Giải pháp về phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 72 - 75)

I. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn

1.Giải pháp về phương pháp thẩm định

+ áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại:

Ngân hàng cần phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi các ngân hàng trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế nước ta và hệ thống ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng

cao chất lượng thẩm định tài chính. Các phương pháp thẩm định hiện đại được trình bày phổ biến trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng vấn đề là lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp nào để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn từng dự án.

+ Đánh giá hiệu quả tài chính:

Khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, Ngân hàng cần áp dụng nhiều hơn nữa nhiều chỉ tiêu: giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất sinh lời nội bộ IRR, chỉ số doanh lợi PI. Sử dụng các chỉ tiêu này làm tiêu chuẩn trong đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư. Ba chỉ tiêu này rất quan trọng, phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư cần phải được áp dụng đồng thời để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Ngân hàng nên xây dựng một quy trình tác nghiệp cụ thể để làm căn cứ cho việc thực hiện.

Trong khi tính chỉ tiêu NPV, để đảm bảo an toàn khả năng đúng hạn của dự án chúng ta nên tính thêm NPV với thời gian bằng thời gian vay vốn của Ngân hàng, vì thời gian cho vay của các ngân hàng là có hạn và thường ngắn hơn nhiều so với tuổi đời của dự án hoặc giấy phép đầu tư. Trường hợp NPV âm thì dự án không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ đầu tư phải giải trình dùng các nguồn khác để bù đắp trả nợ.

+ Vấn đề giá trị thời gian của tiền:

Đây là vấn đề mấu chốt của thẩm định tài chính dự án đầu tư nhưng chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mức. Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư là các lợi ích và chi phí phát sinh ở các giai đoạn khác nhau nhưng giá trị đồng tiền ở các thời điểm khác nhau không giống nhau. Vì vậy, cần phải có một phương pháp quy đổi giá trị của dòng tiền xuất hiện ở các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm để xem xét, phân tích mà còn tạo điều kiện để so sánh lựa chọn các dự án.

+ Tính lãi suất chiết khấu:

Đối với các dự án đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, ta chọn lãi suất chiết khấu đúng bằng lãi suất vay ngân hàng. Trường hợp vaybằng nhiều nguồn có lãi suất khác nhau, ta tính lãi suất bình quân gia quyền.

Thông thường các dòng tiền của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được chiết khấu với tỷ lệ không đổi. Tuy nhiên, Ngân hàng có thể sử dụng các tỷ lệ chiết khấu thay đổi để phản ánh các tác động của môi trường kinh tế tới dự án, chẳng hạn như tác động của lạm phát, mức độ rủi ro . . . Trong những năm mà nguồn vốn khan hiếm, Ngân hàng có thể tính tỷ lệ chiết khấu cao do chi phí vốn tăng và ngược lại, tỷ lệ chiết khấu thấp hơn cả trong những năm nguồn vốn dồi dào.

+ Tính dòng tiền:

Phần lớn các dự án đều có giá trị thu hồi tài sản cố định. Các máy móc thiết bị, nhà xưởng khi kết thúc dự án còn có một giá trị thị trường nhất định. Khi được bán sẽ xuất hiện một luồng tiền thu cuối dự án. Một điều lưu ý là dòng tiền này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vì nó là luồng tiền hoạt động trước thuế.

Ngân hàng cũng cần phải tính tới khoản thu hồi vốn lưu động ròng, khoản thu hồi này sẽ được cộng vào dòng tiền ở năm cuối cùng của dự án. Đặc biệt, Ngân hàng cần phải tính toán dòng tiền cho cả đời dự án chứ không nên dừng lại ở năm dự án trả hết nợ.

Khi xác định lợi nhuận ròng để trả nợ, Ngân hàng nên chú ý tính tới phần sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước mà doanh nghiệp phải nộp (nếu có). Đối với những dự án đầu tư đã được thẩm định có hiệu quả, trong một số năm

đầu dự án có dòng tiền âm, Ngân hàng có thể xem xét thu nợ vào những năm sau, chứ không nhất thiết phải yêu cầu miễn thuế hoặc hỗ trợ.

+ Tính khấu hao:

Khi tính đến khấu hao, Ngân hàng cần chú ý tới cơ cấu của chi phí đầu tư cho dự án để áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp. Đối với phần chi phí trước vận hành, Ngân hàng cần tách ra để tính thu hồi trong một số năm đầu khi dự án đi vào hoạt động chứ không nên tính gộp với chi phí xây lắp.

+ Các bảng tính:

Ngoài các bảng tính hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án, Ngân hàng nên lập thêm bảng phân tích dòng tiền để thấy rõ các dòng tiền vào, ra của dự án và thuận lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 72 - 75)