Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 35 - 44)

2.1.1. Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ đạo có một vai trò vô cùng quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam và trong thời gian vừa qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển thể hiện ở việc mặt hàng Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Thế giới, chất lượng và chủng loại được nâng cao rõ rệt. Trong đó, dệt may là một thế mạnh trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới. Qua các năm, khối lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu ngày càng tăng trưởng cao. Sau năm 1992, dệt may của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã vươn lên dứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau sản phẩm dầu thô.

Bảng 2.2 : 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất năm 2007

Đơn vị: Tỷ USD Stt Mặt hàng KNXK 2007 KNXK dự tính 2008 Stt Mặt hàng KNXK 2007 KNXK dự tính 2008 1 Dầu thô 8,25 9 6 Điện tử và linh kiện điện tử 1,6 3,0

2 Dệt may 7,5 9,5 7 Cà phê 1,6 1,8

3 Giày dép 3,8 4,5 8 Gạo 1,4 1,5

4 Thủy sản 2,5 4,2 9 Cao su 1,4 1,5

5 Đồ gỗ 2,2 2,5 10 Dây điện, cáp điện 1 1,3

(Nguồn: Bộ Công Thương) Trong năm 2007, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng kim ngạch lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước (8,5%). Cụ thể:

Mặt hàng Tốc độ tăng KNXK so với năm 2006 (%)

Mặt hàng Tốc độ tăng KNXK so với năm 2006 (%)

Cà phê 29,4 Đồ gỗ 29,4

Hạt tiêu 82,8 Dây điện, cáp điện 41,9

Dệt may 28,5 Sản phẩm nhựa 45,8

Túi xách, vali, ô 29,2

(Nguồn: Bộ Công Thương)

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (2000 – 2007)

Đơn vị: triệu USD

Năm Ngành dệt may Tổng KNXKDM/ tổng KNXK Việt Nam(%) KNXK Tăng(%) KNXK Tăng(%) 2003 3.600 --- 20.149 --- 17,87 2004 4.386 21,8 26.503 31,5 16,55 2005 4.850 10,6 32.223 21,6 15,05 2006 5.834 20,3 39.600 22,8 14,73 2007 7780 34,5 48.560 21,9 16,02 1/2008 812 14,3 4900 28(1) 16,50 2/2008 441 (45,7) 3300 (32,1) 13,36 3/2008 621 40,8(3) 4830 44,8(3) 12,9

(Nguồn: Bộ Thương mại) Đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết đã góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam phát triển, từ năm 2001 đến 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 3834 triệu USD, tốc độ tăng trung bình 21,1%/năm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam qua các năm đều tăng, tuy nhiên trong năm 2005 ta thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch phát triển mặt hàng dệt may chỉ đạt 10,6% - thấp hơn so với năm

2004 là 21,8%. Mặc dù trong năm này EU đã xóa bỏ hạn ngạch đối với mặt hàng dệt may Việt Nam ở thị trường này tuy nhiên sự kiện xóa bỏ hạn ngạch dệt may giữa các nước thành viên WTO 1/1/2005 đã làm cho kim ngạch dệt may của những nước này cũng tăng trưởng trong khi đó sức cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt Nam còn thấp không thể cạnh tranh với những sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia…

Sang năm 2006 dệt may Việt Nam đã tăng trưởng trở lại, kim ngạch xuất khẩu đạt 5.834 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt 20,3% và đến năm 2007 là 7800 triệu USD, tăng so với năm 2006 là 31%.

Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy mặt hàng dệt may là một trong những mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1995 cho đến nay, mặt hàng dệt may luôn đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau dầu thô trong hoạt động xuất khẩu xuất khẩu. Không những tăng về mặt sản lượng mà chất lượng mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, do đó mặt hàng dệt may Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Có thể thấy rõ là mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam có mặt ở các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường

Đơn vị: triệu USD

Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 KNX K Tỷ trọng KN XK Tỷ trọng KN XK Tỷ trọng KN XK Tỷ trọng KN XK Tỷ trọng

(%) (%) (%) (%) (%) Hoa Kỳ 1950 54,1 2368 53,9 2626 54,1 3044 52,2 4500 57,6 EU 600 16,7 658 15,0 840 17,3 1243 21,3 1490 19,8 Nhật Bản 500 13,9 614 14,1 622 12,8 627 10,7 705 9,03 TTkhác 550 15,3 746 17,0 762 15,8 920 15,8 1118 21,5 Tổng 3600 100 4386 100 4850 100 5834 100 7813 100

(Nguồn : Bộ Thương mại )

Hình 2.1 : Tỷ trọng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2007)

(Nguồn: Bộ Thương mại ) Nhìn chung, qua các năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng cao từ 3600 triệu USD (2003) đến 2007 là 7813 triệu USD tăng gấp 2 lần. Trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2003 cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đều trên 50%, điều này đã ngày càng khẳng định thị trường Hoa Kỳ đang trở thành thị trường đứng đầu nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam và đây cũng là một thị trường tiềm năng cho mặt hàng này của nước ta. Việt Nam chủ xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ các mặt hàng như: hàng dệt thoi, găng tay, sơ mi trẻ em, hàng dệt kim, găng tay, áo len…, còn Nhật Bản chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng: áo khoác gió nam,

quần áo cho người lái xe, áo sơ mi, quần âu…đây cũng là một trong những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này cũng tăng nhanh về số lượng, cũng như chất lượng, chủng loại mẫu mã mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành Dệt May tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như: Sợi toàn bộ ước tăng 11%; Vải lụa thành phẩm ước tăng 8,9%; Sản phẩm quần áo dệt kim ước tăng 8,8%; Sản phẩm quần áo may sẵn ước tăng 12,6%. Riêng xuất khẩu, tăng 34,5% so với năm 2006, là năm ngành Dệt May có tốc độ phát triển cao nhất, kỷ lục trong 5 năm gần đây. Trong đó, 3 thị trường quan trọng nhất là Hoa Kỳ chiếm tới 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%; tiếp đó là thị trường EU chiếm 18%, tăng khoảng 20% và thị trường Nhật Bản chiếm 9%, tăng khoảng 12%... Việt Nam đã lọt vào Top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, trong đó Dệt đứng thứ 16 và May đứng thứ 10.

Bên cạnh khai thác tối đa các thị trường lớn, truyền thống, các doanh nghiệp dệt may đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng thị trường, mở rộng thị trường mới, nên phần lớn các thị trường đều có mức tăng trưởng và tăng trưởng cao như: Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 500%, Nam Phi tăng trên 400%, Achentina tăng hơn 60%, Canada tăng hơn 35%...

Khó khăn lớn nhất của dệt may Việt Nam lúc này là thị trường Hoa Kỳ, đây là thị trường chủ lực, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành Dệt May, nhưng đang vấp phải các rào cản thương mại của Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị phía Hoa Kỳ đối xử thiếu công bằng so với các nước thành viên WTO khác như, áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007 và sau đó thay thế bằng Chương trình Giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mặc dù cơ chế này mới dừng ở việc theo dõi số liệu xuất khẩu của Việt Nam

tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này và làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào đặt hàng tại Việt Nam.

Năm 2008 và những năm tiếp theo, các nước xuất khẩu hàng dệt may châu Á lớn như Trung Quốc đang đi vào chiến lược nâng cao đẳng cấp, chất lượng. Đặc biệt, Trung Quốc lại được bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào đầu năm 2008 ở thị trường EU và đầu năm 2009 ở thị trường Hoa Kỳ. Còn các nước châu Á khác như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Campuchia… cũng đang tăng tốc xuất khẩu, với tham vọng nhân đôi kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010. Do đó, ngành Dệt May Việt Nam sẽ gặp thêm rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu.

Dù vậy, Ngành vẫn đặt mục tiêu năm 2008 ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu 9,5 tỉ USD, với các sản phẩm chủ yếu như sau: Sợi toàn bộ tăng 8,7% so với năm 2007; Vải lụa thành phẩm tăng 9,1%; Quần áo dệt kim tăng 8,1%; Quần áo may sẵn tăng 16,6%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 phấn đấu đạt 9,5 tỉ USD, tăng 21,8%. Cho đến hiện nay, ngành dệt may nước ta hiện đứng thứ 16 trong số 153 nước sản xuất và xuất khẩu dệt may trên thế giới. Việt Nam có rất nhiều cơ hội và đã đề ra mục tiêu đến 2010 sẽ đứng vào Top 10 thế giới với doanh thu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, gấp 5 lần hiện nay. Theo ông Lê Quốc Ân, về quy mô, dệt may Việt Nam đang là nhà sản xuất lớn. Chỉ tính riêng tập đoàn Dệt may Việt Nam năm 2005 đã đạt tổng giá trị xuất khẩu 1,05 tỷ USD. Ở Trung Quốc, có 200 nhà xuất khẩu thì chỉ có 5 nhà sản xuất đạt trên 1 tỷ USD; tập đoàn sản xuất dệt may lớn nhất của Mỹ cũng chỉ có doanh thu trên 1 tỷ USD; trong khu vực, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng là nhà sản xuất lớn hàng đầu.

Để thực hiện được các chỉ tiêu này, bên cạnh thuận lợi là được sự chỉ đạo sát sao từ cấp Nhà nước, Chính phủ đến bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Dệt May Việt Nam triển khai một số biện pháp đối ngoại và đối nội để nhằm đối phó với Cơ chế giám sát của Hoa Kỳ và trấn an các nhà nhập khẩu, ngành Dệt May cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đó

là: Ngành chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, có đến 70-80% nguyên phụ liệu dệt may là nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong. Mặt khác, thị trường lao động của ngành không ổn định, lao động phần nhiều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp tạo ra các mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu. Do đó, cần những giải pháp cụ thể khắc phục các khó khăn này.

2.1.2. Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng đột biến. Những kết quả nổi bật này được biểu hiện rõ nét qua từng thời kỳ:

Từ tháng 2/1994, khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận và 11/7/1995 quan hệ ngoại giao hai nước được bình thường hóa, đã mở ra cơ hội thúc đẩy hoạt động thương mại sang một giai đoạn mới. Sau sự kiện này, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khả quan, năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 12 triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt 49,5 triệu USD.

Bước vào năm 2002, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) được quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực hoàn toàn đã mở rộng cho hàng dệt may Việt Nam được tự do xuất khẩu theo khả năng của mình vào thị trường Hoa Kỳ. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đã có mức tăng trưởng đột biến, đạt gần 951 triệu USD (2002).

1/5/2003, Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực triển khai thực hiện. Theo Hiệp định này Việt Nam bị phía Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch với 38 sản phẩm, còn những chủng loại khác vẫn được xuất khẩu tự do vào thị trường này. Mặc dù bị áp đặt hạn ngạch song kết quả xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ vẫn liên tục tăng: 2.484 triệu USD (2003), 2.720 triệu USD (2004), 2.626 triệu USD (2005), 3.044 triệu USD (2006) và lên tới 4.500 triệu USD (2007). Hiện nay, lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 70% năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam phục vụ riêng cho thị trường này và

Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 8 vào thị trường này.

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ ( 1999 – 2007)

(Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ, Hiệp hội dệt may Việt Nam) Qua bảng số liệu, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này có sự phát triển lớn. Trước khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: năm 1997 là 12 triệu USD, đến năm 2000 đạt 49,5 triệu USD tăng 4,12 lần. Trong khi đó, sau khi Hiệp định thương mại được ký kết, thì kim ngạch dệt may của Việt Nam đã tăng đột biến từ 44,6 triệu USD năm 2001 thì đến năm 2007 đạt 4500 triệu USD tăng 100 lần. Đây có thể nói là một trong những thành công to lớn của hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam biến Hoa Kỳ trở thành quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Bảng thống kê trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng vọt hơn 20 lần ngay năm đầu tiên khi BTA có hiệu lực (từ 47,4 triệu USD lên 975,7 triệu USD), tiếp đó đều duy trì mức tăng trưởng đều đặn đến năm 2006. Sang năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có mức tăng ấn tượng khoảng trên 30% so năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên đến gần 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang tạo ra một hiệu ứng rất tích cực về bội số xuất khẩu, trong năm 2007 sẽ đạt trên 10 tỷ USD và có thể đạt đến 15 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2006, giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với riêng hàng dệt may Việt Nam đạt

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1/08 2/08 3/08 Kim

3,4 tỷ USD, chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam của Hoa Kỳ (8,6 tỷ USD) và chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Có thể thấy rõ được sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua hình vẽ sau:

Hình 2.2. KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (1999 – 2007)

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Hiện nay, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu hàng dệt may khoảng 85 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu chính hàng dệt may vào Hoa Kỳ hiện là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia, Việt Nam… Theo các chuyên gia, trong các nước ASEAN, Việt Nam được xem là có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc và Ấn Độ về hàng dệt

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 35 - 44)