụ chuyên môn, cùng với kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, các Bên thứ ba sẽ là cầu nối thông tin giữa các công ty niêm yết với NĐT, đem lại nhiều lợi ích và giảm thiểu đáng kể chi phí cho cả hai bên công bố và sử dụng, góp phần cải tiến hệ thống công bố hơn nữa. Tuy nhiên trên thực tế liệu các công ty chứng khoán Việt Nam có thực sự hoạt động hiệu quả, góp phần làm giảm khoảng cách bất cân xứng thông tin giữa bên công bố thông tin (các công ty niêm yết) với người sử dụng (NĐT)?

3.3.2 Thực trạng Bên thứ ba tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.3.2.1 Ủy ban Chứng khoán

Cơ sở dữ liệu: Thông tin trên trang web của UBCK tuy khá đầy đủ những điểm cơ bản (quá trình thành lập, ngành nghề hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin cơ bản về Ban quản trị, Website và địa chỉ trụ sở...) và các BCTC Quý, năm, BCTC hợp nhất nhưng thiếu tóm tắt về ngành nghề kinh doanh, thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, các công ty con của công ty và không cập nhật về các giao dịch của cổ đông lớn kịp thời. Hình thức trình bày website còn đơn điệu chưa lôi cuốn NĐT. Bên cạnh đó, các file tài liệu BCTC trình bày dưới dạng các trang sao chụp từ BCTC giấy nên gây khó khăn cho NĐT có ý muốn sử dụng số liệu, lập bảng phân tích tài chính vì phải tốn thời gian nhập lại dữ liệu.

Hoạt động giám sát và các quyết định xử phạt diễn ra chậm, làm giảm tính chất ngăn ngừa, răn đe. Bất lợi thuộc về NĐT khi không nắm được các thông tin của công ty phát hành cũng như các quy định về chứng khoán và TTCK.

Phổ biến kiến thức chứng khoán

UBCK sẽ thực hiện vai trò hiệu ứng lan tỏa thông tin trong thị trường nhằm mang lại lợi ích

Một phần của tài liệu Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)