2005 2006 2007 2008Thị trường
2.3.1.2 Thị trường Hà Lan
Hà lan là một trong những nước tiêu thụ thủy sản dưới trung bình của EU, nhưng là nhà nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam.
Bảng 2.9 Tình hình xuất khẩu cá tra sang Hà Lan
Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lượng 216 631 763 4.635 22.108 29.966 33.278 % tăng giảm 192.13% 20.92% 507.47% 376.98% 35.54% 11.05% Giá trị 728 1,877 2,467 11,924 65,250 87,438 91,996 % tăng giảm 157.83% 31.43% 383.34% 447.22% 34.00% 5.21% Nguồn: tổng hợp số liệu của bộ thủy sản Trong năm 2008 xuất khẩu cá tra sang Hà Lan đạt 33 ngàn tấn tăng 11.05 % so với năm 2007 về khối lượng và 5.21 % về giá trị.Tốc độ tăng trưởng ở thị trường này chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, sức tiêu thụ cá tra ở thị trường này bị chựng lại
Hà Lan nhập khẩu chủ yếu cá tuyết, cá hồi và cá nước ngọt fillet đông lạnh. Các nước xuất khẩu chính sang Hà Lan ( Việt Nam, Tanzania, Kenya và Uganda).
Bảng 2.10 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Hà Lan Thị phần (%) Giá (Euro /kg) 2006 2007 2006 2007 Việt Nam 76 81 2.39 2.32 Tanzania 8 3 3.45 3.26 Đức 3 4 5.65 5.58 Trung Quốc 2 3 3.03 2.46 Nga - 3 5.75 6.49 Khác 11 6 Nguồn: Vasep Việt Nam vẫn chiếm thị phần khống chế tại thị trường nhập khẩu cá nước ngọt đông lạnh của Hà Lan với thị phần 67%. Tuy nhiên thị phần đã bị thu hẹp so với 76% năm ngoái do sự gia tăng của Tanzania và Ðức. Xu hướng giảm giá xuất hiện với hầu hết các nhà cung cấp nằm ngoài Châu Âu tại thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc có mức giảm mạnh mẽ từ 3,03EUR/kg xuống 2,46EUR/kg.
Kênh phân phối cá tra của Hà Lan qua nhiều nhà chế biến và bán sỉ trước khi đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên quan trọng nhất trong chuỗi vẫn là nhà xuất khẩu và nhà bán lẻ siêu thị.
Để xuất khẩu sang Hà Lan cần chú ý :
Đây là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá vì cá tốt sức khoẻ và giá trị dinh dưỡng cao, có thể thay thếđạm từ thịt.
Trong tiêu thụ cá họ rất chú ý đến mùi, dễ dàng chế biến. Ngoài ra giá cả cũng là yếu tố quyết định chính. Cụ thể như cá tra đã trở nên phổ biến nhanh chóng ở thị trường này do giá cạnh tranh hơn so với cá tuyết, cá minh thái. Cộng thêm mùi trung tính dể kết hợp thức ăn khác nên được nhiều người Hà Lan chấp nhận.
Để xúc tiến thương mại ở thị trường này doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia hội chợ BRUSSEL, Bỉ đây là một trong những hội chợ chuyên về thủy sản lớn nhất Châu Âu
2.3.1.3.Thị trường Ba Lan
Trong những năm gần đây, Ba Lan nổi lên là nhà nhập khẩu cá tra với tốc độ tăng trưởng nóng
Bảng 2.11 Tình hình xuất khẩu cá tra sang Ba Lan
Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lượng 155 547 5.202 27.328 38.578 37.056 % tăng giảm 252.90% 851.01% 425.34% 41.17% -3.95% Giá trị 384 1.612 12.097 66.624 88.399 81,026 % tăng giảm 319.79% 650.43% 450.75% 32.68% -8.34% Nguồn: tổng hợp số liệu của bộ thủy sản Trong năm 2007 xuất khẩu cá tra sang Ba Lan đạt hơn 38 ngàn tấn, Kim ngạch xuất khẩu 88 triệu USD tăng 642% so năm 2005 và 41% so với năm 2006 về khối lượng; 630% so với 2005 và 32,68% năm 2006 về giá trị. Sau khi tham gia EU, Ba Lan là thị trường chính của cá tra ĐBSCL. Bên cạnh nhập khẩu cá nước ngọt Ba lan còn nhập cá nước ngọt khác như cá rô phi từ các nước khác.
Tuy nhiên sang năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên thị trường này giảm mạnh, giảm -8.34% so với năm 2007. Đây là kết quả do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Hàng ngàn containers xuất sang Ba Lan không thông quan được, phải trả về hoặc chuyển sang bán cho các thị trường khác do ngân hàng Ba Lan không đủ USD để bán ra cho các doanh nghiệp nhập khẩu Ba Lan.
Bảng 2.12 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Ba Lan Thị phần (%) Giá (Euro /kg) 2006 2007 2006 2007 Việt Nam 89 91 2.11 1.89 Trung Quốc 1 4 2.58 2.01 Nga 1 1 4.54 4.85 Hà Lan 2 1 2.47 3.84 Kazakhstan 1 1 4.46 5.99 Lithuania 1 1 4.85 7.77 Khác 4 1 3.22 3.69 Nguồn: Vasep Quốc gia Châu Á liền sau Việt Nam tại thị trường này là Trung Quốc. Cho dù khối lượng philê cá nước ngọt đông lạnh hiện tại Ba Lan nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ là 1.650 tấn, nhưng Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng 523% về khối lượng.
Hơn nữa, không giống như sản phẩm của các nhà cung cấp trong lòng EU như Ðức và Hà Lan hoặc sản phẩm từ các nước Châu Phi, mức giá của Trung Quốc không vượt quá xa so với đơn giá sản phẩm của Việt Nam (2,30 euro/kg so với mức 2,07euro/kg của Việt Nam). Xu hướng giảm giá của sản phẩm Trung Quốc trên thực tế diễn ra còn mạnh mẽ hơn, từ 2,58 euro/kg năm 2006 xuống còn 2,01 euro/kg năm 2007.
Nguồn cung tăng mạnh mẽ từ Việt Nam và Trung Quốc đang đặt áp lực giảm giá lên các nhà cung cấp sản phẩm cá nước ngọt đông lạnh philê cho thị trường EU. Ðơn giá trung bình của mặt hàng này đã giảm từ 2.93 euro/kg xuống 2.80 euro/kg và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm
Ba Lan là nước mới gia nhập EU (2004) và là nước có thu nhập thấp hơn so với các nước thành viên EU khác nên giá cả rất có ý nghĩa trong việc quyết định
tiêu dùng của Ba Lan, giá cá tra sang thị trường này rẻ nên đã chiếm thị phần rất cao, tiếp đến là Trung Quốc cũng với gia cạnh tranh (cá không cắt tỉa chỉ máu).
Cá tra xuất khẩu sang Ba Lan chủ yếu là cá fillet đông lạnh nhưng cá tra xuất khẩu là cá tra thịt đỏ, còn dè không sạch, đẹp như xuất sang các thị trường thành viên EU khác.
Cũng giống như các nước khác EU, nhà nhập khẩu đại lý đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối cá tra của Ba Lan và cá tra được phân phối đến người tiêu dùng thông qua siêu thị và các shop nhỏ.