Kiến nghị về cơ chế, chính sách, vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 92 - 95)

- Phát triển cá tra theo hướng phát triển tiềm năng, thế mạnh của điều kiện khí hậu tự nhiên, tận dụng cơ hội và hạn chế những rủi ro trong quá trình hội nhập

3.3.4Kiến nghị về cơ chế, chính sách, vai trò của nhà nước

1. Chiến lược đa dạng hoạt động

3.3.4Kiến nghị về cơ chế, chính sách, vai trò của nhà nước

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp thì vai trò của Nhà nước rất quan trọng:

Hỗ trợ về tiếp cận thị trường và tiếp thị sản phẩm

- Việt Namcần tăng cường ngoại giao, phát triển mối quan hệ song phương Việt -EU

- Đưa doanh nhân sang EU làm việc, học tập, nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng tại thị trường EU

- Nhà nước kích thích động viên doanh nghiệp tìm kiếm thị trường: cung cấp cho doanh nghiệp thông tin thị trường. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước.

Hỗ trợ của nhà nước về thông tin

- Thường xuyên cập nhật thông tin chính xác về tình hình thị trường tiêu thụ cá tra nói chung và cá tra ở Eu nói riêng

- Cung cấp thông tin về tình hình nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến cá tra trong nước

Hiện nay doanh nghiệp có thể truy cập vào trang Web của hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam(Vasep), đặt mua ấm phẩm thương mại thủy sản hàng tháng, bản tin thương mại thủy sản hàng tuần để nắm bắt thông tin thị trường

Hỗ trợ về vốn và lãi suất:

- Khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào họat động nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu. Tăng cường và nâng cao hiệu quả họat động của các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp như quỹ hỗ trợ đầu tư, tái đầu tư vào sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏđủ vốn cho họat động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là:

- Có cơ chế cho phép ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ta được vay vốn theo lãi suất thấp để duy trì và phát triển sản xuất khẩu

- Có chính sách giúp người nuôi giảm được thuế khi mua thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, thuốc, hóa chất và các loại vật tư phục vụ nuôi trồng vá tra.

- Chỉ đạo các địa phương tổ chức các hình thức cho vay đa dạng thông qua doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, DN chế biến, ứng vốn theo tiến độ nuôi, nuôi gia công, tổ chức nuôi theo hợp tác xã...

Quản lý trại nuôi và vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn và quy hoạch. - Tổ chức tuyên truyền, vận động và xúc tiến sớm việc ký kết hợp đồng với nông dân; đại diện của ngân hàng ký bảo chứng hợp đồng;

- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện qui hoạch vùng nuôi cá tra

- Thống kê, chủđộng có giải pháp cân đối sản lượng sản xuất và tiêu thụ;

Nhanh chóng xã hội hóa công tác kiểm tra chất lượng cá tra

- Gia tăng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong việc tự quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến;

- Tăng cường tập trung kiểm tra các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu - Hỗ trợ thành lập và cấp phép ủy quyền cho các phòng kiểm nghiệm tư nhân - Khuyến khích phát triển hệ thống kho lạnh và kho lạnh ngoại quan.

- Tăng cường hệ thống kho lạnh thủy sản; sớm xây dựng quy hoạch tổng thể về hệ thống kho lạnh thương mại, bổ sung năng lực cho hệ thống hiện tại;

- chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư, ưu tiên cho thuê đất, hỗ trợ lãi suất vay ngoại tệ nhập khẩu trang thiết bị kho lạnh đông,... để khuyến khích doanh nghiệp xây kho đông lạnh;

Tăng cường hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hỗ trợđấu tranh chống các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, tranh chấp thương mại.

- Tăng nguồn tài chính cho Chương trình xúc tiến thương mại, ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường quan trọng (như EU, Nhật, Hoa Kỳ, Nga - Đông Âu) và các thị trường mới khai phá; song song với việc ban hành các quy định nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại

Tóm tt chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng họat động ngành chế biến cá tra xuất khẩu, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đã đề ra các các giải pháp thực hiện để giữ vững và mở rộng thị trường EU

Để thực hiện mục tiêu trên, ngòai các giải pháp nhưổn định nguồn nguyên liệu cả về chất lượng lẫn số lượng, nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ, các cách để xúc tiến xuất khẩu thì việc liên kết giữa của mắc xích trong chuỗi liên kết với vai trò điều phối của nhà nước là rất quan trọng. Bên cạch đó để ngành chế biến cá tra xuất khẩu cũng cần những chính sách hỗ trợ rất lớn của nhà nước như về vốn, vềưu đãi lãi suất, về thông tin…

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 92 - 95)