dệt may. Nếu trọng tài viên không đưa ra quyết định vào cuối giai đoạn 120 ngày thì Hoa Kỳ được phép áp dụng hạn ngạch như mô tả ở phần trên cho tới thời điểm trọng tài viên đưa ra quyết định bằng văn bản. Việt Nam cũng đồng ý sẽ không khởi kiện việc Hoa Kỳ tái áp dụng hạn ngạch theo thỏa thuận này.
2.3. Tác động của rào cản kỹ thuật tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Việt Nam
Rõ ràng rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đã có những tác động lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này, trong đó có cả tác động tích cực cũng như tác động tiêu cực đối Việt Nam. Ta có thể phân tích như sau:
2.3.1. Tác động tích cực
Trên thực tế, rào cản kỹ thuật là một trong những biện pháp hạn chế sự nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài vào thị trường trong nước, do đó nó kiềm chế hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Việc áp dụng các loại rào cản này sẽ gây ra những cản trở lớn trong hoạt động của các quốc gia xuất khẩu trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật lại là một xu hướng chung của toàn cầu nó giúp bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Vậy rào cản kỹ thuật có những tác động tích cực như thế nào đối với những nước xuất khẩu?
Ta có thể phân tích qua thực tiễn của Việt Nam như sau:
Việt Nam là một nước xuất khẩu các mặt hàng sơ chế là chủ yếu, ví dụ như các mặt hàng nông nghiệp, dệt may, dầu mỏ, gỗ…do đó để xuất khẩu thành công các mặt hàng này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trong nước luôn phải đầu tư phát triển sản xuất, chú trọng đến việc hoàn thiện nâng cao cơ sở sản xuất để từ đó nâng cao được chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ngành xuất khẩu dệt may cũng như vậy, trong thời gian qua cùng với sự cố gắng nỗ lực của Nhà nước nói chung cũng như từng doanh nghiệp, ta thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị…phục vụ cho ngành dệt
may đã ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy, mặt hàng dệt may của Việt Nam đã tăng nhanh chóng về số lượng, chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã…dần dần khẳng định được thương hiệu ra thị trường thế giới. Có thể nói, rào cản kỹ thuật đã tác động gián tiếp nâng cao được chất lượng sản xuất của ngành dệt may Việt Nam.
Ngoài ra, rào cản kỹ thuật còn có tác động làm nâng cao chất lượng sống của người tiêu dùng Việt Nam, do phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe do nước nhập khẩu đề ra, sản xuất trong nước sẽ được chú trọng phát triển, sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, người tiêu dùng trong nước sẽ được tiêu thụ những sản phẩm đảm bảo về chất lượng, đa dạng hóa về chủng loại.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Tác động lớn nhất của rào cản kỹ thuật ảnh hưởng tới hàng dệt may xuất khẩu đó là làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu. Trên thực tế, các rào cản kỹ thuật được xây dựng nhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó điều tất nhiên là nó sẽ làm hạn chế lượng xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2007, một số nhà nhập khẩu lớn đã dè dặt khi đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam thậm chí họ còn rút một số đơn hàng trước đây đã đặt để chuyển sang các nước ít bị rủi ro hơn, điều này đã gây ra những thiệt hại lớn cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam vì những doanh nghiệp nước ngoài còn e ngại về tiêu chuẩn chất lượng của mặt hàng dệt may của nước ta. Tuy nhiên theo số liệu thì mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ qua các năm đều tăng nhanh, điều đó có được là do có Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ do đó mặt hàng dệt may của Việt Nam không phải chịu áp đặt hạn ngạch trong khi đó một đối thủ lớn như Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch với mặt hàng này. Chính điều này đã làm cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Nhưng tồn tại bên cạnh đó là mặt hàng dệt may của Việt Nam đang trong một tình trạng lúc nào cũng có thể bị kiện bán phá giá vì Hoa Kỳ cho rằng mặt hàng dệt may của Việt Nam có giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác.