1.Phạm vi khảo sát trên chuỗi
Hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng này được tính từ người khai thác gỗ đến người tiêu dùng. Do hạn chế về thơng tin nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi từ các nhà thầu phụ thứ nhất (5 nhà cung cấp chính), Koda và người mua hàng trực tiếp (5 khách hàng chính). Theo lý thuyết chuỗi cung ứng, hiệu suất của chuỗi là hiệu suất thấp nhất đang tồn tại ở một điểm nào đĩ trong chuỗi (điểm thắt cổ chai). Vì thế ý tưởng chính khi đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng là tìm kiếm và cải tiến điểm giới hạn này nhằm nâng cao hiệu suất tồn chuỗi. Với phạm vi nghiên cứu hẹp, điểm thắt cổ chai cục bộ chưa hẳn là điểm cĩ cơng suất thấp nhất chuỗi nhưng việc đo lường này cĩ một số ý nghĩa nhất định cho nhà quản lý:
• Giúp họ hiểu rõ hơn về hệ thống của mình để điều hành tốt hơn. Phát hiện ra được các mối đe doạ cũng như cơ hội để chuẩn bị những biện pháp ứng phĩ thích hợp.
• Nhận diện những vấn đề đang tồn tại và đưa ra những biện pháp nhằm xử lý và cải tiến hiệu suất hoạt động của hệ thống.
• Mỗi cơng ty khơng phải là thành viên của một chuỗi duy nhất mà nĩ nằm trong mạng lưới các chuỗi khác nhau. Vì vậy, việc nâng cao hiệu suất hoạt động của cơng ty giúp mở ra những cơ hội kinh doanh khác với thị trường bên ngồi.
2.Các thơng số đo lường
Theo David Taylor (phụ lực 4) khi đo hiệu suất chuỗi cung ứng cần chú ý:
• Chỉ đo được hiệu suất các thành viên bên ngồi một cơng ty nếu cĩ đủ các thơng tin đáng tin cậy. Người ta chỉ cĩ thể cải tiến được những gì mà mình đo được.
• Việc chọn lựa các chỉ số đo lường tuỳ vào mục tiêu, chiến lược của cơng ty. Trước tình hình chung giá nguyên liệu, nhiên liệu, giá nhân cơng đồng loạt tăng, Giám Đốc Koda đã nhận định rằng: “Chiến lược sản xuất chi phí thấp, giá thấp khơng cịn phù hợp với giai đoạn hiện nay vì lợi nhuận biên thấp khơng đủ sức cạnh tranh. Chiến lược của cơng ty trong tình hình mới là tập trung vào chất lượng sản phẩm, chất lượng cao, giá cao” (Richard Chia).
Với chiến lược sản xuất này, Koda hướng mục tiêu vào các phân khúc thị trường chất lượng cao. Các hoạt động của cơng ty đang dần thay đổi theo chiến lược mới. Nhưng ba tháng đầu năm 2006, tình hình chất lượng của cơng ty lại chuyển biến xấu khi tỉ lệ phế phẩm và sự phàn nàn của khách hàng đột ngột gia tăng. Vì vậy, muốn cạnh tranh bằng chất lượng, Koda phải nhanh chĩng xác định nguyên nhân và khắc phục tình trạng mất ổn định như hiện nay. Do vậy, việc đo lường hiệu suất sẽ tập trung vào các vấn đề chất lượng mà cơng ty quan tâm nhất:
Tình hình chất lượng Năng lực giao hàng Giao hàng đúng hẹn Sự phàn nàn Sự linh hoạt của sản phẩm Tỷ lệ phế phẩm
Như vậy mơ hình ứng dụng vào việc cải tiến hiệu suất cơng ty Koda là mơ hình được kết hợp cĩ chọn lọc của:
• Mơ hình Scor (độ linh hoạt của sản phẩm, sự tin cậy trong giao hàng).
• Mơ hình đo lường hiệu suất của David Taylor (sự phàn nàn của khách hàng). • Vấn đề chất lượng mà Koda đang gặp phải trong thực tế (tỉ lệ phế phẩm).
3.Thời gian khảo sát
Thời gian được chọn để khảo sát từ tháng 1 đến tháng 3-2006. Đây là thời gian mà cơng ty xảy ra nhiều vấn đề chất lượng cần được nghiên cứu, khắc phục. Thời gian để tiến hành áp dụng các bước cải tiến từ tháng 4 đến tháng 6 - 2006.