MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG

Một phần của tài liệu 381 Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 94)

TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.4.1. Kiến nghị chung về chu trình thực hiện thủ tục phân tích

Về thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Hoạt động kiểm toán Việt Nam còn rất non trẻ so với các kiểm toán trong khu vực và trên thế giới, do vậy, các Công ty Kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm về công tác kiểm toán cũng như trong công tác khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho cuộc kiểm toán. Do đó, các thông tin cần thiết thu thập được chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu cho công tác chuẩn bị kiểm toán. Trên thực tế, phần lớn các cuộc kiểm toán sau khi thực hiện công tác

khảo sát, thu thập thông tin chỉ đạt 60% - 70% số lượng thông tin để đáp ứng cho việc tiến hành kiểm toán (căn cứ theo các thông tin do các kiểm toán viên cung cấp).

Hiện nay, thông tin thu thập được do các đơn vị được kiểm toán cung cấp là nguồn chủ yếu, thêm vào đó thời gian dành cho thu thập thông tin quá ngắn nên kiểm toán viên không có thời gian để thẩm tra lại mức độ tin cậy, mức độ trung thực của thông tin. Từ đó, các thông tin thu thập đước chưa đi sâu xem xét cụ thể thực tế tình hình quản lý tài chính - kế toán của đơn vị. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong việc thu thập thông tin trước khi tiến hành kiểm toán là nên kéo dài thời gian khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị được kiểm toán. Đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể nên được thực hiện trong thời gian phù hợp. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần mở rộng qui mô khảo sát, thu thập thông tin một cách hợp lý mới đạt được mục tiêu là cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán.

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, kiểm toán viên tiến hành phân tích, đánh giá và lập kế hoạch kiểm toán. Một thực tế hiện nay, do thời gian dành cho công việc khảo sát và thu thập thông tin còn ít dẫn đến thời gian dành cho việc phân tích để lập kế hoạch kiểm toán cũng chưa nhiều. Do đó, để công tác lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả hơn, kiểm toán viên cần bố trí đủ thời gian từ khi thực hiện thu thập thông tin đến khi thực hiện thủ tục phân tích.

Về thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Để thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu phân tích mà kiểm toán viên sử dụng phương pháp so sánh hay phương pháp tỷ lệ. Tuy nhiên, khi phân tích cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh đúng ý nghĩa của vấn đề phân tích. Nếu kiểm toán viên áp dụng phương pháp phân tích thông qua tỷ suất thanh toán mà không loại trừ phần tài sản chậm luân chuyển thì kết quả phân tích, đánh giá sẽ không đủ độ tin cậy. Thực chất, nợ phải thu

khách hàng kết dư từ hai năm trở lên chưa thu được, thậm chí kết dư trên một năm nhưng khả năng thu nợ rất khó khăn thì cũng không thể tính vào tài sản nợ ngắn hạn. Nợ phải thu nội bộ, nợ phải thu khác, hàng tồn kho không luân chuyển hoặc chậm luân chuyển và các khoản thuộc loại A - Tài sản có mục V (tài sản lưu động khác) - Bảng cân đối kế toán cũng khó có thể chuyển thành tiền để trả nợ đến hạn. Do vậy, kiểm toán viên cần thận trọng khi đưa ra đánh giá dựa trên kết quả phân tích trên.

3.4.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, hoạt động kiểm toán độc lập trở thành nhu cầu cấp thiết vì lợi ích của những người sử dụng thông tin nói chung và lợi ích bản thân doanh nghiệp. Ý thức được vai trò hoạt động của hoạt động kiểm toán, cho đến nay, các cơ quan chức năng đã ban hành những văn bản pháp qui làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của các công ty kiểm toán độc lập ở nước ta. Mặc dù, trong những năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được thành tựu đáng kể nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế cần sự quan tâm của các bên hữu quan.

Về môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật Việt Nam đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Khuôn khổ hoạt động kiểm toán, kế toán chỉ bao gồm các nghị định của Chính phủ, các văn bản pháp luật, các Chuẩn mực kiểm toán, kế toán nhưng chưa có dịch vụ bảo hiểm nghề nghiệp, trách nhiệm vật chất để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng chất lượng tốt nhất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là Quốc hội cần hoàn thiện, đồng bộ các văn bản có liên quan, có hiệu lực điều chỉnh như: Luật kế toán, qui chế về kiểm toán độc lập, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập và các kiểm toán viên.

Trong những năm qua, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam và các thuật ngữ kiểm toán trong mắt hiểu biết của người dân vẫn còn là khái niệm mới mẻ. Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa cao, chỉ mang tính kinh nghiệm. Thực tế, uy tín của các công ty kiểm toán, đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn chưa cao, chưa có dịch vụ riêng cho từng lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ như mong muốn. Trong khi đó, các công ty kiểm toán Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Với những thách thức trong quá trình hội nhập, nếu các công ty kiểm toán không có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá loại hình cung cấp dịch vụ thì có thể mất thị trường khách hàng trong nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước bị khống chế chi phí tiền lương chi trả cho người lao động, không thu hút được kiểm toán viên giỏi nên tình trạng chuyển nhân viên giữa các công ty kiểm toán hoặc tách ra thành lập công ty mới có xu hướng tăng lên nhất là sau khi có luật doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ tài chính cần mở rộng chương trình đào tạo CPA quốc tế vào Việt Nam nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm toán viên nhằm nâng cao trình độ của kiểm toán viên Việt Nam với các nước trong khu vực và toàn thế giới, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thủ tục phân tích áp dụng tại CPAVIETNAM được thực hiện theo Chuẩn mực chung nên tương đối đầy đủ. Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế về phạm vi áp dụng thủ tục phân tích, về phương pháp áp dụng thủ tục phân tích và trình bày hồ sơ kiểm toán trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc vận dụng thủ tục phân tích, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, hướng tới mục tiêu “CPAVIETNAM luôn di cùng sự phát triển của doanh nghiệp”, việc hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại CPAVIETNAM là cần thiết.

3.4.3. Kiến nghị với khách hàng

Hiện nay, hoạt động kiểm toán vẫn còn là khái niệm mới mẻ không chỉ đối với người dân mà còn đối với doanh nghiệp. Người ta chưa hiểu hết ý nghĩa của hoạt động này nên hầu hết các doanh nghiệp rất ngại kiểm toán, tâm lý chung các doanh nghiệp là không muốn công khai về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Điều này đã gây cho kiểm toán viên khi tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên khó có thể thu thập được các tài liệu cho cuộc kiểm toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác - yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả khi thực hiện thủ tục phân tích.

Ngoài ra, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ mới tiến hành lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính hoặc cung cấp chưa không kịp thời tại thời điểm tiến hành kiểm toán cho các doanh nghiệp này. Vì vậy, các khách hàng nên lập đầy đủ Báo cáo tài chính theo qui định của Bộ tài chính.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 chỉ ra rằng, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức tin cậy vào kết quả của thủ tục phân tích là đánh giá rủi ro và rủi ro kiểm soát. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp còn chưa phát triển. Điều này làm tăng khối lượng công việc của kiểm toán viên vì phải tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị một cách cụ thể. Do đó, các công ty khách hàng nên xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tốt để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin cung cấp giúp kiểm toán viên nâng cao hiệu quả kiểm toán.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế hội nhập, toàn cầu hoá, dịch vụ kiểm toán càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Tuy chỉ thực sự xuất hiện và phát triển trong 15 năm qua, hoạt động

kiểm toán đã liên tục đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế.

Hơn nữa, hiện nay các Công ty kiểm toán đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức lớn. Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế và sự cạnh tranh của các Công ty nước ngoài, các Công ty kiểm toán Việt Nam phải chú ý hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Với mục đích đó, các Công ty kiểm toán đã tập trung xây dựng và hoàn thiện qui trình thực hiện thủ tục phân tích để nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Trong Luận văn tốt nghiệp của em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về qui trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, đồng thời mô tả và phân tích thực trạng thực hiện thủ tục phân tích tại CPA VIETNAM. Qua đó, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện qui trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty. Song, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức thực tế của bản thân, Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô giáo, cùng các anh chị kiểm toán viên tại Công ty CPA VIETNAM để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Ths, Nguyễn Hồng Thuý và các anh chị tại Công ty CPA VIETNAM đã giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 6 năm 2006

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Nam Vinh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin A.Arens James K. loebbecke - Kiểm toán - Nhà xuất bản Thống kê 2. Huỳnh Văn Hoài - Tìm hiểu hệ thống Chuẩn mực kế toán & Kiểm toán

3. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - Lý thuyết kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính, năm 2003

4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - Kiểm toán Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính, năm 2001

5. Tạp chí Kiểm toán số 2/2005

6. Hồ sơ kiểm toán của các khách hàng và các tài liệu do CPA VIETNAM cung cấp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN BẢN

1 CPAVIETNAM Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

2 TSCĐ Tài sản cố định

3 VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

4 HTK Hàng tồn kho

5 NHNN Ngân hàng Nhà nước

6 GTGT Giá trị gia tăng

7 TSCĐ Tài sản cố định

8 KPT Khoản phải thu

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các trắc nghiệm kiểm toán

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại CPA VIETNAM

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát trình tự vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán

Sơ đồ 2.2: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán

Bảng số 2.1: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu trên chỉ tiêu doanh thu Bảng số 2.2: Bảng hướng dẫn tính Threshold của CPA VIETNAM Bảng số 2.3: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán

Bảng số 2.4: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng số 2.5: Bảng phân tích tỷ suất

Bảng số 2.6: Các thủ tục phân tích

Bảng số 2.7: Tính toán giá trị trọng yếu MP Bảng số 2.8: Doanh thu hàng bán bị trả lại Bảng số 2.9: Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng số 2.10: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng số 2.11: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán

Bảng số 2.12: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng số 2.13: Bảng phân tích tỷ suất

Bảng số 2.14: Các thủ tục kiểm toán Bảng số 2.15: Xác định rủi ro chi tiết

Bảng số 2.16: Ước tính chi phí hợp lý của kiểm toán viên

Bảng số 2.17: Bảng so sánh số liệu ước tính và số liệu kế toán năm 2005 Bảng số 2.18 Tổng hợp Báo cáo kết quả kiểm tra chi tiết

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ...1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...3

1.1. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG TRONG KIỂM TOÁN TÀI BÁO CÁO TÀI CHÍNH...3

1.1.1. Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính ...3

1.1.1.1. Khái niệm Kiểm toán Báo cáo tài chính ...3

1.1.1.2. Đặc điểm của Kiểm toán Báo cáo tài chính ...3

1.1.2. Thủ tục phân tích trong hệ thống phương pháp kiểm toán ...6

1.1.2.1. Bản chất của thủ tục phân tích ...6

1.1.2.2. Lựa chọn thủ tục phân tích phù hợp...9

1.1.2.3. Các loại thủ tục phân tích trong Kiểm toán báo cáo tài chính ...14

1.1.2.4. Ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục phân tích...26

1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...27

1.4.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính ...27

1.4.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính...31

1.4.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính...44

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM...47

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...47

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Công ty Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ...47

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ...49

2.1.3. Đặc điểm qui trình kiểm toán của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam...52

2.1.4. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ...54

2.2. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN...55

2.2.1.Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt

Nam thực hiện...55

2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty ABC do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện...62

2.2.3. Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong kiểm toán Báo cáo tài

Một phần của tài liệu 381 Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w