Thực trạng của lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 44 - 46)

I. Thực trạng môi trường đầu tưở Việt Nam đối với sự phát triển của

6. 1 Vốn

6.4.1 Thực trạng của lực lượng lao động

Xét về số lượng lao động, Việt Nam có số lao động dồi dào và tỷ lệ lao động trẻ cao. Mức tăng bình quân dân cư trong độ tuổi lao động mỗi năm khoảng 1,4-1,5 triệu người, giá cả sức lao động ở Việt Nam vẫn được coi là tương đối rẻ

Tuy nhiên chất lượng và cơ cấu đội ngũ lao động nước ta còn nhiều điều bất cập yếu kém thể hiện qua các chỉ tiêu chính như: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

cấu lao động đã qua đào tạo rất bất hợp lý, cụ thể là tỷ lệ giữa đào tạo đại học, trung học và công nhân kĩ thuật theo cơ cấu : 1-1,5-2,5 trong khi ở các nước phát triển trong khu vực là : 1-4-10. Điều đó dẫn đến tổng số lao động qua đào tạo đã ít, số công nhân kĩ thuật lại còn ít hơn so với thực tế. Hơn nữa chất lượng dạy nghề lại yếu, nhiều người tuy có bằng cấp chứng chỉ nhưng không được thị trường lao động chấp nhận, sử dụng.

Bảng 9: Cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1999 2004 Tổng số lao động Nghìn người 35866 37783 41313 Có chuyên môn Nghìn người 4414 5241 8768 % 12,31 13,87 21,23 Không có chuyên môn Nghìn người 31452 32542 32545 % 87,69 86,13 78,77

Nguồn: Niên giám thống kê - Bộ LĐTB- XH- 2004

Số liệu bảng trên cho thấy đến năm 2004 toàn quốc có 8.768 nghìn lao động có chuyên môn kĩ thuật, gồm các trình độ đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học, so với tổng số cả nước chiếm 21,23%, và số lượng lao động không có chuyên môn kĩ thuật chiếm đến 78,77% tổng số lao động cả nước, đây là một thách thức lớn đối với nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn của các DNNVV.

Bên cạnh đó trong số hơn 20% lao động có chuyên môn thì chỉ gần 5% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Chủ doanh nghiệp có trình độ Đại học cũng chỉ khoảng 2%. Về cơ bản, đội ngũ này mới được hình thành những năm 90, còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường. Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốn nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ kinh phí để đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Đây là một lực cản mà tất cả các doanh nghiệp đều gặp và cần phải quyết tâm vượt qua vì sự tồn tại của bộ phận doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Về phía các DNNVV, thiếu vốn đã làm họ không thể chủ động giải quyết nguồn nhân lực cho chính mình, ngay cả với những chủ doanh nghiệp có tầm

nhìn chiến lược về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Con đường chung mà các doanh nghiệp vẫn thực hiện là tìm lao động qua các Hội chợ việc làm.

Thực tế qua các Hội chợ việc làm được tổ chức gần đây cho thấy, mặc dù được tuyển chọn lao động trong điều kiện thị trường đầy ắp các cử nhân đang khát khao tìm việc, thì các doanh nghiệp cũng không phải dễ dàng tìm được những lao động phù hợp cho mình và nếu có tuyển dụng được thì cũng còn phải bỏ thời gian, kinh phí để đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên nhu cầu sử dụng lao động giỏi cũng chưa phải là động lực chính của các DNNVV. Tình trạng các lao động giỏi được đào tạo tốt đổ xô vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài diễn ra khá phổ biến, tại nhiều doanh nghiệp này còn diễn ra tình trạng những lao động đã tốt nghiệp đại học đảm nhiệm các vị trí lẽ ra bố trí cho các công nhân kĩ thuật trong khi các DNNVV trong nước do công nghệ thấp và để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm đã chỉ sử dụng các lao động có tay nghề thấp, lao động phổ thông.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w