Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và quy chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 28 - 35)

may Việt Nam

Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ

Thời hạn của Hiệp định: Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến

ngày 31/12/2004. Nếu các bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày 01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa.

Hạn ngạch: Trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo các mức cơ sở dưới đây. Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm (2% đối với các sản phẩm từ len).

Điều chỉnh linh hoạt: Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước), mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên. Phần mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các Cat. 338/339 và 347/348, và chiếm không quá 6% cho tất cả các sản phẩm khá.

Thỏa thuận visa:Việt Nam sẽ cấp visa cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu chịu hạn ngạch.

Đảm bảo thực thi: Mỗi bên đồng ý cung cấp những thông tin mà bên kia cho là cần thiết để thực thi Hiệp định và cung cấp những số liệu xuất nhập khẩu hàng tháng có liên quan. Các bên thoả thuận áp dụng những biện pháp cần thiết để điều tra và trừng phạt hành vi gian lận, và hợp tác toàn diện với nhau để xử lý vấn đề gian lận. Các bên thoả thuận tạo điều kiện cho các chuyến đi thăm nhà máy để xác minh những tuyên bố về sản xuất, và Việt Nam đồng ý ngừng cấp visa cho những công ty ngăn cản việc tiếp cận của các cơ quan Hải quan. Nếu Việt Nam phát hiện ra hành vi gian lận, Việt Nam sẽ điều tra và thông báo kết quả cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sau khi tiến hành tham vấn, nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về hành vi gian lận hoặc chứng minh được khả năng lớn là gian lận đã xảy ra, thì Hoa Kỳ có thể khấu trừ vào phần hạn ngạch tương ứng của Việt Nam một lượng không vượt quá số lượng hàng hoá gian lận. Nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về nhiều vụ gian lận xảy ra trong vòng 12 tháng, thì Hoa Kỳ có thể “phạt gấp ba lần” vào hạn ngạch dệt may tương ứng của Việt Nam.

Cơ chế tham vấn: Nếu Hoa Kỳ cho rằng nhập khẩu các loại hàng dệt may có xuất xứ Việt Nam không thuộc diện bị áp dụng các hạn ngạch, cụ thể theo Hiệp định này gây rối loạn thị trường dệt may Hoa Kỳ và đe doạ cản trở trật tự phát triển thương mại giữa các bên, thì Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể yêu cầu tham vấn với Chính phủ Việt Nam nhằm giảm nhẹ hoặc tránh những sự rối loạn thị trường như vậy.

Tiếp cận thị trường: Việt Nam sẽ giữ thuế quan của mình đối với hàng dệt may ở mức 7% đối với sợi, 12% đối với vải và 20% đối với quần áo. Phù hợp với Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam cũng sẽ trao cho Hoa Kỳ quy chế đối xử Tối huệ quốc và đồng ý kiềm chế không áp dụng các rào cản phi thuế quan.

Điều khoản lao động: Việt Nam tái khẳng định cam kết của mình trong khuôn khổ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đồng ý thúc đẩy hợp tác với ILO. Việt Nam đồng ý hỗ trợ việc thực thi các bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ Lao động Hoa Kỳ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của Việt Nam cam kết thực hiện Bản ghi nhớ (MOU) tháng 11/2000 và sẽ gặp mặt để kiểm điểm tiến trình hướng tới mục tiêu cải thiện các điều kiện làm việc trong ngành dệt may ở Việt Nam.

Tính chính xác của hạn ngạch: Các bên ghi nhận rằng các mức hạn ngạch được dựa trên số liệu về nhập khẩu. Hoa Kỳ có thể điều chỉnh các mức hạn ngạch cụ thể để phản ánh chính xác tình hình thương mại.

Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tới hoạt động thương mại Việt Nam nói chung và tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, có thể nhận xét như sau:

Sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (2001), quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Ngay từ khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, Hoa Kỳ đã ngay lập tức mở rộng Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR), Quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho Việt Nam, cắt giảm mức thuế quan trung bình của mình đối với mặt hàng nhập khẩu Việt Nam từ 40% xuống còn 4%, mở cửa thị trường rộng nhất và dễ tiếp cận nhất thế giới cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Về

phía Việt Nam cũng đã cam kết cải cách, hoàn thiện các hệ thống về kinh tế, chính trị, pháp luật, các thủ tục hành chính sao cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, mở cửa thị trường đặc biệt là một số ngành và lĩnh vực dịch vụ quan trọng.

Hiệp định Thương mại mang lại cho hàng xuất khẩu Việt Nam sự tăng trưởng đột biến sang thị trường Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2002 hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng 128%, và thêm 90% năm 2003. Chỉ trong vòng 2 năm, Hoa Kỳ đang từ một thị trường nhỏ của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Bảng 1.4: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới (triệu USD )

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam (triệu USD)

Toàn thế giới 14483 15209 16674 20176 26485 32442 39605 48387 Hoa Kỳ 733 1.065 2.453 3.939 4.992 5.931 6.487 7.853 EU 2.845 3.003 3.163 3.853 4.968 5.520 5.982 6.821 Nhật Bản 2.557 2.510 2.437 2.909 3.542 4.411 4.976 5.045 ASEAN 2.169 2.554 2.435 2.953 4.056 5.450 6.749 7.859 Các nơi khác 5729 5897 6186 6522 8927 11130 13.092 14.096

(Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ thương mại) Nhìn bảng trên, ta thấy trong năm 2000 trước khi Hiệp định Thương mại được ký kết, Hoa Kỳ chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới cụ thể là: Hoa Kỳ chiếm 5,06%, trong khi đó EU chiếm 19,64%, Nhật Bản chiếm 17,65%. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã gia tăng đột biến và kết quả là Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2005 cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam chiếm 18,28% trên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới, EU chiếm 17%, Nhật Bản chiếm 13,6%. Ta có thể thấy rõ hơn sự phát triển trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua hình sau:

Hình 1.2. Kim ngạch ( triệu USD) hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (2000 – 2006)

( Nguồn : Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ) Dẫn đầu xu hướng tăng trưởng này là mức tăng 1.764% của các mặt hàng may mặc xuất khẩu trong năm 2002, sau đó tăng tiếp 164% năm 2003.Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng tăng đột biến, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.5: Danh mục hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam

( triệu USD)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng kim ngạch xuất khẩu 367 460 580 1.324 1.163 1.191 1.100

Sản phẩm sơ chế 68 106 120 141 223 283 339 Lương thực 37 49 49 48 82 126 144 Sợi dệt 16 30 30 39 73 54 62 Khác 15 26 40 53 67 103 133 Sản phẩm chế tạo 299 354 460 1.182 940 908 761 Phân bón 29 19 26 24 1 13 1

Nhựa và sản phẩm nhựa 16 19 25 35 54 80 90

Sản phẩm giấy 7 17 16 21 23 17 18

Máy móc 141 126 180 182 203 196 269

Thiết bị vận tải 8 60 91 739 415 388 126

Bộ phận giày dép 27 19 17 23 24 31 34

Thiết bị khoa học 11 16 15 32 28 40 47

Khác 58 75 88 125 191 141 176

(Nguồn:Bộ Thương mại ) Qua bảng 1.5 ta thấy, sản phẩm sơ chế của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có sự tăng trưởng lớn từ 68 triệu USD (2000) lên 339 triệu USD (2006) trong đó chiếm tỷ trọng lớn là mặt hàng lương thực, các sản phẩm chế tạo tăng từ 299 (2000) triệu USD lên 799 triệu USD (2006). Qua đây ta thấy tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đều tăng đáng kể và ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu.

Đối với mặt hàng dệt may nói riêng thì hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng có những bước phát triển mạnh. Trong 18 tháng

chỉ phải chịu các mức thuế quan MFN và không phải chịu hạn ngạch xuất khẩu mà trong giai đoạn này tất cả các đối thủ cạnh tranh khác của Việt Nam đều phải chịu một mức hạn ngạch xuất khẩu nhất định. Đây chính là một trong những yếu tố giúp cho mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh về số lượng, chủng loại, mẫu mã…Trong giai đoạn này, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng gần 1.800% trong năm 2002 và 650% trng sáu tháng đầu năm 2003 so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng này bị chững lại khi vào giữa năm 2003 khi Hiệp định Hàng dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, hạn chế sự tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ ở mức 7 – 8 % .

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 28 - 35)