1.3.1. Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may
Hoa Kỳ có dân số là 281 triệu người, 143 triệu nữ chiếm 50,9% và 138 triệu nam chiếm 49,1%. Người dân Hoa Kỳ rất ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, tính trung bình mỗi người tiêu thụ 54 bộ quần áo mỗi năm. Người tiêu dùng Hoa Kỳ thích sử dụng các sản phẩm dệt may trong các chủng loại như: sợi nhân tạo, len dạ, hàng tơ lụa, cotton…Người dân Hoa Kỳ có thói quen mua bất cứ thứ hàng hóa gì đang được bán giảm giá, họ rất hiếm khi mua hàng khi chưa được chiết khấu, chính vì vậy mà hầu như tất cả các của bán hàng dệt may lúc nào cũng có những sản phẩm hạ giá. Thị trường Hoa Kỳ có hàng trăm nhãn hiệu dệt may nổi tiếng và gần như mọi nhãn hiệu hàng dệt may trên khắp thế giới đều tồn tại trên thị trường này.
Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều loại của hàng kinh doanh hàng dệt may theo đủ mọi phương thức khác nhau như: bán giá bình dân, chiết khấu, khuyến mãi… nhằm thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Sự kìm giá mạnh mẽ này là do trên thị trường có quá nhiều sản phẩm, cho nên người tiêu dùng luôn tìm kiếm màu sản phẩm ở những nước có chi phí lao động rẻ.
Trên thực tế, mọi chủng loại sản phẩm dệt may dù chất lượng cao hay trung bình đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Riêng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cần lấy giá làm yếu tố quan trọng, mẫu mã chính sách thể không quá cầu kỳ nhưng sản phẩm rất cần đa dạng và hợp thị hiếu với từng đặc thù riêng của thị trường này.
1.3.2. Nhu cầu đối với mặt hàng dệt may
Hàng năm thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn, gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu trong năm 1997 lượng hàng nhập khẩu chiếm 72% trên thị trường thì đến năm 2001 đã chiếm 88% và đến nay là trên 90% tổng lượng hàng dệt may trên thị trường này
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ (Đơn vị: tỷ USD)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Kim ngạch 71,7 70,3 77,3 82,9 89,5 95,7
(Nguồn: Hiệp hội dệt may giày da Hoa Kỳ và Bộ thương mại Hoa Kỳ) Hoa Kỳ là một quốc gia nhập khẩu tất cả chủng loại dệt may của các nước trên thế giới kể cả những nước không có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Theo thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, trong năm 2005 có các quốc gia dưới đây là những nước chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ
Bảng 1.3: Các nước xuất khẩu chính hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ
(triệu USD)
2001 2002 2003 2004 2005
Trung Quốc 6.536 8.744 11.609 14.558 22.405
Ấn Độ 2.633 1.933 3.212 3.633 4.617 Hồng Kông 4.403 4.032 3.818 3.959 3.607 Inđônêxia 2.553 2.329 2.376 2.620 3.081 Việt Nam 49 952 2.484 2.720 2.881 Pa-ki-xtan 1.924 1.983 2.215 2.546 2.904 Băng la đét 2.205 1.990 1.939 2.066 2.457 Canada 3.162 3.199 3.118 3.086 2.844 Honduras 2.348 2.444 2.507 2.678 2.629 Thái Lan 2.441 2.042 2.040 2.198 2.124 Philippin 2.248 2.042 2.306 1.938 1.921 Nước khác 30.792 30.655 32.104 33.516 30.489 Tổng 70.240 72.183 77.434 83.310 89.205
(Nguồn: Tạp chí thương mại số tháng 3/2006)
Sản phẩm dệt may của những quốc gia này chủ yếu là những sản phẩm thông thường giá rẻ, hợp thời trang phục vụ cho đại chúng người tiêu dùng bao gồm mọi chủng loại hàng dệt may phù hợp mọi lứa tuổi.
Năm 2001, Việt Nam là nước đứng thứ 47 trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu: 44,6 triệu USD, chiếm 0,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ và thị phần của các chủng loại sản phẩm dệt may Việt Nam còn nhỏ bé. Nhưng đến năm 2003, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 8 vào thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu tăng 2.484 triệu USD, 2004: 2.720 triệu USD, 2005: 2.881 triệu USD, sang 2006 KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang hàng hóa là : 3044 triệu USD và tiếp tục tăng 2007: 4500 triệu USD và dự kiến sang năm 2008 đạt được 6100 triệu USD.
1.3.3. Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ
Những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trước khi quyết định nhập khẩu hàng dệt may của một số nước xuất khẩu nào đó, họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề:
Vị trí của quốc gia: nước xuất khẩu đã là thành viên WTO hay chưa, hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may được Hoa Kỳ cấp là bao nhiêu, các chương trình ưu đãi thuế quan mà Hoa Kỳ giành cho quốc gia này, chất lượng, giá cả sản phẩm của quốc gia đó, khả năng giao hàng đúng hạn, sự ổn định giá cả sản phẩm của quốc gia đó, khả năng giao hàng đúng hạn, sự ổn định kinh tế cả nước xuất khẩu(cụ thể là sự ổn định đồng tiền), năng lực tài chính, trình độ công nghệ, mức độ tuân thủ các thủ tục hải quan Hoa Kỳ, các vấn đề liên quan đến đạo đức sản xuất, lao động, môi trường…
Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu: các quốc gia có nguồn nguyên phụ liệu dồi dào sẽ có nhiều khả năng thắng lợi trong cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ tại Hoa Kỳ, do họ luôn chủ động về mặt nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lớn hàng xuất khẩu, đáp ứng thời gian giao hàng nhanh do không phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu.
Sự sát nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu: các nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ cũng đặc biệt quan tâm tới việc sát nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp dệt may tại nước xuất khẩu bởi lẽ sự sát nhập từ khâu sản xuất nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm giúp cho đảm bảo tính thống nhất về quy cách chất lượng của sản phẩm xuất khẩu.