I. Thực trạng môi trường đầu tưở Việt Nam đối với sự phát triển của
6. 1 Vốn
6.4.2 Thực trạng của các chủ DNNVV
Về cơ cấu trình độ của các chủ DNNVV theo kết quả điều tra thì 30% chủ doanh nghiệp xuất thân từ công nhân viên chức thuộc khu vực kinh tế nhà nước chuyển ra. Đây là đội ngũ phần nào đã có kinh nghiệm trong sản xuất, một số ít có tay nghề và trình độ quản lý.Khoảng 60% đã từng là chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc đã hoạt động ở khu vực kinh tế cá thể, tư nhân có nghề truyền thống của gia đình. Đây là lực lượng khá lớn có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán…còn thiếu.
Về trình độ chuyên môn thì trong số các chủ doanh nghiệp cứ 100 người thì có 1 người có trình độ trên đại học, 14 người có trình độ đại học hoặc tương đương.Hơn nữa trong số chủ doanh nghiệp có trình độ trung học hoặc đại học thì chủ doanh nghiệp có trình độ đào tạo nghề phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chỉ khoảng 7%.
Khoảng 30% chủ doanh nghiệp đã hoạt động kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có nghề nhưng nhờ chính sách chế độ mới đã nắm cơ hội tạo lập cơ sở nâng cao hoặc phát triển doanh nghiệp thừa kế của gia đình. Chủ doanh nghiệp này
sữa chữa cơ khí, điện tử. Chủ doanh nghiệp có nghề phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp nhưng ở trình độ thấp, chủ yếu dựa vào đào tạo từ cơ sở dạy nghề tư nhân hoặc kèm cặp qua thực tế, hay được gia đình truyền lại. Có một số chủ doanh nghiệp loại này đã làm trong khu vực kinh tế nhà nước, nhưng khi lập doanh nghiệp kiến thức cũ không đáp ứng được mà phải tự học lại, hoặc nâng cao kiến thức qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Một số ít các chủ doanh nghiệp đã có quá trình đi làm cho các chủ doanh nghiệp khác từ khi còn ít tuổi, tự học nghề trong thực tế sau đó có vốn và tự đứng ra thành lập doanh nghiệp.
Qua tình hình, đặc điểm và trình độ của các chủ doanh nghiệp nói trên có thể thấy rằng đội ngũ các chủ doanh nghiệp có sự bất cập về trình độ. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này trước hết là do sự chuyển đổi về cơ chế quản lý, các DNNVV đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển và do vậy việc đào tạo chưa được chú ý đúng mức.
7.Các yếu tố đầu ra
Với trên 80 triệu dân và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra thị trường rộng lớn cho các sản phẩm đầu ra, kể cả các sản phẩm có chất lượng trung bình lẫn các sản phẩm các sản phẩm có chất lượng chưa cao.
Đối với thị trường trong nước : Với mức thu nhập bình quân đầu người thấp, đa phần người dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng trung bình đã mở ra khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu nội địa thay thế nhập khẩu. Có nhiều mặt hàng có chất lượng bằng thậm chí cao hơn sản phẩm nhập khẩu mà giá lại rẻ hơn, do tận dụng được ưu thế về giá nhân công rẻ và lợi thế về nguyên vật liệu…Tuy nhiên cũng có không ít mặt hàng các ấn phẩm trong nước đã bị hàng nhập khẩu hạn chế. Mặc dù hàng của nước ngoài nhập sang thị trường Việt Nam qua con đường tiểu ngạch, chưa phải là hàng xuất khẩu chất lượng cao nhưng nhiều mặt hàng của Việt Nam phải chịu mất thị phần trước hàng Trung Quốc, Thái Lan…ngay tại thị trường Việt Nam do chất lượng và mẫu mã không bằng.
Bên cạnh đó sản phẩm của các DNNVV chưa đến được tay khách hàng còn là vì hệ thống các kênh lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng chưa được thực hiện hiệu quả. Trong thời gian qua, khâu này chủ yếu vẫn do tư thương làm nhiều mà những DNNVV thương mại tư nhân vẫn buôn bán theo kiểu phi vụ
qua nhiều khâu trung gian. Điều đó dẫn đến tình trạng ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra, tranh mua tranh bán và gây ra tình trạng khan hiếm hoặc dư thừa trên thị trường.Các nghiên cứu, dự báo thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường còn yếu, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu tự phát. Chưa có biện pháp hỗ trợ DNNVV trong trường hợp sản xuất kinh doanh gặp rủi ro, việc quản lý thị trường còn sơ hở, dẫn đến tình trạng hàng lậu tràn lan, hàng giả gia tăng, gây thiệt hại không những cho người tiêu dùng mà còn cho cả người sản xuất. Còn đối với các DN thương mại nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế khác thì có khuynh hướng chú trọng tập trung nguồn lực để dự trữ và tiêu thụ hàng hoá ngoại hơn là tổ chức lưu chuyển hàng hoá trong nước. Vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước đã không phát triển đúng mức.
Đối với thị trường nước ngoài: Trong thời gian qua với nền kinh tế mở cửa, thương mại của Việt Nam đã có sự thay đổi như đa dạng hoá sản phẩm và mặt hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu chế biến sâu, giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu thô, khai thác tiềm năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và nỗ lực tìm kiếm những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chỉ giới hạn ở các sản phẩm như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ…là những mặt hàng mang tính chất truyền thống. Sản phẩm của Việt Nam còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thiếu khuyến khích và chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu cải tiến mẫu mã, thiết kế tạo mẫu mới phù hợp với thị hiếu nhu cầu của khách hàng. Hoạt động thiết kế mẫu mã đã có trong một số ngành như dệt may,da giày, thủ công mỹ nghệ và cơ khí xuất khẩu nhưng còn nhiều hạn chế. Nhiều DNNVV phải dựa vào mẫu do khách hàng gửi đến thậm chí cả tài liệu kĩ thuật và chỉ nghiên cứu làm theo đúng catalogue, theo cách này giá sản phẩm không cao và doanh nghiệp Việt Nam bị động và yều thế trong đàm phán. Một số doanh nghiệp chủ động hơn cóp nhặt tổng hợp các mẫu mã đã được sử dụng để tạo thành sản phẩm nhưng nó không có giá trị sáng tạo và không đặc sắc. Hiện nay cán bộ thiết kế mẫu mã sản phẩm ở các DNNVV rất thiếu.Bên cạnh đó phương tiện phục vụ cho việc
nghiên cứu thiết kế mẫu còn thiếu hơn, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu làm bằng thủ công.
Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao (60- 70%) trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu trong khi đó lao động ở các DNNVV nói chung đang dư thừa nhiều. Xuất khẩu sản phẩm thô không những có giá trị xuất khẩu thấp mà còn nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là hàng nông lâm thổ sản và khoáng sản.
Trong những năm gần đây tại các DNNVV việc đầu tư cho công nghiệp chế biến còn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của những ngành sản xuất nguyên liệu, nhất là nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy xuất khẩu hàng thô và sơ chế thì vốn ít, dễ tìm thị trường nhưng giá trị xuất khẩu thấp, còn xuất khẩu hàng đã qua chế biến thì cần vốn lớn và khó kiếm thị trường, nhiều khi sản phẩm xuất khẩu thô thì lãi nhưng đầu tư chiều sâu để xuất khẩu thì lại bị lỗ, do đó vốn và thị trường là hai khó khăn lớn hạn chế