toán Báo cáo tài chính của công ty ABC do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Bước 1: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đã xây dựng được một số tài khoản có chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính như Doanh thu, Giá vốn hàng bán...Trong trường hợp này, nhận thấy Doanh thu là một trong những tài khoản chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính nên kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích chi tiết đối với khoản mục này.
Bảng số 2.6: Các thủ tục kiểm toán
Thủ tục kiểm toán Người
thực hiện
Tham chiếu
1
Xây dựng các số ước tính dựa vào các nguồn tài liệu độc lập như: Giá vốn hàng bán năm trước và năm nay, doanh thu từ khách hàng chủ yếu,số lượng hàng xuất bán trong kỳ, thống kê hoạt động nghành.
2
Phân tách số liệu sử dụng để xây dựng các số ước tính kiểm toán và số doanh thu ghi sổ ở mức độ hợp lý, nhằm đạt được độ tin cậy kiểm toán, dựa trên việc so sánh số liệu hàng tháng, hàng quí, so sánh giữa các tài khoản, giữa các loại doanh thu.
3
Sử dụng số ước tính chênh lệch có thể chấp nhận được để xác định số chênh lệch lớn giữa số ước tính và số ghi chép tại thời điểm lập báo cáo
4
So sánh số ước tính và số dư phản ánh tại thời điểm lập báo cáo. Nếu số chênh lệch lớn hơn nhiều so với số chênh lệch có thể chấp nhận được thì cần phải thu thập thêm các bằng chứng hợp lý đối với chênh lệch đó (Ví dụ: Kiểm tra chứng từ có liên quan).
Bước 2: Xác định số ước tính
Trong quá trình xây dựng số ước tính, các thông tin sử dụng để ước tính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả số ước tính. Vì vậy, trước khi thực hiện ước tính, kiểm toán viên phải tập hợp và khai thác đầy đủ các thông tin từ các nguồn khác nhau. Từ đó, kiểm toán viên xác định doanh thu của công ty thu được từ nhiều nguồn khác nhau nhưng doanh thu sản phẩm áo sơ mi, quần xuất khẩu là chủ yếu.
Tiếp đó, kiểm toán viên tiến hành xây dựng các ước tính dựa trên các thông tin thu được của công ty ABC, ta có:
Ước tính doanh thu năm 2005
Doanh thu kiểm toán viên ước tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2005 là 2.971.230,5 (USD). Tuy tỷ giá USD biến động liên tục nhưng chênh lệch không nhiều nên kiểm toán viên quyết định sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/2005 để qui đổi doanh thu tiêu thụ sản phẩm sang đơn vị Việt Nam đồng: 2.971.230,5 x 15.872 = 47.159.370.060 (xem phần mục lục)
Như vậy, chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính là: 47.615.531.026 - 47159370060 = 456.160.966
Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold)
Trong thực tế, số chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) được xây dựng tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng tài khoản cụ thể và theo từng loại hình doanh nghiệp, qui mô nghành nghề cũng như xét đoán của kiểm toán viên.
Để tính được Threshold, kiểm toán viên căn cứ vào các yếu tố sau: - Giá trị trọng yếu chi tiết (MP)
Theo hướng dẫn của tài liệu đào tạo nội bộ của CPAVIETNAM về loại hình dịch vụ, kiểm toán viên chọn tiêu thức doanh thu làm căn cứ xác định mức độ trọng yếu.
Bảng số 2.7: Tính toán giá trị trọng yếu MP
CPAVIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610
Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT
Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06
Người soát xét : NPH
Khoản mục lựa chọn để tính PM
Doanh thu 20% là tỷ lệ giảm MP trước thuế để điều chỉnh cho tổng số sai sót mà kiểm toán viên dự kiến sẽ phát hiện trong cuộc kiểm toán
Số dư các khoản mục lựa chọn để tính PM
47.615.531.026 Trọng yếu sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
952.310.621
Tỷ lệ sai sót ước tính 20%
Tính toán MP 761.848.497
Thông thường, tại CPAVIETNAM, các kiểm toán viên thường tính mức độ trọng yếu chi tiết bằng 80% - 90% mức độ trọng yếu. Ở đây, kiểm toán viên chọn mức 80% khi đó mức trọng yếu chi tiết
MP = 80% x 952.310.621 = 761.848.497
- Chỉ số độ tin cậy
Trong giai đoạn lập kế hoạch, dựa trên những hiểu biết về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và bằng kinh nghiệm của mình, kiểm toán viên đã xác định chỉ số về độ tin cậy kiểm tra chi tiết R = 2.
- Số lượng tiểu số dư (phần phân tách) trong số dư được kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên chọn số lượng các phần phân tách là 1. Như vậy, kiểm toán viên tính số chênh lệch có thể chấp nhận được đối với doanh thu với độ tin cậy R = 2 như sau:
Threshold = MP x 45% = 761.848.497 x 45% = 342.831.824
Bước 4: Xác định số chênh lệch lớn nhất để kiểm tra
456.160.966 > 342.831.824
Như vậy, kiểm toán viên kết luận chênh lệch trọng yếu là: 456.160.966 - 342.831.824 = 133.329.142 VNĐ Bước 5: Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải điều tra thêm để hợp lý hoá số chênh lệch trọng yếu bằng cách kiểm tra lại những thay đổi tình hình kinh doanh và chế độ kế toán của công ty năm 2005. Thông qua trao đổi và tìm hiểu tại khách hàng, kiểm toán viên được biết trong năm 2005, công ty có một số mặt hàng bị trả lại (lưu trên giấy tờ làm việc phần 8141)
Bảng số 2.8: Doanh thu hàng bán bị trả lại
CPAVIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610
Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT
Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06
Người soát xét : NPH
1. Số lượng hàng nhập lại 9415 cái
2. Trị giá xuất 144.426.100
3. Đơn giá bán 16350
4. Doanh thu ước tính 153.935.250
5. Chênh lệch ước tính 456.160.966
6. Chênh lệch còn lại
Sau khi giải thích được các khoản doanh thu hợp lý trong năm 2005, số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính là:
456.160.966 -153.935.250 = 302.225.716 Như vậy, 302.225.716 < 342.831.824
Do đó, kiểm toán viên có thể kết luận không còn tồn tại sai sót trọng yếu nào ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính của công ty khách hàng.
Từ kết quả đã thu được, kiểm toán viên khẳng định rằng doanh thu được trình bày trung thực và không có sai sót trọng yếu nào ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính của công ty. Như vậy, kết quả của thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn này là đáng tin cậy, kiểm toán viên không phải kiểm tra thêm nữa về khoản mục doanh thu.