Nội dung thẩm định dự án đầu tư chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 27 - 32)

II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tạ

3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư chung

3.1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.

- Xem xét từ cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư dược xem xét trên các khía cạnh sau:

+ Quyết định thanh lập của các doanh nghiệpnhà nước hoặc giấy pháp hoạt dộng đối với các thành phần kinh tế khác.

+ Người đại diện chính thức, điện chỉ liên hệ, giao dịch.

+ Năng lực kinh doanh được thể hiện ở sở trường và uy tín kinh doanh. + Năng lực tài chínhthể hiện khả năng nguồn vốn tự có, điểu kiện thế chấp khi vay vốn…

- Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản phàp quy của Nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi.

- Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóngmặt bằng.

3.2. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự an Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng.

Vị trí được chọn phải tối ưu về: Tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc, thuận lợi về giao thông, gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu, tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có trong vùng. Việc xây dựng ở địa điểm mới cần phải xem xét đến khả năng đền bù giải phóng mặt bằng để có thể ước lượng đúng chi phí và tiến độ thực hiện dự án.

Xem xét việc lựa chọn hình thức đầu tư và công suất của dự án.

Nghiên cứu kỹ năng lực và điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp để kiến nghị với chủ dự án về hình thức đầu tư thích hợp. Về công suất của dự án, từ nhu cầu thị trường về sản phẩm, tính năng của thiết bị, khả năng tài chính của chủ đầu tư để kiến nghị sử dụng loại công suất thiết bị phù hợp.

Xem xét dây chuyền công nghệ và lựa chọn thiết bị.

Việc thẩm định phải xem xét rõ ưu nhược điểm của công nghệ lựa chọn để tìm ra công nghệ thích hợp. Trước tiên, xem xét đến công nghệ đã được kiểm chứng thực hành ở quy mô sản xuất đại trà, nếu là công nghệ lần đầu tiên áp dụng cần có ý kiến kết luận của cơ quan giám định công nghệ.

Với máy móc thiết bị cần kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu và các dịch vụ liên quan như bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, cung cấp phụ tùng. Cần chú

ý kiểm tra kỹ đối với các thiết bị nhập khẩu về tính pháp lý và trách nhiệm của các bên. . .

Xem xét việc đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng, bán thành phẩm và các yếu tố đầu vào.

Kiểm tra các yếu tố đầu vào cho việc xây dựng dự án và cho dự án khi đi vào hoạt động.

Kiểm tra về giải pháp xây dựng.

Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của các loại dự án, nhu cầu xây dựng của các hạng mục công trình chính, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật được xác định.

Đánh giá về chương trình tiến độ thực hiện dự án.

Xem xét tiến độ thi công công trình và chương trình sản xuất của dự án để có kiến nghị giúp dự án hoàn thành đúng kế hoạch.

3.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Kiểm tra cân đối cung cầu sản phẩm của dự án.

Tuỳ theo phạm vi sản phẩm của dự án (trong vùng, toàn quốc hay xuất khẩu) cần lập bảng cân đối về nhu cầu sản phẩm hiện tại và khả năng đáp ứng các nguồn cung cấp hiện có, xu hướng phát triển của các nguồn cung cấp đó. Từ đó đánh giá mức độ tham gia thị trường mà dự án có thể đạt được.

Xem xét khả năng cạnh tranh của dự án về sản phẩm.

Sản phẩm của dự án được đánh giá trên các mặt: Chất lượng, giá thành, quy cách, điều kiện lưu thông và tiêu thụ, kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm, kết quả thực tế về tiêu thụ sản phẩm. Đối với các sản phẩm để xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu, ngoài nội

Dung tương tự trên phương pháp kiểm tra hiệu quả nhất là kiểm tra khả năng tiêu thụ thực tế của sản phẩm phải căn cứ vào: Kinh nghiệm, uy tín sẵn có của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng cùng loại, các hợp đồng bao tiêu hoặc

tiêu thụ đã ký kết; Tương quan giữa hàng xuất khẩu và hàng ngoại về chất lượng, hình thức bao bì, mẫu mã; Khả năng giao hàng ổn định, đúng tiến độ, phương thức thanh toán thuận tiện.

3.4. Thẩm định khía cạnh quản lý thực hiện dự án

Dự án thành công hay thất bại ngoài công tác chuẩn bị và thực hiện còn chịu rất nhiều của yếu tố tổ chức, quản lý dự án. Vì vậy cần phải xem xét năng lực thực tế của chủ dự án, của đơn vị thiết kế thi công, đơn vị cung ứng thiết bị công nghệ về tư cách pháp nhân, năng lực hành nghề và tổ chức nhân sự.

3.5. Thẩm định khía cạnh tài chính dự án.

Việc xác định hiệu quả của dự áncó cính xác hay không tùy thuộc rất nhiềuvào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ đượclương hóa thanh của giả định để phu vụ cho quá trình tính tóan, cụ thể như sau:

- Đánh giá về tính khả thicủa nguồn vốn cơ cấu vốn đầu tư: phân này se đưa vào để tính tóan chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vốn cố định), chi phí sửa chữa cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phài trích hàng năm, nợ phải trả.

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính tóan: mức huy động công suất so với công suầt thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu cùng với đặc tính dây chuyền công nghệ để xác đìngiá thành đơn vỉan phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.

- Căn cứ tốc độ luân chuyền vốn lưu đọng hàng năm của dự án, các doanh nghiệp cùng nghánh nghề và mức động tự có của chủ dự án(phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

- Các chế độthuế hiện hành, các văn bản ưu đãi rêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

3.6.Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội

Thông qua các chỉ tiêu so sánh các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra để tháy được các tác động của dự án đối với nền kinh tế và xã hội. Từ đó có phương án sử dụng các nguồn lực sẵn có của quốc gia một cách tốt nhất.

Những so sánh này có thể xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sáchcủa nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh,...hoặc đo lường bằng tính toán định lượng như mức tăng thu nhập cho ngân sách, mức gia tăng người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 27 - 32)

w