Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán Báo cáo tà

Một phần của tài liệu 381 Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 71 - 81)

chính của Công ty XYZ do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam Bước 1: Thu thập chung về khách hàng

Công ty XYZ là công ty TNHH được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 2212/GP ngày 31/3/2000.

Nghành nghề chủ yếu của công ty là: Công ty sản xuất và bán các loại sản phẩm như săm, lốp, yếm... của các loại xe cho các đơn vị, cá nhân, và xuất khẩu ra nước ngoài.

Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu ghi nhận khi hàng hoá

đã chuyển tới khách hàng và được khách hàng chấp nhận.

Hạch toán ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển

đổi sang VNĐ theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Số dư của tài sản, công nợ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại ngày 31/12/2005 là 15.872 VNĐ/USD. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chi phí lãi vay: Lãi tiền vay phát sinh từ các khoản vay được hạch toán

vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

Thuế: Thuế GTGT được tính theo tỷ lệ 10%. Các loại thuế khác được áp

dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam.

TSCĐ hữu hình và khấu hao: TSCĐ được trình bày theo nguyên giá và

giá trị khấu hao luỹ kế. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với Quyết định số

166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính. Tỷ lệ khấu hao hàng năm cụ thể như sau:

Nhà xưởng và văn phòng : 7%

Máy móc thiết bị : 15 - 30%

Phương tiện vận tả : 20%

Thiết bị văn phòng và TSCĐ khác : 15%

Hàng tồn kho: Được hạch toán theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao

gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để có thể có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Đây là khách hàng truyền thống hàng năm của Công ty nên công việc thu thập thông tin của kiểm toán viên trong bước này sẽ được giảm bớt. Các thông tin cần thu thập thêm ở đây là các Báo cáo tài chính cho năm 2005.

Bước 2: So sánh thông tin

Cũng như công ty ABC, kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và xây dựng Bảng phân tích các tỷ suất tài chính. Kiểm toán viên lưu tất cả kết quả thu được trên giấy tờ làm việc phần 1610.

Bảng số 2.11: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán

CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Khách hàng : Công ty XYZ Tham chiếu : 1610

Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT

Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06

Người soát xét : NPH

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Tại ngày 31/12/2005)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

(%) Chênh lệch (VNĐ) Ghi chú Tiến 3.068.482.419 3.738.552.478 670.070.060 21.84%

Các khoản phải thu 66.138.494.712 84.577.198.956 18.438.704.245 27.88% Hàng tồn kho 107.639.672.809 92.627.079.096 -15.012.593.713 -13.95% (1) Tài sản lưu động khác 4.757.382.963 2.825.423.024 -1.931.959.939 -40.61% (2) TSCĐ hữu hình 18.745.137.889 17.156.015.221 -1.589.122.668 -8.48% (3) Đầu tư tài chính dài

hạn

28.964.023.861 28.967.767.112 3.743.251 0.01% Chi phí xây dựng cơ

bản dở dang 1.731.977.565 1.616.497.441 -115.480.124 -6.67% Các khoản ký cược ký quĩ dài hạn 60.000.000 60.450.000 450.000 0.75% Tổng tài sản 231.105.172.216 231.568.983.327 463.811.111 0.20% Nợ ngắn hạn 122.144.128.268 120.853.185.691 -1.290.942.577 -1.06% (4) Nợ dài hạn 14.565.545.207 14.020.789.680 -544.755.527 -3.74% Tổng công nợ 1.802.922.996 2.055.392.761 252.469.765 14.00% Nguồn vốn chủ sở hữu 92.592.575.746 94.639.615.195 2.047.039.449 2.21% Tổng nguồn vốn 231.105.172.216 231.568.983.327 463.811.111 0.20%

Bảng số 2.12: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Khách hàng : Công ty XYZ Tham chiếu : 1610

Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT

Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06

Người soát xét : NPH

(Tại ngày 31/12/2005)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

(VNĐ)

Chênh lệch (%)

Ghi chú

Doanh thu thuần 253.704.921.420 260.019.868.768 6.314.947.348 2.49% (1) Các khoản giảm trừ 2.347.254.963 7.402.685.355 5.055.430.392 215.38% Doanh thu thuần 251.357.666.457 252.617.183.413 1.259.516.957 0.50% Giá vốn hàng bán 216.482.755.654 225.852.194.051 9.369.438.397 4.33% Lợi nhuận gộp 34.874.910.803 26.764.989.363 -8.109.921.440 -23.25% Chi phí bán hàng 5.600.251.246 8.915.274.781 3.315.023.535 59.19% (2) Chi phí quản lý DN 14.545.872.216 6.485.692.416 -8.060.179.801 -55.41% (3) Lợi nhuận thuần

hoạt động sản xuất kinh doanh

14.693.787.341 11.364.022.167 -3.329.765.174 -22.66% Lợi nhuận thuần từ

hoạt động tài chính -742.105.967 -5.686.178.917 -4.944.072.951 666.22% (4) Lợi nhuận thuần từ

hoạt động bất thường 82.979.248 90.562.763 7.583.515 9.14% Tổng lợi nhuận

trước thuế 14.034.660.622 6.933.250.523 -7.101.410.099 -50.6% Thuế TNDN 3.929.704.974 -1.941.310.146 -1.988.394.828 -50.6% Lợi nhuận sau thuế 10.104.955.648 -4.991.940.377 -5.113.015.271 -50.6%

Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán

Phân tích kết quả từ Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán

(1) Khoản mục hàng tồn kho giảm 15 tỷ, trong đó nguyên vật liệu giảm 5,5 tỷ, công cụ dụng cụ giảm 2,3 tỷ, thành phẩm giảm 7,2 tỷ. Kế toán giải thích là:

- Vào thời điểm cuối năm, Công ty xuất nguyên vật liệu để xuất khẩu sang Malaysia

- Thành phẩm tồn kho giảm do Công ty mới mua một lô hàng trước kế hoạch 2 tháng vào thời điểm cuối năm

- Ngoài ra, hàng tồn kho giảm cũng do một phần vì Công ty đang gặp khó khăn về vốn nên thu hẹp bớt hoạt động sản xuất một số sản phẩm không có tiềm năng trên thị trường.

(2) Tài sản lưu động khác giảm 1,9 tỷ (40,61%), chủ yếu do giảm chi phí chờ phân bổ

(3) Tài sản cố định giảm 1,6 tỷ (8,48%), do thanh lý một số tài sản cố định trong năm

(4) Nợ ngắn hạn giảm 1,3 tỷ (1,06%), do thanh toán một số khoản nợ dài hạn nhằm tạo ra uy tín đối với những nhà đầu tư, tạo điều kiện cho việc huy động vốn cho kế hoạch kinh doanh tới.

- Phân tích từ Bảng phân tích Bảng phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(1) Doanh thu thuần năm nay tăng lên 6,3 tỷ (2,49%) so với năm trước chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên đáng kể, điều này là một dấu hiệu nghi ngờ đối với kiểm toán viên về việc ghi giảm doanh thu tiêu thụ. Tuy nhiên, trong năm Công ty đã tập trung thực hiện chiết khấu hàng bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn, chế độ tặng quà và chăm sóc khách hàng mua để thu hút khách hàng

(2) Chi phí bán hàng năm 2005 tăng nhiều so với năm 2004 cho khả năng xáy ra sai phạm cao ở khoản mục này, kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra cho các khoản này

(3) Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8,06 tỷ (55,41%) là một dấu hiệu tốt nhưng con số này lại giảm quá lớn, không bình thường đòi hỏi kiểm toán viên phải xem xét, kiểm tra.

Bảng số 2.13: Bảng phân tích tỷ suất

CPAVIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610

Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT

Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06

Người soát xét : NPH

1. Khả năng thanh toánTỷ suất khả năng thanh toán hiện thời Năm 20042.97 Năm 20053.04 Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh 1.49 1.52

2. Khả năng hoạt độngSố vòng quay hàng tồn kho 2.14 2.26

Thời gian thu hồi nợ 109 297

3. Khả năng sinh lời

Tỷ lệ lãi gộp 13.87% 10.6%

Tỷ lệ lãi thuần 5.5% 2.67%

- Xác định rủi ro kiểm toán

Bảng số 2.14: Xác định rủi ro chi tiết

STT Các tài khoản bị ảnh hưởng Rủi ro chi tiết được xác định

1 Doanh thu Doanh thu có thể bị ghi thiếu

2 Giá vốn hàng bán Giá vốn có thể bị ghi thiếu

3 Khoản phải thu Khoản phải thu có thể bị ghi thừa

2.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty XYZ do Công ty Hợp danh Kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty XYZ do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Bước 1: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra

Trong trường hợp này, nhận thấy giá vốn hàng bán là một trong những tài khoản chứa đựng sai sót ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính, kiểm toán viên áp dụng chương trình kiểm toán chung đã được qui định với các thủ tục phân tích đối với khoản mục giá vốn hàng bán.

Bảng số 2.15:Các thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán Người

thực hiện

Tham chiếu 1 - Thu thập bảng tổng hợp giá thành (giá vốn

hàng bán) theo tháng và theo sản phẩm (phân xưởng)

2 - Tính giá thành đơn vị sản phẩm trung bình tháng (Tổng giá trị/ Tổng số sản phẩm). Tính số ước tính cho các tháng để so sánh

3 - Sử dụng Threshold để xem xét số chênh lệch giứa số ước tính và số ghi sổ. Kiểm tra và phân tích thêm nếu số chênh lệch là trọng yếu

Bước 2: Xác định số ước tính

Sau khi thu thập thông tin cần thiết về giá vốn hàng bán kiểm toán viên tiến hành ước tính chi phí của Công ty XYZ như sau:

Bảng số 2.16: Uớc tính chi phí của kiểm toán viên

STT Chỉ tiêu Ước tính của kiểm Thực tế sản xuất Chênh lệch Tuyệt đối (VNĐ) Tương đối (%) 1 Chi phí NVL trực tiếp 204.338 185.801 18.537 9.1 2 Chi phí NC trực tiếp 9.562 90.085 477 5 3 Chi phí KH TSCĐ 3.206 3.206 6 1.8 4 Chi phí bằng tiền khác 24.892 27.761 -2.896 -11.53 5 Tổng chi phí 241.998 225.852 16.146 6.6

So sánh số ước tính với số trên sổ sách kế toán năm 2005

Bảng số 2.17: Bảng so sánh số liệu ước tính và số liệu kế toán năm 2005

STT Chỉ tiêu Ước tính của kiểm toán viên Thực tế sản xuất Chênh lệch Tuyệt đối (VNĐ) Tương đối (%) 1 Giá trị tổng sản lượng (Tr.đ) 204.338 176.091 -3.188 -1,84 2 Tổng doanh thu (Tr.đ) 252.617 252.617 0 - 3 Sản lượng sản phẩm, bán thành phẩm (tấn) 3206 4637 -1431 -44,64

Qua bảng trên, giá vốn hàng bán thực tế giảm so với giá vốn ước tính của kiểm toán viên là 6,6% tương ứng 16.146 Tr.đ. Sự biến động này là quá lớn. Tuy nhiên, ta thấy doanh thu thực tế giảm so với doanh thu kế hoạch là 6,9%. Bên cạnh đó, khi xem xét giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho cuối năm, kiểm toán viên thấy rằng:

 Giá vốn hàng bán tăng 4,33% tương đương 9.369,4 Tr.đ  Mức tăng doanh thu 0,5% tương đương 1.259,5% Tr.đ

 Trị giá vốn hàng tồn kho giảm 13,95% tương ứng 15.012,59 Tr.đ

Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold)

Giá trị trọng yếu chi tiết (MP)

Theo tài liệu đào tạo nội bộ, kiểm toán viên chọn khoản mục doanh thu làm căn cứ để xác định mức trọng yếu. Đó là:

Doanh thu thuần: 260.019.868.768

Mức độ trọng yếu = 2% x 260.019.868.768 = 5.200.397.375

Ở đây, kiểm toán viên tính mức độ trọng yếu chi tiết bằng 80% mức độ trọng yếu, tức là:

MP = 80% x 5.200.397.375 = 4.160.317.900

Chỉ số độ tin cậy

Dựa vào sự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và những hiểu biết ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên chọn mức độ tin cậy đối với giá vốn hàng bán là 2.

Số lượng tiểu số dư (phần phân tách) trong số dư được

kiểm toán

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên chọn một số lượng các phần phân tách là 1.

Như vậy, chênh lệch có thể chấp nhận được là :

Threshold = 45% x 4.160.317.900 = 1.872.143.055

Bước 4: Xác định số chênh lệch lớn nhất để kiểm tra

16.146.000.000 >1.872.143.055

Bước 5: Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu

Như vậy, số chênh lệch trọng yếu là lớn. Do đó, kiểm toán viên phải tiến hành xem xét lại có yếu tố nào ảnh hưởng tới giá vốn khi thực hiện ước tính nữa không, đồng thời trao đổi với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân. Theo lời giải thích của kế toán cho thấy, Công ty đang có gắng cắt giảm các chi phí như: Chi phí khấu hao máy móc (giảm tỷ lệ trích khấu hao, TSCĐ thanh lý,..), cắt giảm lương và các khoản khác...Sau khi giải thích, các chi phí hợp lý, hợp lệ giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính là:

16.146.000.000 - 15.243.231.066 = 902.768.934 Từ đó, 902.768.934 < 1.872.143.055

Từ đó, kiểm toán viên có thể kết luận giá vốn hàng bán không còn sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến mọi khía cạnh của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Bước 6: Đánh giá kết quả kiểm tra

Như vậy, kiểm toán viên có thể kết luận giá vốn hàng bán không còn sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến mọi khía cạnh của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Trong giai đoạn này, sự biến động của giá vốn hàng bán có liên quan tới nhiều sự thay đổi của khoản mục khác trên Bảng cân đối kế toán, các chính sách, các thông tin tài chính. Để thấy rõ nguyên nhân của sự sai lệch, kiểm toán viên đã chia nhỏ các tài khoản để so sánh, đối chiếu, kiểm tra chi tiết các khoản mục khác. Tuy nhiên, từ những kết quả trên cho thấy, kết luận về khoản mục giá vốn không tồn tại sai sót trọng yếu là đáng tin cậy.

2.3.3. Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty XYZ do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam chính của Công ty XYZ do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích soát xét lại các công việc đã thực hiện. Từ đó, lập bảng khái quát Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Bước 1: So sánh thông tin

Cũng giống như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng phân tích ngang, phân tích dọc, để đánh giá lại với các số liệu trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Từ đó, kiểm toán viên có cái nhìn khái quát, chính xác hơn về những biến động của các tài khoản trên Báo cáo tài chính. Tất cả được trình bày trên giấy tờ làm việc, được lưu vào phần B

Bước 2: Đánh giá kết quả

(1) Khoản mục hàng tồn kho giảm 15 tỷ, trong đó nguyên vật liệu giảm 5.5 tỷ, công cụ dụng cụ giảm 2.3 tỷ, thành phẩm giảm 7.2 tỷ. Kế toán giải thích là:

- Vào thời điểm cuối năm, Công ty xuất nguyên vật liệu để xuất khẩu sang Malaysia

- Thành phẩm tồn kho giảm do Công ty mới mua một lô hàng trước kế hoạch 2 tháng vào thời điểm cuối năm

- Ngoài ra, hàng tồn kho giảm cũng do một phần vì Công ty đang gặp khó khăn về vốn nên thu hẹp bớt hoạt động sản xuất một số sản phẩm không có tiềm năng trên thị trường.

(2) Tài sản lưu động khác giảm 1.9 tỷ (40.61%), do giảm chi phí chờ phân bổ

(3) Tài sản cố định giảm 1.6 tỷ (8.48%), do thanh lý một số tài sản cố định trong năm

(4) Nợ ngắn hạn giảm 1.3 tỷ (1.06%), do thanh toán một số khoản nợ dài hạn nhằm tạo ra uy tín đối với những nhà đầu tư, tạo điều kiện cho

việc huy động vốn cho kế hoạch kinh doanh tới.

(5) Doanh thu thuần năm nay tăng lên 6.3 tỷ (2.49%) so với năm trước chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển. Đã kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu được trình bày hợp lý. Tuy nhiên, trong năm Công ty đã tập trung thực hiện chiết khấu hàng bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn, chế độ tặng quà và chăm sóc khách hàng mua để thu hút khách hàng

Như vậy, trên cơ sở những bằng chứng thu được, kiểm toán viên có thể khẳng định rằng những thay đổi trên Báo cáo tài chính là tương đối hợp lý, đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu 381 Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 71 - 81)