Một số cách đo lường khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty KODA (Trang 86 - 89)

1.Mơ hình phiếu ghi điểm cân bằng BSC (The Balance Scorecard)

Đây là mơ hình đo lường hiệu suất của hệ thống được biết tới nhiều nhất do Kaplan Va Norton phát triển (1992) [12]. Chuỗi cung ứng cĩ tính chất như hệ thống các quá trình sản xuất kinh doanh nên mơ hình này cĩ thể được ứng dụng để tính hiệu suất hoạt động của chuỗi.

Mơ hình được sử dụng như là một khung đo nhiều chiều để quản lý chiến lược ở tất cả các cấp trong hệ thống bằng cách liên kết các thành phần chức năng thơng qua cấu trúc, mục tiêu, khả năng thực hiện chiến lược của một tổ chức.

Mơ hình cung cấp cái nhìn chung về hiệu suất, gồm bốn yếu tố chính: 1/Tài chính: đo lường các thơng số tài chính như ROI,…2/ Quá trình vận hành bên trong: tập trung vào quá trình tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng; 3/Khách hàng; 4/ Nghiên cứu và phát triển: để đạt mục tiêu đề ra trong ngắn và dài hạn.

Hình 3.3: hình phiếu ghi điểm cân bằng BSC

Mơ hình BSC chuyển tầm nhìn chiến lược thành các mục tiêu cụ thể để cĩ thể đo lường thơng qua bốn yếu tố trên.

Mơ hình này đã được nhiều cơng ty nhất là cơng ty Mỹ sử dụng trong quản lý, cụ thể cơng ty 3Com đã áp dụng cụ thể trong việc triển khai và thực hiện chiến lược của mình và đã khá thành cơng.

Hình 3.4: Mơ hình triển khai BSC trong quản lý chiến lược cơng ty 3Com

2.Cách đo của Beamon

Beamon (1999) [29] đề nghị đo hiệu suất chuỗi cung ứng phải bao gồm 3 thành phần: đo lường nguồn cung cấp (Resource measures), đo lường đầu ra (Out put Measure) và đo lường sự linh hoạt (Flexibility).

Các quá trình đo lường sẽ được thực hiện để đo hiệu suất của nhà cung cấp, của quá trình sản xuất bên trong và đối với khả năng phục vụ khách hàng bên ngồi. Giữa các yếu tố này cĩ quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Tĩm lại, cĩ rất nhiều các cách đo của nhiều tác giả khác nhau. Nhìn chung, các cách đo tập trung vào đo hiệu quả và năng lực của chuỗi thơng qua việc tính hiệu quả và năng lực của nhà cung cấp, của chính cơng ty đang khảo sát và qua sự cảm nhận của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty KODA (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)