Giải pháp phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 81 - 89)

Bên cạnh những công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước và của Hiệp hội dệt may thì vai trò của các doanh nghiệp đóng một ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao được sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam để qua đó có thể vượt rào thành công trước những rào cản kỹ thuật ngày càng được dựng lên tinh vi của các nước phát triển.

3.5.1. Doanh nghiệp luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần luôn luôn chú trọng công tác nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp của Việt Nam những thông tin có hệ thống về thị trường xuất khẩu bao gồm các thông tin về: các rào cản đang được áp dụng, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, …qua đó doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó được trước những

rào cản kỹ thuật mà thị trường này dựng lên, tạo ra thế chủ động cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường này.

Doanh nghiệp nên thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra về nhu cầu thị trường qua các chương trình thăm dò nhu cầu của thị trường, hoặc tiến hành các chương trình giới thiệu sản phẩm, qua đó thăm dò ý kiến của người tiêu dùng để từ đó có thể cải tiến sản phẩm của mình theo thị hiếu của khách hàng ở từng thị trường quốc tế. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải tìm hiểu sâu về các đặc điểm văn hóa riêng biệt của từng thị trường, cần phải tránh sản phẩm không phù hợp với văn hóa của từng thị trường.

Chính hoạt động nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chủ động ứng phó với những sự biến động của thị trường nhập khẩu, từ đó hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam mới có thể đứng vững trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng cũng như các thị trường khác trên Thế giới.

3.5.2. Doanh nghiệp cần xây dựng và kiện toàn sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế

Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kiện toàn các hệ thống tiêu chuẩn theo đúng quy định quốc tế, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường quốc tế – đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần quan tâm bởi vì chính doanh nghiệp mới là đối tượng tham gia trực tiếp vào quan hệ mua bán với các quốc gia và phải đối mặt với rất nhiều những quy định, rào cản liên quan đến hàng hóa mình muốn xuất khẩu. Do vậy, muốn vượt rào thành công thì hơn hết là các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện hóa được tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp đang áp dụng trong sản xuất.

Muốn vậy, trước tiên các doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu hàng dệt may cần phải có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng đến những hệ thống quy định về tiêu chuẩn chất lượng – kỹ thuật đang được các quốc gia phát triển áp dụng. Sự đầu tư đó bao gồm: đầu tư vào con người cụ thể là chú trọng đến phát triển những cán bộ chuyên nghiên cứu và ứng dụng những quy định về tiêu chuẩn chất lượng – kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may, ngoài ra phải thường xuyên cử

cán bộ của doanh nghiệp đi khảo sát, điều tra thông tin ở thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sau khi đã nghiên cứu sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp mình như: cải tiến, hiện đại hóa trang thiết bị, xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường – đáp ứng theo tiêu chuẩn môi trường đã được đề ra hay xây dựng một hệ thống những quy định về lao động áp dụng cho doanh nghiệp mình sao cho không vi phạm những quy định của SA 8000.

3.5.3. Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may

Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, thành lập ra những tập đoàn dệt may lớn sẽ loại bỏ những doanh nghiệp dệt may yếu kém, không có khả năng cạnh tranh bên cạnh đó khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào liên kết chuỗi, thành lập ra những tập đoàn dệt may lớn mạnh có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, cần đẩy nhanh lộ trình hội nhập ngành dệt may trong khu vực để có thể tăng cường được sức cạnh tranh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể xúc tiến hoạt động liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may không những là với các doanh nghiệp trong nước mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài để trở thành những doanh nghiệp lớn, đáp ứng được những hợp đồng lớn, đáp ứng được các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm

Bên cạnh đó, cùng với việc đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, các doanh nghiệp dệt may cần minh bạch hóa hệ thống tài chính doanh nghiệp, kết hợp chặt chẽ với Nhà nước và Hiệp hội Dệt may để có thể chủ động đối phó trước những vụ kiện bán phá giá của nước nhập khẩu. Ngoài ra, việc chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp là một việc làm vô cùng quan trọng. Thương hiệu là linh hồn của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp, do đó việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nói riêng và cho hình ảnh mặt hàng dệt may nói chung là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của doanh nghiệp.

Chất lượng của mặt hàng dệt may được đánh giá qua hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỹ thuật đó là những thông số kỹ thuật và chỉ tiêu phi kỹ thuật bao gồm các yếu tố về mẫu mã, thẩm mỹ, hợp mốt…hai chỉ tiêu này có tầm quan trọng như nhau nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may luôn phải chú ý đến thỏa mãn cả hai chỉ tiêu này, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của các nước phát triển.

Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, các doanh nghiệp sản xuất dệt may cần:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động trong quá trình tìm kiếm yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất của mình. Như đã biết, mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là từ việc nhập khẩu từ nước ngoài. Chính điều này đã tạo ra sự bị động trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngoài ra làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp do giá nhập khẩu nguyên phụ liệu cao. Để khắc phục được tình trạng trên, trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may nên chủ động đầu tư, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, có thể kết hợp các doanh nghiệp với nhau để có thể phát triển những vùng nguyên liệu lớn hoặc doanh nghiệp phối hợp cùng Hiệp hội dệt may phát triển vùng nguyên liệu qua đó làm tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm dệt may Việt Nam.

Thứ hai, cần đổi mới trang thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các doanh nghiệp dệt may cần tập trung đầu tư vào các thiết bị chuyên dùng nhằm nâng cao chất lượng cũng như hình thức, mẫu mã sản phẩm, đưa thương mại điện tử vào trong sản xuất. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thu hút sự đầu tư của những công ty xuyên quốc gia, tự có những dự án, quy hoạch để kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp dệt may nên chú trọng đề cao thu hút đầu tư và nhập khẩu nguồn công nghệ ở những nước có nền kinh tế phát triển, những nước có công nghệ nguồn. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cũng cần phải có sự cân nhắc đúng đắn, tránh hiện tượng đầu tư ồ ạt gây lãng phí và giảm hiệu suất sử dụng vốn, tài sản để đầu tư. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp hài hòa trong việc sử dụng công nghệ tiên tiến và những công nghệ đang sử dụng để có thể sản xuất sản phẩm tận dụng được mọi

ưu thế mà doanh nghiệp đang có. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chủ động trong việc tìm tòi và thiết kế, sáng tạo các thiết bị khoa học công nghệ phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp mình, tránh việc thụ động hoàn toàn vào các nước có công nghiệp nguồn.

Thứ ba, doanh nghiệp cần chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình bao gồm cả lao động phổ thông, cán bộ kỹ thuật tay nghề cao và cán bộ quản lý. Doanh nghiệp cần thường xuyên đào tạo cho người lao động nhằm: nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao sự hiểu biết và ý thức được về rào cản kỹ thuật đang được áp dụng, đào tạo cho người lao động về những dây truyền công nghệ tiên tiến để người lao động sử dụng với năng suất tốt nhất. Bên cạnh đó, cần thường xuyên đưa cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tham gia các buổi diễn đàn, các buổi tọa đàm, các chuyến đi thực tế sang các quốc gia khác nhằm nâng cao trình độ quản lý, trình độ về khoa học – kỹ thuật.

Thứ tư, doanh nghiệp cần tích cực đổi mới cơ cấu, mẫu mã sản phẩm hợp thời trang, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính. Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Dệt May và Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến cũng như chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của phía Hoa Kỳ để tránh tình hình bất lợi đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Muốn vậy, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ nói riêng cũng như các quốc gia khác. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển phòng ban chuyên ngành thiết kế thời trang, các chuyên gia thiết kế thời trang… Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang cần liên kết, phối hợp với nhau để hình thành ra những trung tâm thời trang lớn, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, đáp ứng được những quy định về tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng cần thường xuyên thuê các chuyên gia nước ngoài, những nhà thiết kế chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hình thức model, hợp mốt và mang phong

Thứ năm, để chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng cần đa dạng hóa sản phẩm. Theo thực trạng chung của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay quy mô vẫn còn nhỏ lẻ thì các doanh nghiệp này nên vẫn tiếp tục phát triển sản xuất những sản phẩm có thế mạnh như các mặt hàng : áo sơ mi, áo cotton, quần áo lót, áo len… thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần đầu tư vào các sản phẩm cao cấp, dần dần khẳng định vị thế và chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ cũng như ở những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may khác của Việt Nam.

3.5.5. Tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một yếu tố quyết định tới sự thành bại của một doanh nghiệp, bởi vì một sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường nhưng nó không có thương hiệu thì doanh nghiệp đó cũng không được công nhận. Vấn đề xây dựng thương hiệu ở Việt Nam còn mới mẻ, và mang lại nhiều bỡ ngỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy lại càng cần phải xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, đến năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của WTO thì thương hiệu, bảo vệ thương hiệu lại càng được đề cao. Muốn vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần:

Thứ nhất, cần xây dựng nhãn hiệu cho doanh nghiệp mình và phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền ở thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế, có như vậy hình ảnh của doanh nghiệp mới được quảng bá.

Thứ hai, doanh nghiệp cần phải luôn luôn củng cố, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua các hoạt động: marketing quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó sản phẩm của doanh nghiệp đi sâu vào thị hiếu người tiêu dùng, qua đó hình ảnh hay chính là thương hiệu của doanh nghiệp được củng cố và phát triển.

Thực hiện tốt hoạt động marketing quốc tế bao gồm rất nhiều khâu nhỏ,trong đó việc hình thành và đa dạng các kênh phân phối tiếp cận thị trường là quan trọng nhất. Doanh nghiệp dệt may có thể thực hiện tốt hoạt động marketing quốc tế thì trước hết cần có và đào tạo một đội ngũ cán bộ marketing quốc tế chuyên nghiệp, có trình độ tay nghề cao, đặc biệt trong quá trình hình thành và đa dạng hóa các kênh phân phối bán hàng, tiếp cận thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một kế

hoạch triển khai rõ ràng, khả thi…do đó các doanh nghiệp có thể liên kết để cùng thực hiện việc thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào hình thành nên các phòng giao dịch, đại lý bán buôn, lẻ, …để có thể giới thiệu và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tận dụng kênh phân phối sản phẩm của người Việt Nam sống xa quê hương để quảng bá cho sản phẩm mình

KẾT LUẬN

Tóm lại, trong thời gian sắp tới Hoa Kỳ vẫn là thị trường hàng đầu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường Thế giới. Tuy nhiên, những rào cản kỹ thuật mà thị trường đang áp dụng cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này.

Hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng nhanh qua các thời kỳ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đến giai đoạn này Việt Nam đã trở thành một trong 150 thành viên của tổ chức WTO. Là thành viên của WTO, Việt Nam cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của WTO đối với các vấn đề về kinh tế – xã hội…và hoạt động dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầu đó.

Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam lớn, thị trường này cũng có một hệ thống rào cản kỹ thuật phức tạp. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này thì hơn hết cần phải vượt rào bằng sức mạnh nội lực của doanh nghiệp mình. Những năm qua, Nhà nước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng như toàn thể doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đều cố gắng hết sức và có những động thái, biện pháp vượt rào, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều yếu kém. Do vây, trong thời gian tới, “vượt rào” những rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ sẽ vẫn được Đảng, Nhà nước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cũng như toàn thể dệt may quan tâm và chú trọng.

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 81 - 89)