II. Kết quả và hiệu quả của môi trường đầu tư với sự phát triển của
7. Đào tạo nguồn nhân lực
Lực lượng lao động ở Việt Nam đông về số lượng nhưng không mạnh về chất lượng. Hiệu quả lao động thấp làm giảm ưu thế tiền lương rẻ ở Việt Nam. Tỷ lệ lao động phổ thông trong số người tìm việc còn quá cao là một vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm. Vì vậy, cần gắn những biện pháp đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp với chính sách lao động. Nhà nước cần thành lập và khuyến khích thành lập các trung tâm dạy nghề theo yêu cầu của thị trường.
Để có thể phát triển một thị trường lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động thì Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho công tác dạy nghề, muốn vậy cần có các chính sách cụ thể:
- Huy động vốn từ các nguồn khác nhau như : huy động vốn từ đóng góp của người học, của người sử dụng lao động, sử dụng nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn của các tổ chức quốc tế…
- Nhà nước còn cần phải tổ chức tốt khâu quản lý công tác dạy nghề có như vậy thì công tác đào tạo nghề mới có hiệu quả.
Bên cạnh việc đào tạo lực lượng lao động thì cũng cần chú trọng đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp :
- Cần đa dạng các loại hình đào tạo bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Chương trình nội dung đào tạo phải phù hợp với quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường, các lý thuyết đương đại về quản lý. Mặt khác chương trình phải đảm bảo tính thực tiễn của sản xuất kinh doanh trong nước và hướng vào giải quyết những vấn đề vướng mắc của thực tiễn quản lý, thực tiễn điều kiện thị trường Việt Nam đang có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.