Một số biện pháp vượt rào của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 53 - 66)

2.4.1. Các biện pháp vượt rào của Việt Nam

2.4.1.1. Đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất

Luôn đặt mục tiêu hướng sản phẩm dệt may sẽ là sản phẩm mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã luôn chú trọng tới việc đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao được năng lực sản xuất trong nước đặc biệt trong ngành dệt may. Bên cạnh đó, xét về góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp dệt may cũng luôn chú trọng đến việc cải tiến công nghệ sản xuất của doanh nghiệp mình.

Về phía Nhà nước Việt Nam đã luôn có những biện pháp tích cực nhằm phát triển nền sản xuất trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có thể nâng cao được năng lực sản xuất của doanh nghiệp thông qua chính sách chi tiêu ngân sách và thu hút đầu tư hợp lý. Cụ thể, trong chính sách thu hút đầu tư, Nhà nước rất chú trọng đến việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất, đó là Việt Nam đã có những chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt là đối với những nhà đầu tư của những nước công nghiệp phát triển, những nước có công nghệ nguồn và những siêu cường quốc về ngành dệt may. Trước đây, Việt Nam có những chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài thông qua chính sách ưu đãi về lãi suất, thuế, cung cấp thông tin minh bạch cho nhà đầu tư…nhưng sau khi gia nhập WTO các biện pháp ưu đãi về thuế quan, lãi suất không còn được áp dụng thì Việt Nam vẫn luôn có những chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp: đào tạo nguồn nhân lực, giới thiệu và quản bá cho các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam và những quy hoạch đầu tư đang được quan tâm, giúp các doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hệ thống luật đầu tư,….qua đó đã tạo động lực cho các nhà đầu tư khi đến với Việt Nam. Ngoài ra, trong chính sách chi tiêu của Chính phủ, Việt Nam cũng luôn giành một phần rất lớn trong hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển cở sở sản xuất, trang thiết bị sản xuất trong đó có ngành dệt. Bên cạnh đó, Chính phủ

nghệ…với các nước có nền sản xuất dệt may hiện đại trên thế giới để từ đó có thể tận dụng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài để áp dụng với nền sản xuất trong nước nâng cao được năng lực cho ngành sản xuất dệt may của Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện đầu tư nước ngoài đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc.

Đồng hành cùng với Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước cũng luôn đề cao và chú trọng tới hoạt động đầu tư phát triển dây truyền sản xuất cho doanh nghiệp mình, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may. Ví dụ, công ty may Việt Tiến đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ cho dây chuyền sản xuất, cải tạo nâng cấp xây dựng nhà xưởng mới. Năm 2003, công ty tiếp tục đầu tư tiếp 60 tỷ đồng cho một loạt các dây chuyền may phụ kiện hiện đại, phát triển đáng kể năng lực sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhập khẩu của khách hàng. Hiện nay Việt Tiến đã có 20 xí nghiệp may hàng xuất khẩu với nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng tại 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thể giới; trong đó có những dây chuyền may vào loại hiện đại nhất Việt Nam. Bên cạnh đó công ty còn có các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài chuyên sản xuất: xơ gòn, các loại mex, khuy áo… nhờ vậy đã phát triển được nhanh tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Để vươn tới mục tiêu trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn, trong thời gian tới, Tập đoàn dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung đầu tư mạnh sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.

Theo đó, năm 2006, dệt may tiếp tục đầu tư để sản xuất tốt các nguyên phụ liệu dệt may, tổ chức các trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu. Nâng cấp các cơ sở

sản xuất theo hướng hiện đại, áp dụng các tiêu chuân kỹ thuật quốc tế. Xây dựng nhiều khu công nghiệp dệt may tập trung tại các vị trí thuận tiện. Trong đó, riêng Vinatex sẽ đầu tư 1.773 tỷ đồng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng từ 10 - 20 thương hiệu sản phẩm quốc gia và thương hiệu Vinatex. Trong đó, chọn từ 1-2 thương hiệu để tập trung quảng bá ra nước ngoài. Mua bản quyền và liên kết sản xuất với 2 - 4 thương hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam. Trước mắt, Vinatex sẽ thành lập các Trung tâm Thiết kế và Kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tại TP.HCM và Hà Nội.

Đối với thị trường trong nước, hiện nay, Vinatex đã có 28 siêu thị bán lẻ trên toàn quốc và đang tiếp tục mở rộng để có mặt tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, chiếm lĩnh thị trường nội địa làm chỗ dựa để phát triển xuất khẩu. Mới đây đã có một dự án đầu tư lớn trong đó có dự án sản xuất xơ polyeste lớn nhất Việt Nam với tổng mức đầu tư 3000 tỷ đồng. Đây là dự án góp vốn đầu tư giữa Tập đoàn dệt may Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Tiếp tục chương trình đổi mới doanh nghiệp theo lộ trình: Cổ phần hóa toàn bộ các đơn vị thành viên còn lại của Tập đoàn và cổ phần hóa Tập đoàn trong năm 2008. Thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành, tích lũy lợi nhuận từ các ngành kinh doanh hỗ trợ như xây dựng và bất động sản, kinh doanh tài chính, kinh doanh bán lẻ và kênh phân phối nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là dệt, may. Triển khai hoàn thiện các dự án thành lập: VINATEX Land, Công ty truyền thông VINATEX Media, Công ty bán hàng trên mạng, các công ty kinh doanh nguyên phụ liệu dệt, may…

Hay một ví dụ điển hình đối với Công ty may Việt Tiến ngoài việc tập trung cho nguồn nhân lực, May Việt Tiến luôn đầu tư đổi mới thiết bị và cải tiến công nghệ. Từ năm 2001 đến 2006, công ty đã đầu tư khoảng 10 triệu USD để tái đầu tư trang thiết bị, nhất là các loại thiết bị chuyên dùng như hệ thống thiết kế mẫu rập, nhảy size, hệ thống giác sơ đồ, trải, cắt tự động…, mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore…Nhờ đó, công ty quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian cho từng bước công việc, phân

xuất, tiết kiệm được chi phí, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, ngành dệt đã có bước phát triển với những dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có : Dự án dệt kim của Công ty Global Dyeing (Hàn Quốc) hoạt động với công suất 18.000 tấn / năm, dự án Formosa (Đài Loan) sản xuất xơ sợi tổng hợp, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu và đang có khả năng mở rộng, dự án liên doanh Phong Phú – ITG (Hoa Kỳ) đầu tư một cụm nhà máy liên hợp dệt nhuộm may lớn nhất Việt Nam ở Hóa Khánh đang triển khai, dự án nhà máy dệt nhuộm may của Tập đoàn Berhar (Malaysia) tại Khu kinh tế Chu Lai

2.4.1.2. Chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu

Thương hiệu là một phần quan trọng đánh giá được sự thành công của một doanh nghiệp, một doanh nghiệp có thương hiệu tốt là một doanh nghiệp uy tín trong lòng người tiêu dùng, do vậy việc xây dựng thương hiệu đã được các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chú trọng xây dựng và phát triển.

Trong thời gian qua, nhìn nhận được tầm quan trọng của thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm quảng bá, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp mình tới người tiêu dùng nước ngoài. Ví dụ như: công ty may An Phước đã kết hợp với doanh nghiệp nước ngoài: PIERE CARDIN , công ty may Việt Tiến mở rộng hệ thống bán lẻ hiệu VEE SENDY để cùng quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài và hiện nay may An Phước, Việt Tiến đã trở thành một trong những thương hiệu được ưa chuộng ở thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… hay như công ty May 10 với những biện pháp quảng cáo, xây dựng hệ thống bán buôn, bán lẻ ở thị trường nhập khẩu đã xây dựng được hình ảnh của công ty tới người tiêu dùng ngoại quốc.

Hiện nay, các sản phẩm của Việt Tiến được xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN… Ngoài xuất khẩu, công ty còn xác định thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy, công ty đã xúc tiến đầu tư, lựa chọn kênh phân phối một cách hợp lý, để đưa các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng trong nước một cách nhanh nhất, phù hợp với thị hiếu, thu nhập, môi trường và

khí hậu của nước ta. Công ty đã lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước, với 3 kênh tiêu thụ gồm: xây dựng các cửa hàng độc lập, mở rộng hệ thống đại lý hiện nay và đưa các sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị, thương xá Tax, Trung tâm Thời trang Zen Plaza…

Việt Nam gia nhập WTO, với Việt Tiến, xây dựng và bảo vệ thương hiệu là chuyện sống còn. Các thương hiệu như: Việt Tiến, Vee Sendy, T-up, Vie Laross đã được công ty tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình tại các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Canada thông qua một công ty xúc tiến thương mại phát triển của Nhật Bản. Công ty cũng tiến hành xây dựng thương hiệu của mình tại 6 nước trong khối ASEAN là Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, đồng thời, tiếp tục đăng ký thương hiệu của mình tại các nước châu Âu và sẽ kết hợp với Hội Luật gia Hà Nội để đẩy mạnh hoạt động chống hàng gian, hàng giả, làm mất uy tín thương hiệu của mình. Trong những năm qua, Công ty May Việt Tiến (Thuộc Tổng Công ty May Việt Nam) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng đến công tác sở hữu trí tuệ. Hàng năm, Công ty đã đầu tư trên 500 triệu đồng cho hoạt động này. Hiện nay, Công ty đã đăng ký 42 nhãn hiệu ở trong nước, 2 nhãn hiệu ra nước ngoài, gồm tại Hoa Kỳ và Canađa là Viettien, 1 nhãn hiệu tại Liên minh châu Âu và các nước Asian là TTup. Trong số 16 sáng kiến làm lợi cho Công ty có một số sáng kiến trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng nhái, giả. Song song với các biện pháp ngăn chặn, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc trang bị các thiết bị, công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm riêng biệt của mình như: tạo những đặc điểm về kỹ thuật- chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trên cơ sở in vẽ, thiết kế chính xác trên các thiết bị hiện đại nhất, bảo đảm độ chính xác cao đúng chiều vải, tạo ra những đường may thẳng, đều bền chắc cho sản phẩm... Đồng thời tạo ra các đặc điểm về hình thức như: chỉ mang duy nhất nhãn hiệu "Viettien" thể hiện trên bao bì, nhãn chính, nhãn treo của các loại sản phẩm. Cúc nhựa có khắc chìm chữ "Viettien", hoặc "Vtec", riêng đối với các sản phẩm cao cấp có đặc điểm chống hàng giả rất dễ nhận biết. Với tất cả các biện pháp của Công ty nói trên, nhằm phục vụ tốt nhu cầu mặc

Cũng góp phần quảng bá thương hiệu các sản phẩm Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp tích cực như sau: tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để qua đó quảng bá hình ảnh sản phẩm dệt may của Việt Nam, bên cạnh đó Nhà nước ta còn thường xuyên tổ chức và tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm tăng cường hoạt động giao lưu, giới thiệu sản phẩm.

Thực hiện chương trình thời trang hóa ngành dệt may Việt Nam nhằm chuẩn hoá các hoạt động trình diễn thời trang của Vinatex, nâng cao chất lượng và tần suất hoạt động truyền thông về sản phẩm và thương hiệu dệt, may Việt Nam, đào tạo đội ngũ thiết kế và hình thành mạng lưới các phòng thiết kế trong toàn bộ các doanh nghiệp của Vinatex - trong đó đẩy mạnh các hoạt động như các hội chợ chuyên đề, tổ chức các ngày hội văn hoá giữa Việt Nam với Mỹ, Nhật, Pháp, tổ chức cuộc thi thiết kế thời trang …

2.4.1.3. Từng bước xây dựng cơ chế cảnh báo sớm: đối với mặt hàng dệt may trước nguy cơ bị khởi kiện bán phá giá

Để chủ động ứng phó với những vụ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ áp đặt cho hàng dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VISTA) đã chủ chương xây dựng cơ chế giám sát hàng dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Cơ chế giám sát này giúp có thể kiểm soát được hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, tránh tình trạng các doanh nghiệp phá giá sản phẩm, nghiêm cấm các doanh nghiệp không được thực hiện chuyển tải vì sẽ dẫn đến nguy cơ bị kiện bán phá giá. Cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu này sẽ được duy trì thay cho chế độ cấp giấy phép xuất khẩu là việc kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý như: Hải quan, Bộ Công Thương, doanh nghiệp…để duy trì chế độ báo cáo, sử dụng công cụ Tổ cơ động giám sát hàng dệt may một cách có hiệu quả. Bộ Công thương đã thành lập tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu để kiểm tra đột xuất và có biện pháp xử lý mạnh nếu phát hiện doanh nghiệp nào có dấu hiệu “không bình thường” như nhận đơn hàng giá quá thấp, hoặc những đơn hàng vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp nhằm tránh hành vi gian lận thương mại và cạnh tranh không công bằng.

Thông qua việc xây dựng cơ chế giám sát hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể kiện toàn và chủ động ứng phó được những thay đổi của thị trường Hoa Kỳ nói riêng, cũng như thị trường thế giới nói chung.

Kể từ năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, ngành dệt may không bị áp dụng cơ chế hạn ngạch thì lập tức gặp rào cản giám sát chống bán phá giá. Để đối phó với cơ chế này, một mặt, Vitas chủ động giám sát tại Việt Nam, lành mạnh hóa vấn sách chứng từ để chứng minh chúng ta sản xuất và bán hàng trên giá thành của chúng ta và không nhận bất cứ trợ cấp nào từ phía Chính phủ. Đồng thời, Vitas đã xác định một hướng đi mới là kiên trì tiếp cận với chính quyền và Hiệp hội Dệt may Mỹ, vận động, giải thích để họ hiểu thực chất vấn đề. Để làm được điều này, dứt khoát phải có kinh phí. Trong năm 2007, Vitas đã tổ chức nhiều cuộc họp với các doanh nghiệp thành viên và đi đến thống nhất, mỗi doanh

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 53 - 66)