Nguyên nhân yếu kém

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 62 - 65)

II. Kết quả và hiệu quả của môi trường đầu tư với sự phát triển của

3. Những tồn tại yếu kém trong phát triển DNNV

3.5 Nguyên nhân yếu kém

Về nhận thức : Mặc dù Đảng và nhà nước đã khẳng định chính sách nhất quán trong phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có sự phân biệt đối xử trong một số cơ quan quản lý nhà nước giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.DNNVV, chủ yếu thuọc thành phần kinh tế tư nhân, còn bị phân biệt đối xử trong các quan hệ giao dịch về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vay vốn tiếp cận thông tin thị trường…

Về thể chế chính sách : Hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư đang được xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế chính sách chưa ổn định, còn nhiều thay đổi, văn bản pháp quy còn nhiều điểm chồng chéo, đôi khi thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho DNNVV gặp khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành.

Do vậy mà trong thời gian tới Chính phủ cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho DNNVV phát triển, nhất là tạo ra sân chơi bình đẳng cho DNNVV.

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư phát triển DNNVV

I .Các quan điểm và định hướng chính trong phát triển DNNVV 2006-2010

1. Các quan điểm trong việc xây dựng chính sách phát triển DNNVV

Hầu hết các quốc gia đều có những chương trình khuyến khích phát triển DNNVV, quan điểm xây dựng các chương trình ở các nước này là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi nước. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, khi ngân sách nhà nước còn eo hẹp, nguồn lực trong dân vẫn còn tiềm ẩn, chưa được khai thác thì quan điểm chính cho các chính sách khuyến khích phát triển là tiếp tục khuyến khích cho các nguồn lực, sử dụng chủ yếu là những biện pháp phi tài trợ. Quan điểm này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đổi mới tư duy một cách cơ bản, đòi hỏi phải nhanh chóng thực hiện những bước đi quyết định trong cải cách hành chính và trong cải cách khu vực kinh tế Nhà nước.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới và khu vực sẽ phải được tiến hành theo hai hướng : xây dựng nền đại công nghiệp với những tổ hợp, tập đoàn công nghiệp lớn, có tầm cỡ quốc gia, khu vực và thế giới. Đồng thời mở rộng, phát triển và hiện đại hoá các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Hai hướng này có mối quan hệ gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển tạo thành sự phân công lao động xã hội hợp lý và có hiệu quả đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, sự tồn tại và phát triển DNNVV là sự bổ sung cho doanh nghiệp lớn vì khi tiến hành công nghiệp hoá đất nước đều có chung xuất phát điểm là nền sản xuất nhỏ. Quy mô nhỏ là người bạn đồng hành tất yếu ngay cả đối với cả những nước có nền công nghiệp phát triển bởi lẽ DNNVV có những ưu điểm mà những doanh nghiệp lớn không có được.

Phát triển quy mô nhỏ và vừa gắn với phát triển nông lâm ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới tạo thành cơ cấu sản xuất xã hội hợp lý trên từng địa bàn lãnh thỗ là vấn đề mà Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển. Dưới đây là những quan điểm cụ thể trong xây dựng chính sách phát triển DNNVV.

1.1 Chủ động phát huy nội lực đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài để đóng góp vào quá trình CNH-HĐH đất nước.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường duy nhất để đưa dân tộc ta tới phồn vinh hạnh phúc. Vốn đầu tư là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nước nhà. Trong xu thế hội nhập và mở cửa làm bạn bè với tất cả các dân tộc, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ của nước ngoài sẽ giúp nước ta rút ngắn thời gian phát triển. Tuy vậy, việc chủ động huy động nguồn vốn trong nước luôn có một ý nghĩa quan trọng và quyết định cho sự phát triển đất nước, đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động không lường trước được. Khuyến khích phát triển DNNVV, đặc biệt là DNNVV ngoài quốc doanh chính là một trong những chính sách quan trọng trong phát huy nội lực. Bởi nguồn vốn trong dân tiềm ẩn là rất lớn, nếu huy động được mọi nguồn trong dân vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thì không những thu hút được một nguồn vốn nhàn rỗi lớn trong dân cư mà còn tạo được cho người dân có thói quen kinh doanh và làm được điều này sẽ giúp cho nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng năng động hơn.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w