Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu 387 Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (Trang 61 - 64)

- Phân loại và trình bày: Tài sản cố định được mô tả, phân loại và trình bày hợp lý trong Báo cáo tài chính.

3.2.1Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

150205 Tổng đài điện thoại 7.758.444 642 7.758.448 (4)

3.2.1Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

* Những vấn đề còn tồn tại

Tìm hiểu HTKSNB của khách hàng là việc hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Vì đánh giá đúng bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra được một phương pháp kiểm toán hiệu quả. Thông thường để mô tả và đánh giá về một hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên có thể sử dụng một hoặc kết hợp ba phương pháp sau tuỳ theo từng đặc điểm của đơn vị được kiểm toán.

+ Bảng câu hỏi: Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi vì tính hiệu quả và đơn giản. Bảng thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, có nghĩa là câu hỏi trả lời từ phía khách hàng chỉ là “” hoặc “không”. Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và thường được sử dụng chung cho hầu hết khách hàng nên đôi khi tính linh hoạt bị hạn chế.

+ Bảng tường thuật: Đó là sự mô tả bằng lời văn về HTKSNB của khách hàng. Bảng tường thuật còn cung cấp thêm sự phân tích về cơ cấu kiểm soát, giúp kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn HTKSNB.

+ Lưu đồ: Đây là phương pháp tiếp cận và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng khá phức tạp vì hầu hết hoạt động của khách hàng được mô tả và

hỏi người kiểm toán phải hiểu kỹ về HTKSNB của khách hàng. Tuy nhiên, phương pháp cũng mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán vì qua việc mô tả hoạt động bằng lưu đồ, kiểm toán viên sẽ có cái nhìn chung và thấu đáo nhất đối với hoạt động của khách hàng.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Công ty ACAGroup mới chỉ sử dụng phương pháp lập bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Việc lập bảng câu hỏi và tường thuật về hoạt động của khách hàng chủ yếu do kiểm toán viên phụ trách từng phần hành thực hiện. Bảng tường thuật về hoạt động của khách hàng được thể hiện dưới hình thức là các tờ ghi chú hệ thống. Qua những giấy tờ này, kiểm toán viên có thể nắm bắt được những nét chung về hoạt động của khách hàng trong từng phần hành cụ thể. Tuy nhiên, khi quy mô hoạt động của khách hàng lớn thì việc sử dụng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật rất khó giúp kiểm toán viên hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này có thể khiến cho kiểm toán viên có cái nhin thiếu chính xác về chu kỳ kinh doanh của khách hàng, dẫn tới những thiếu sót trong việc tiếp cận kiểm toán. Khi đó, người kiểm toán phải tăng cường thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán.

* Phương hướng hoàn thiện

Theo lý thuyết, kiểm toán viên có 3 phương pháp để tìm hiểu HTKSNB là bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ. Bảng câu hỏi và bảng tường thuật tuy dễ thực hiện hơn nhưng mang lại hiệu quả không cao bằng phương pháp lưu đồ. Bảng câu hỏi thường được thiết lập sẵn nên tính linh động bị hạn chế, tuy trong trường hợp cần thiết, kiểm toán viên có thể đưa thêm các câu hỏi để thu thập thông tin.

thuật sẽ rất khó giúp cho các kiểm toán viên khác hiểu về HTKSNB đối với phần hành mà người đó thực hiện.

Vì vậy, các kiểm toán viên ACAGroup nên tích cực sử dụng phương pháp lưu đồ kết hợp với bảng câu hỏi và bảng tường thuật, đặc biệt đối với những khách hàng mà Công ty tiến hành kiểm toán trong nhiều năm liền. Điều này buộc kiểm toán viên phải tìm hiểu kỹ về HTKSNB của khách hàng. Từ đó, một mặt, người kiểm toán sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiểm toán, lựa chọn các thủ tục và phương pháp cho phù hợp; một mặt lưu đồ rất thuận tiện cho các kiểm toán viên khác làm việc trong những năm tiếp sau.

Đối với Công ty ABC, Công ty ACAGroup có thể sử dụng lưu đồ kết hợp với bảng tường thuật để mô tả HTKSNB đối với TSCĐ.

Quy trình đầu tư mua sắm TSCĐ có giá trị lớn theo Quyết định số 049/QĐ- TCKT ngày 1/3/2002 của Ban Giám đốc Công ty ABC được thể hiện qua lưu đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình đầu tư mua sắm TSCĐ theo quy định

(1) (2) (3) (4)

(1) Phòng chức năng lập tờ trình đầu tư, mua sắm (5) TSCĐ, đưa Phòng Tài chính & Kế toán thẩm định.

(2) Phòng Tài chính & Kế toán trình Giám đốc xem xét (6) (3) Giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt (6) (4) Được phê duyệt, Giám đốc ra quyết định tăng TSCĐ

(5) Hội đồng quản trị thành lập Ban đấu giá Phòng

chức năng

Phòng Tài chính &

Kế toán

Giám đốc Hội đồng quản trị

Ban đấu giá

Nhà cung cấp

Sơ đồ 3.2: Quy trình đầu tư mua sắm TSCĐ trên thực tế

(1) (2) (3)

(4’) (1) Phòng chức năng lập tờ trình đầu tư, mua sắm TSCĐ,

trình Phòng Tài chính & Kế toán thẩm định.

(2) Phòng Tài chính & Kế toán trình Giám đốc xem xét (3) Giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt

(4’) Phê duyệt, Hội đồng quản trị chọn nhà cung cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ việc so sánh 2 sơ đồ 3.1 và 3.2, kiểm toán viên nhận thấy: quy trình đầu tư, mua sắm TSCĐ trên thực tế không theo quy định: đơn vị không tiến hành đấu giá, không có quyết định tăng TSCĐ. Do đó, khi kiểm toán viên xác định được khâu nào là quan trọng, thiết yếu thì việc đánh giá HTKSNB sẽ trở lên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu 387 Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (Trang 61 - 64)