Về thực hiện các hoạt động marketing

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI " pdf (Trang 29 - 31)

Hoạt động marketing trong lĩnh vực xuất khẩu gạo được thể hiện qua các chiến lược sau:

- Thứ nhất, chiến lược sản phẩm. Chính sách xác định thị trường cho từng chủng loại gạo sản phẩm vẫn chưa cĩ, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo, đa phần mẫu mã trên bao bì là của nhà phân phối nước ngồi.

Gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay đa phần là các loại gạo cấp trung bình và thấp. Những doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn chưa đủ khả năng và uy tín để thực hiện và xuất khẩu các loại cao cấp như gạo 100B, gạo đồ mặc dù đây là hai loại gạo cao cấp cĩ giá trị thương mại cao. Vấn đề là loại gạo xuất khẩu hàng năm cịn lệ

thuộc khá nhiều vào thị trường nhập khẩu. Gạo Việt Nam chưa tạo được nhiều kênh thị trường riêng.

- Thứ hai, chiến lược giá. Giá xuất khẩu gạo Việt Nam cĩ nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận dần với giá thị trường thế giới. Tuy nhiên, do chất lượng gạo chưa

cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam luơn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Nếu so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của Việt Nam luơn thấp hơn hàng của Thái Lan khoảng 12USD-24 USD/tấn. Các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, chi phí cảng biển Việt Nam cao, tốc độ xếp dỡ chậm, tính đồng đều một lơ hàng chưa cao cũng gĩp phần làm cho giá gạo Việt nam ở mức thấp.

- Thứ ba, chiến lược phân phối. Hệ thống phân phối trong nước phát triển khá tốt với các thành phần tham gia bao gồm nơng dân, hợp tác xã thương mại, bạn hàng xáo, các nhà máy sản xuất chế biến, nhà xuất khẩu. Chính sách mở rộng mạng lưới tư nhân, bạn hàng xáo một mặt thúc đẩy việc lưu thơng lúa gạo phục vụ tiêu dùng nội địa và cung ứng gạo xuất khẩu, một mặt là một khâu trong phân cơng lao

động. Tuy nhiên, việc quá lệ thuộc vào đội ngũ bạn hàng xáo sẽ cĩ nhiều hạn chế vì rất dễ dẫn đến tình trạng tranh mua và tranh bán, đầu cơ thao túng thị trường giá cả. Trong khi đĩ, nơng dân cần đầu ra tin cậy đểđảm bảo tiêu thụổn định sản phẩm sau khi thu hoạch với mức giá thỏa đáng cho quyền lợi của mình.

Sản phẩm gạo Việt Nam trong thời gian qua chưa tạo được kênh phân phối tại các nước nhập khẩu lớn. Việc bán hàng thường thơng qua các cơng ty thương mại tại nước nhập khẩu hoặc qua các tập đồn quốc tế. Ưu điểm của nĩ là chi phí lưu thơng thấp, kênh phân phối cĩ sẵn của các cơng ty thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực tiếp cận thị trường cịn kém sẽ mất ít thời gian thâm nhập, giảm chi phí nghiên cứu kênh phân phối. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp phải những bất lợi như giá xuất khẩu thấp, nhà xuất khẩu khơng chủ động định giá được sản phẩm của mình trên thị trường mà mình cung cấp, khơng tạo được tên tuổi của sản phẩm gạo Việt Nam do chủ yếu nhãn hiệu bao bì là của nhà nhập khẩu, khơng trực tiếp tiếp cận được người tiêu dùng.

- Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu gạo chưa thật sự phát triển ngang tầm. Các hoạt động xúc tiến hiện nay thường là tham dự hội chợ, tham gia các đồn chính phủ đàm phán song phương và vẫn chưa cĩ chương trình xúc tiến thương mại riêng cho gạo. Vai trị của

các tham tán chưa phát huy được là cầu nối của thị trường xuất khẩu Việt Nam với thị trường các nước nhập khẩu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI " pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)