II. Kết quả và hiệu quả của môi trường đầu tư với sự phát triển của
2. Định hướng chính trong việc phát triển DNNVV
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước hướng đến năm 2010 các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần được định hướng phát triển như sau:
- Khai thác thế mạnh (về tài nguyên, về lực lượng lao động…) nhằm phát triển quy mô doanh nghiệp
- Xây dựng hệ thống doanh nghiệp nhiều tầng quy mô, trong đó quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu với phương châm “hiện đại, đa dạng, linh hoạt”. Đây là một trong những điểm cơ bản của Nhà nước Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm tới. Trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam còn thấp, lao động còn dư thừa, vốn còn hạn chế thì sự định hướng ban đầu vào quy mô vừa và nhỏ là cần thiết, tất yếu. Với phương châm “hiện đại, đa dạng, linh hoạt” các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sẽ liên kết với nhau thành một hệ thống doanh nghiệp, hình thành một cơ cấu công nghệ nhiều tầng để tận dụng, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của từng doanh nghiệp cũng như của từng vùng kinh tế và của đất nước. Các doanh nghiệp với cơ cấu công nghệ nhiều tầng tại các vùng kinh tế của đất nước là những viên gạch thực thể cấu thành nên cơ cấu công nghiệp, cơ cấu công nghệ của đất nước
Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta cũng đang có kế hoạch hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn làm chỗ dựa vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo của cơ cấu công nghiệp của đất nước. Sự hình thành này, trong sự liên kết chặt chẽ giữa các loại hình doanh nghiệp và các quy mô sản xuất sẽ đi theo 3 hưóng:
+ Dựa trên cơ sở những doanh nghiệp lớn hiện có (như xi măng, mía đường, than, điện tử, tin học…)
+ Dựa trên cơ sở đầu tư mới, kể cả liên doanh với nước ngoài nhằm tạo những sản phẩm mới.
+ Dựa trên cơ sở phát triển tất yếu của quá trình xã hội sản xuất là tích tụ và tập trung hoá sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
II.Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư phát triển DNNVV
1.Khẳng định vai trò của DNNVV trong nền kinh tế
Thực tế trong những năm cải cách đã chứng tỏ rằng, chỉ khi chính sách kinh tế, các quy định của pháp luật được soạn thảo, ban hành và thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện để mọi người phát huy sáng kiến của mình thì những chính sách đó mới thực sự được nhân dân hưởng ứng và phát huy được hiệu lực. Tuy rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã được chính thức thừa nhận, song vại trò thực sự của nó vẫn chưa được khẳng định. Nhiều quan niệm vẫn chưa kịp nghiên cứu đổi mới phù hợp với tình hình mới, do vậy nhiều vấn đề còn chưa có câu trả lời thích đáng, ví dụ: đảng viên có được làm kinh tế tư nhân hay không? Thuê công nhân có phải là hành vi bóc lột hay không? Vì vậy, trong xã hội còn có những cách nhìn nhận đánh giá không đúng về nhà kinh doanh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, điểm mới tạo ra động lực quan trọng trong giai đoạn tới là phải khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi công dân làm giàu hợp pháp. Nội dung này cần được thể hiện cụ thể trọng Nghị quyết của Đảng, trong chính sách Nhà nước và trong hành vi của từng cán bộ công chức. Bên cạnh những nội dung trong nghị quyết của Đảng, trong
đổi mới tư duy của các cơ quan công quyền là hỗ trợ chứ không phải là cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương xây dựng Nghị quyết khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua Nghị quyết này, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đựơc khẳng định rõ ràng hơn. Tuy nhiên cần đưa ra quan điểm chủ đạo là khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là chính (điều này phù hợp với chủ trương giao, khoán và cho thuê các DNNN).
Song song với việc khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, cần tăng cường cải cách khu vực DNNN, đặc biệt xác định lại rõ vai trò chủ đạo của DNNN: ở lĩnh vực nào và bằng phương thức gì? Chỉ khi thực hiện được điều này thì các nhà đầu tư tư nhân mới yên tâm kinh doanh, không lo ngại bị chèn ép hoặc đối xử không công bằng
Muốn tôn vinh và khuyến khích các nhà doanh nghiệp thì trước hết phải thay đổi cơ bản cách nh́n nhận đánh giá về họ, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, bởi bản chất của đa số các nhà kinh doanh không phải là lừa đảo, là bóc lột mà chính họ là người đã góp phần tích cực mang lại của cải vật chất và sự phồn vinh trong xã hội
2. Chính sách khuyến khích đầu tư và huy động vốn.
Luật doanh nghiệp mới đã khắc phục các nhược điểm của luật công ty cũ bằng việc quy định một cơ cấu vốn mềm dẻo hơn đối với các công ty trong đó có DNNVV. Tuy nhiên để tạo điều kiện khuyến khích các DNNVV hơn nữa trong việc huy động vốn đầu tư thì chính phủ cần có các cơ chế rõ ràng cho phép các DNNVV phát hành các hạng và các loại cổ phiếu chứng khoán, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường có thể chuyển đổi trong các điều kiện có thể khi cần thiết. Có như vậy các DNNVV mới thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu chứng khoán khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.
Bên cạnh đó chính phủ cũng cần xem xét cho phép các DNNVV bán một tỷ lệ % cổ phiếu tối thiểu của họ ( có thể là 30% ) cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thấy lợi mà không cần xin phép chính phủ trước. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài.
Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trước đây cũng đưa ra điều khoản cho phép bán cổ phiếu của công ty trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải có sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cụ thể. Quy định này đã gây ra rất nhiều phiền phức hạn chế tính năng động của các DNNVV trong việc huy động vốn và nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh của các DNNVV.
Ngoài ra để khuyến khích các DNNVV thu hút vốn đầu tư có hiệu quả chính phủ cần có các cơ chế khuyến khích và cho phép các DNNVV tham gia nhiều hơn vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế hiện nay các DNNVV mới tham gia tỷ lệ % rất nhỏ vào các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức là các DNNVV đặc biệt là các công ty của Đài Loan, các công ty của Nhật và của Hồng Kông. Việc nhiều doanh nghiệp tham gia liên doanh với các công ty nước ngoài sẽ giúp các DNNVV nâng cao năng lực quản lý và nhanh chóng tiếp cận được với thị trường nước ngoài cũng như đổi mới công nghệ thông qua hình thức liên doanh.
Đối với chính sách khuyến khích đầu tư chính phủ không nên chỉ khuyến khích các DNNVV đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhằm thu hồi vốn nhanh mà nên có các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, có như vậy sự phát triển của DNNVV mới thực sự phát huy vai trò của mình trong việc đổi mới cơ cấu nền kinh tế.