TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Kiểm toán là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển tăng không ngừng về số lượng của các công ty kiểm toán trong nhiều năm qua, hoạt động kiểm toán đã tự khẳng định mình vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động quản lý, kế toán tài chính, vừa đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế, xã hội.
Để dành được sự thành công, mỗi công ty kiểm toán không ngừng đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Các nhân tố mới, chẳng hạn như sự phát triển thương mại điện tử, sự bùng nổ công nghệ thông tin... đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kiểm toán.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi một cách nhanh chóng tất cả các lĩnh vực của kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh. Nó không những làm thay đổi cách thức kinh doanh của chủ thể kinh doanh mà còn làm thay đổi cách thức, phương pháp tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin của chủ thể đó.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phần mềm kiểm toán không ngừng được nâng cấp, cải tiến. Do thông tin kế toán là yếu tố quan trọng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh nên hệ thống kế toán luôn luôn được các tổ chức kinh doanh trong việc ứng dụng các phần mềm tin học quan tâm. Các công ty này đã và đang tiến hành tin học hoá các công tác tài chính, kế toán nhằm mục đích cung cấp chính xác, kịp thời cho
các nhà quản lý. Theo đó, hàng loạt các phần mềm kế toán ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin của các đơn vị kinh doanh đặc thù. Cùng với sự thay đổi phần mềm kế toán của doanh nghiệp đòi hỏi bản thân các công ty kiểm toán phải cập nhật sự thay đổi của hệ thống kế toán của khách hàng để thực hiện tổ công việc kiểm toán và tư vấn kế toán. Vì vậy, để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán, bắt kịp sự phát triển công nghệ thông tin, các công ty kiểm toán phải có đội ngũ nhân viên am hiểu lĩnh vực này.
Mặt khác, Internet xuất hiện đã làm thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh. Internet trở thành phương tiện trung gian nhằm cung cấp thông tin trong hoạt động thương mại, truyền tải các bản báo cáo và tài liệu cũng như thiết kế và quảng cáo, bán hàng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp qua mạng. Do đó, muốn kiểm toán được hoạt động kinh doanh theo phương thức này, kiểm toán viên phải am hiểu về qui trình diễn ra đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia không thể tách rời với xu thế phát triển toàn cầu. Trong xu thế mở cửa dịch vụ tài chính, các quốc gia ngày càng quan tâm đến công tác kế toán, kiểm toán. Hơn nữa, yêu cầu về kiểm toán đòi hỏi chất lượng cao hơn.
Đối với tổ chức thương mại thế giới WTO, chính phủ Việt Nam đã thông qua lịch trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán bao gồm ba giai đoạn là:
Giai đoạn I (2000 - 2005): Là giai đoạn củng cố các môi trường pháp lý, chuẩn bị tiền đề và các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết khác để phát triển nghành dịch vụ kế toán, kiểm toán theo hướng hội nhập, phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước. Trong giai đoạn này, các công ty kiểm toán, kiểm toán viên được phép đầu tư, hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty, tổ chức nước ngoài hợp tác liên doanh với các tổ chức Việt Nam nhằm mục đích chuyển giao kĩ thuật, và thúc đẩy các công ty trong nước phát triển.
Giai đoạn II (2006 - 2010): Giai đoạn củng cố hội nhập. Trong giai đoạn này, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Dựa trên cơ sở tiền đề đã xây dựng ở giai đoạn trên, trong giai đoạn này, để chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập, các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài và các cá nhân có thể được tham gia điều hành đồng thời sở hữu các công ty nước ngoài.
Giai đoạn III (2011 - 2020): Giai đoạn hội nhập năng động. Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kiểm toán Việt Nam nói chung và ở CPAVIETNAM nói riêng đang còn hết sức non trẻ so với bề dày lịch sử của nghành kiểm toán thế giới nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu kinh nghiệm cả trên góc độ lý thuyết và thực tế. Hoạt động kiểm toán của chúng ta chưa chiếm ưu thế cạnh tranh với công ty nước ngoài. Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán, kiểm toán còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều qui định còn chưa thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, để nâng cao chất lượng kiểm toán có thể hội nhập quốc tế yêu cầu không chỉ có sự nỗ lực của các công ty kiểm toán mà còn cần sự quan tâm hơn nữa của cơ quan Nhà nước.
Nhận thức được điều đó, CPAVIETNAM đã sớm áp dụng phương pháp kiểm toán trong hệ thống kiểm toán thích hợp với sự trợ giúp của phần mềm kiểm toán tiên tiến. Trong đó thủ tục phân tích được thực hiện đầy đủ trong ba giai đoạn: Thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính, thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Điều này chứng tỏ, CPAVIETNAM đã tuân thủ theo đúng các qui định của Bộ tài chính về kiểm toán và đánh giá đúng tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.