Chính sách thuế

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 73 - 75)

II. Kết quả và hiệu quả của môi trường đầu tư với sự phát triển của

4. Chính sách thuế

So với nhiều năm trước đây, hệ thống thuế của Việt Nam đã được cải thiện theo hướng bảo đảm sự công bằng cho các thành phần kinh tế.Tuy nhiên hệ thống thuế của Việt Nam, đặc biệt là thuế VAT hiện nay đang là một thách thức đối với các DNNVV. Thời gian miễn giảm thuế cho các DNNVV vẫn còn quá ngắn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế suất và cách tính vẫn còn còn phức tạp so với trình độ của DNNVV, thuế ít lệ phí nhiều…Để giải quyết những bất cập đó và hoàn thiện hơn nữa chính sách thuế đối với DNNVV cần thực hiện những giải pháp sau:

- Chính sách thuế thu nhập công ty cần được đơn giản hoá và loại bỏ dần các trường hợp miễn giảm tiến tới thống nhất hệ thống thuế đối với các loại hình doanh nghiệp. Điều này sẽ xoá bỏ được tình trạng có hàng loạt quy định miễn giảm thuế khác nhau trong các luật khác nhau như luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng việc thực hiện các ưu đãi về thuế là rất phức tạp và tốn kém đối với cả người chịu thuế và cả Chính phủ . Điều này dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế và tạo ra sự phân biệt đối xử giữa những người nộp thuế từ đó tạo

ra cảm giác là thuế không công bằng. Hơn nữa một số nghiên cứu còn cho rằng các ưu đãi về thuế đã không có tác dụng như mong muốn mà đôi khi có tác dụng ngược lại, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy mà xu hướng của thế giới hiện nay là loại bỏ dần các chính sách ưu đãi về thuế cho các hoạt động kinh tế cụ thể và tiến tới sử dụng những thuế suất thấp hơn trên mọi lĩnh vực đối với tất cả các doanh nghiệp . Điều này có tác dụng khuyến khích cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

- Cần sớm chuyển từ chế độ thu thuế như hiện nay sang chế độ DNNVV tự kê khai và nộp thuế, làm theo với kiểm toán hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tế, đơn giản hoá yêu cầu về sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng năm đối với các DNNVV.

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế giá trị gia tăng đặc biệt là cải tiến chính sách về hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng trong toàn bộ nền kinh tế, vì hoàn thuế chậm sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của các DNNVV vốn đã rất nhỏ bé và thiếu, gây cản trở công việc kinh doanh của các doanh nghiệp này. Các quy định về thuế suất cần được hoàn thiện hơn nữa đối với người nộp thuế nhờ đó sẽ giảm khả năng vi phạm của cả người nộp thuế và cả cán bộ thu thuế.

- Xoá bỏ các hình thức thuế khoán hoặc khoán định mức thu thuế đối với cán bộ thu thuế vì đây là hình thức khiến cán bộ thu thuế dễ dàng áp dụng các định mức thuế cho doanh nghiệp và tăng khả năng trốn thuế của doanh nghiệp - Các chính sách thuế phù hợp với đặc thù và điều kiện của DNNVV và cần dành những ưu đãi để khuyến khích các chủ thể kinh tế hướng theo mục tiêu mà Nhà nước dự định. Những ưu đãi vể thuế phải nằm trong danh mục các ngành nghề được khuyến khích phát triển, hoặc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi ít người…

5. Mặt bằng sản xuất kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh là một trong những khó khăn của DNNVV trong nhiều năm qua. Để giúp DNNV tháo gỡ các khó khăn về vấn đề này, Chính phủ cần chú trọng đến các giải pháp sau:

như các điều kiện vào KCN áp dụng rất tuỳ tiện và không có hướng dẫn cụ thể nào của Chính phủ. Cần phải xây dựng quy hoạch các KCN rõ ràng và công khai với doanh nghiệp về quy hoach đó. Khi xây dựng các chính sách cho KCN cũng như xây dựng quy hoạch KCN cho DNNVV cần quan tâm các yêu cầu khác nhau của các DNNVV về quy mô và địa điểm kinh doanh. Ví dụ đối với các doanh nghiệp sản xuất gia công sử dụng lao động rẻ và không cần mặt bằng sản xuất rộng có thể bố trí những nơi đông dân cư và phương tiện đi lại…Chính phủ có thể có các biện pháp để kêu gọi doanh nghiệp cùng chung sức xây dựng KCN dưới nhiều hình thức khác nhau như trả tiền thuê đất trước, nhưng nhà nước phải cam kết thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng, tránh lãng phí về thời gian và tiền của của doanh nghiệp. Khi hình thành và xây dựng các KCN tập trung để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì phải đảm bảo quan tâm đến các KCN cho DNNVV. Có thể coi đây là một hướng quan trọng nhằm xây dựng một nền kinh tế hiện đại. Việc xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, có thể do các tổ chức trong nước tự xây dựng và kinh doanh, cũng có thể do các tổ chức trong nước liên kết với các tổ chức kinh tế nước ngoài để xây dựng và kinh doanh. Nhưng giá cho thuê đối với các DNNVV nên là giá ưu đãi và cần có chính sách cụ thể để thu hút DNNVV đến kinh doanh trong KCN.

- Tiến tới cho phép khu vực DNNVV tư nhân được hưởng những quyền lợi về sử dụng đất đai như đối với DNNVV hoặc tạo điều kiện cho các DNNVV mở rộng quan hệ liên kết liên doanh và được phép sử dụng mặt bằng kinh doanh của DNNN khi những DNNN này không có nhu cầu sử dụng.

- Chính phủ cần xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu cũng như đơn giản hoá các thủ tục công chứng và đánh giá trị công trình để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu. Dựa trên các quy hoạch đã có, Chính phủ nên có các chính sách khuyến khích DNNVV đầu tư sản xuất ở những vùng ngoại ô, tránh sự tập trung quá nhiều doanh nghiệp trong thành phố gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w