Mặt bằng sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 38 - 40)

I. Thực trạng môi trường đầu tưở Việt Nam đối với sự phát triển của

6. 1 Vốn

6.2 Mặt bằng sản xuất kinh doanh

Mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh hiện nay là vấn đề bức xúc nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV.

Tình trạng khá phổ biến trong thời gian qua đó là trong khi nhiều DNNN được giao đất và sử dụng đất không có hiệu quả, đất đai bỏ hoang và sử dụng không đúng mục đích thì các doanh nghiệp tư nhân lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đất đai làm mặt bằng kinh doanh.

- Thuê đất của nhà nước: thông thường để thuê được đất của nhà nước phục vụ sản xuất DNNVV phải làm rất nhiều thủ tục ở cả 3 cấp với gần 25 con dấu và chữ kí khác nhau và với rất nhiều thời gian từ 1,5-5 năm, chi phí ( kể cả chi phí đi lại và chi phí tiêu cực ), ngoài ra doanh nghiệp phải thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng kèm theo các khoản chi phí hỗ trợ như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng…với chi phí cao.Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp khi hoàn tất các thủ tục này thì cơ hội kinh doanh qua đi và phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp đã chi để có đất nên đã hạn chế phần vốn dành cho sản xuất kinh doanh.

- Thuê lại diện tích sử dụng đất chưa sử dụng hết của các DNNN. Xuất phát từ lý do trước đây các DNNN được nhà nước giao đất để sản xuất kinh doanh, đến nay chuyển đổi nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có sự năng động cao, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, hoạt động cầm chừng, không sử dụng hết diện tích đất được giao, nhưng không trả lại cho nhà nước và các doanh nghiệp này cho các DNNVV thuê lại một phần để sản xuất kinh doanh

Thời hạn thuê đất trong các trường hợp này thông thường là ngắn, do đó doanh nghiệp không yên tâm sản xuất, đầu tư vào công nghệ. Mặt khác việc thuê lại đất chưa sử dụng hết của DNNN là bất hợp pháp, các DNNVV thuê đất không thể mang tài sản này để thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng để có thêm vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ.

- Thuê quyền sử dụng đất của các cá nhân : Việc thuê đất của các cá nhân để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng mang tính bất ổn cao.Giống như trường hợp thuê lại đất sử dụng chưa hết của DNNN, thời gian thuê đất của cá nhân ngắn, ngoài ra tính rủi ro cao vì trong nhiều trường hợp chủ đất thấy khi doanh nghiệp làm ăn có lãi đã đòi lại đất để kinh doanh cùng mặt hàng, hoặc đòi tiền thuê đất cao hơn, để cho doanh nghiệp khác thuê nên cũng không khuyến khích đầu tư lâu dài.

- Chủ đầu tư sử dụng nhà xưởng hiện có để tiến hành sản xuất kinh doanh, hình thứ này chủ yếu tập trung ở các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại hoặc sản xuất quy mô hộ gia đình.

- Thuê đất trong các KCN, cụm công nghiệp: đối với các KCN có cơ sở hạ tầng tốt, chi phí thuê đất thường cao và yêu cầu doanh nghiệp trả tiền một lần, với giá thấp nhất khoảng 20-22USD/m2. Nếu giả sử một DNNVV có vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng,cần diện tích khoảng 0,5ha và giá thuê đất tại khu công nghiệp là khoảng 20USD/m2 (đây là giá thuê đất thấp nhất và ở các địa phương có điều kiện khó khăn, còn tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì giá cho thuê lại đất trong các KCN cao gấp 2-3 lần), thì chi phí này của doanh nghiệp đã chiếm 1/5 tổng vốn của doanh nghiệp, với số vốn còn lại doanh nghiệp rất khó đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ tiên tiến.

Như vậy tiếp cận với quyền sử dụng đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh là vấn đề khó khăn nhất đối với đầu tư mới cũng như đầu tư mở rộng của các DNNVV.Số đất nhà nước để cho thuê là quá ít so với nhu cầu, ví dụ ở Hà Nội từ năm 1994-2000 chỉ có 376 DNDD thuê được đất của nhà nước để phục vụ sản xuất kinh doanh trong khi đó chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2002 đã có 400 doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất. Điều tra của Ban quản lý khu công nghiệp cho thấy 66,7% doanh nghiệp gặp quá nhiều khó khăn trong tìm kiếm mặt bằng kinh doanh, 44,4% không đủ kiên nhẫn vì thủ tục thuê đất quá vòng vèo và không rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan này và cơ quan khác.Tình hình này cũng diễn ra ở các địa phương khác nhất là ở các thành phố và vùng đô thị.

Để thực hiện đầu tư đại đa số các DNNVV phải tự xoay xở kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này chi phí đầu tư của doanh nghiệp là rất lớn, nhưng nghịch lý ở chỗ là doanh nghiệp sau khi đã chi ra một khoản tiền lớn để có được mặt bằng kinh doanh thì nó vẫn không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, điều này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp mà nó còn làm tổn hại đến nền kinh tế xã hội, vì đất đai và quyền sử dụng đất đai nói trên đã không trở thành vốn luân chuyển để vốn thu hút thêm vốn và tạo ra vốn mới để phát triển kinh tế xã hội.

6.3.Công nghệ

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w