CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 28 - 29)

CA ĐỒNG BNG SÔNG CU LONG SANG TH TRƯỜNG EU

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, thủy sản luôn đứng ở vị trí cao và không ngừng tăng truởng. Trong số các nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trung bình thời kỳ 1992-2003 là 20,4%, mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 9,97%. Đến 2003, Việt Nam đã đứng ở vị trí thứ 7 trong số các nước xuất khẩu thủy sản nhiều nhất trên thế giới. Năm 2003, xuất khẩu thủy sản đạt 2,2 tỷ USD nhưng tới 2007, xuất khẩu thủy sản đã đạt mức 3,75 tỷ USD và đến hết 2008, xuất khẩu thủy sản vượt mức 4,5 tỷ USD. Có thể nói đây là sự cố gắng vượt bậc của toàn ngành thủy sản.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Namqua các thời kỳ 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lượng (ngàn tấn) 531,3 636,3 811, 5 924,9 1.236,344

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 2397 2738 3348 3756 4.509,418

% tăng so với năm trước về giá trị 8,98 14,22 22,28 12,18 19,8 Nguồn: tổng hợp số liệu của hải quan Việt Nam

2.1.2. Về thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, hàng thủy sản Việt Nam có mặt ở 199 nước trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU. Hiện các doanh nghiệp đang có xu hướng mở thêm các thị trường mới để tránh tình trạng bị lệ thuộc vào một số thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 28 - 29)