Kết cấu hạ tầng cho thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 29 - 32)

I. Thực trạng môi trường đầu tưở Việt Nam đối với sự phát triển của

5. Kết cấu hạ tầng cho thu hút đầu tư

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã cố gắng trong việc thiết lập các kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho thu hút đầu tư. Mạng lưới kết cấu hạ tầng đã được phân bổ hợp lý và chia tập trung cho 3 vùng kinh tế trọng điểm, động lực thúc đẩy tăng trưởng cho các vùng lân cận

- Ngành điện: Đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà máy đã được xây dựng và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu điện năng cho các doanh nghiệp sản xuất được hiệu quả và không bị gián đoạn.

Bảng 4: Sản lượng điện sản xuất theo nguồn

Sản lượng điện sản xuất ( triệu kWh )

2003 2004

Tổng điện phát và mua 40.825 46.201

Sản lượng điện của các nhà máy thuộc EVN

39.261 40.175

Nguồn: Tổng công ty điện lực Việt Nam.

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng sản lượng điện sản xuất năm 2004 tăng vượt bâc so với năm trước và đảm bảo nguồn điện sản xuất cho các doanh nghiệp.

- Hệ thống giao thông vận tải đường sắt đường bộ đã đảm bảo lưu thông thông suốt an toàn. Nhiều tuyến đường bộ đã được xây dựng mới và nâng cấp hiện đại, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Hệ thống sân bay, bến cảng được nâng cấp mở rộng, giao thông đường thuỷ được tăng cường khai thông, tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại trong các hoạt động vận tải bốc dỡ.

Việt Nam có một hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải: 219.192 km đường bộ, 3.143 km đường sắt, 17.139 km đường sông đang khai thác, hơn 90 cảng biển lớn nhỏ và 52 sân bay. Sau 15 năm đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, GTVT đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1997-2002, khối lượng hàng hóa vận chuyển được là 851 triệu tấn và 273 tỷ TKm, khối lượng vận tải hành khách là 4,3 tỷ HK và 151 tỷ HK.Km, khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển đạt 447 triệu tấn,

tăng bình quân 15%/năm. Chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải, cung cấp hàng hóa chậm trễ thường diễn ra trong thời kỳ bao cấp. Bằng nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như vay vốn ưu đãi ODA, nhiều công trình giao thông đã được khôi phục, nâng cấp. Trong giai đoạn 1997- 2004, với tổng vốn đầu tư XDCB được giao là 57.488,4 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT trực tiếp quản lý 54.051,1 tỷ đồng, ngành GTVT đã hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp được 8.924 km quốc lộ, làm mới 61,4 km cầu đường bộ, sửa chữa, đại tu và nâng cấp 1.253 km đường sắt, khôi phục và đại tu 8 km cầu đường sắt, mở rộng và nâng cấp hệ thống cảng tổng hợp quốc gia, các tuyến đường thủy huyết mạch, hệ thống giao thông đô thị đã được cải thiện một bước, giao thông nông thôn có sự phát triển vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều công trình đã đi vào khai thác và phát huy hiệu quả rõ rệt.

Theo phân tích đánh giá của JBIC về các tác động sau khi hoàn thành đường 5, thời gian đi lại giữa Hải Phòng và Hà Nội đã giảm còn ½, số lượng phương tiện tăng gấp 2, hàng hoá qua cảng Hải Phòng tăng lên 1,5 lần thời kì 2001-2002, về tác động sau khi hoàn thành cầu Mỹ Thuận và nâng cấp quốc lộ 1 thời gian đi lại từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ giảm từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ…

- Hệ thống bưu chính viễn thông được hiện đại hoá, từ thành phố đến tỉnh huyện đã được trang bị tổng đài điện tử và truyền dẫn kĩ thuật số, đảm bảo thông tin thông suốt từ trung ương đến các xã trong mọi điều kiện thời tiết và tình huống phức tạp. Dịch vụ Internet phát triển mạnh, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết và mở rộng giao lưu quốc tế.

Nguồn: Bộ bưu chính viễn thông.

Qua số liệu trên có thể thấy số lượng điện thoại tăng vọt qua từng năm, tăng khối lượng thông tin được truyền tải, và rõ ràng là điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có các DNNVV trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó thì ở Việt Nam trong những năm gần đây sự tăng mạnh của dịch vụ internet cả về số lượng và chất lượng, làm cho các hoạt động của DNNVV như tìm kiếm thị trường, giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài…được diễn ra một cách thuận lợi hơn. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của số thuê bao internet :

Biểu đồ 2 : Tăng trưởng thuê bao Internet qua các năm

- Hệ thống cung cấp nước sạch được nâng cấp và cải tạo, đầu tư mới đã đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất của doanh nghiệp

Bên cạnh các thành tựu nói trên thì hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn còn tồn tại như yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và làm cho chi phí đầu vào sản xuất cao hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảng dưới đây so sánh 3 loại chi phí đầu vào tại Hà Nội và một số thành phố ở Châu Á, qua đó cho thấy Việt Nam có chi phí cao nhất so với các nước trong khu vực:

Hà Nội Bangkok Manila Jakarta

Thuê văn

phòng(USD/m2/tháng) 25 11 7 18

Chi phí giao

thông(USD/công ten- nơ) 1300 1200 850 990

Chi phí điện (USD/Kwh) 0.062 0.053 0.056 0.056

Nguồn: JETRO- So sánh chi phí đầu tư tại các thành phố Châu Á- năm 2004

Giá cả dịch vụ cơ sở hạ tầng của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực,ví dụ so với cước điện thoại quốc tế cao hơn 136%, thuê bao điện thoại cố định cao hơn 91%, phí vận hành đối với tàu 1 vạn tấn tại cảng Sài Gòn là 40.000USD cao gấp đôi cảng ở Bangkok.

Tuy giá cả cao nhưng chất lượng phục vụ các dịch vụ còn thấp và trong các ngành dịch vụ này tình trạng độc quyền vẫn duy trì điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của các DNNVV.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w