Phân tích những cơ hội của xuất khẩu cá tra sang EU

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 55 - 60)

x Đòi hỏi gắt gao về an toàn vệ sinh thực phẩm và có cơ chế quản lý hàng thủy

2.4.1. Phân tích những cơ hội của xuất khẩu cá tra sang EU

O1: Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sẽ có điều kiện được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu các sản phẩm cá tra vào các nước thành viên EU. Đây là cơ hội to lớn để doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có thể tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường và có cơ hội đạt hiệu quả kinh doanh lớn.

O2: Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra có cơ hội tiếp thu sự tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Những bước tiến nhảy vọt trong khoa học công nghệ sản xuất, chế biến, đã tạo cho các doanh nghiệp của ngành có thể nhanh chóng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu của có thể vượt qua những rào cản về kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường của các nước nhập khẩu EU để thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị phần, đạt giá trị xuất khẩu cao trên thị trường các nước này.

O3: Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu từ năm 1990. Hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17-7-1995, tạo cơ hội thúc đẩy

sự phát triển mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực hỗ trợ phát triển, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, văn hóa xã hội, đầu tư kinh tế và thương mại

O4: EU là thị trường có sức mua lớn, ổn định. Một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh nhất thế giới: EU có tổng dân số khoảng 500 triệu. Mức tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người/ năm là 22 kg, như vậy khối sẽ tiêu thụ hết khoảng 11 triệu tấn thủy sản/năm.

O5: Hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ: Người tiêu dùng EU ngày càng thích ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị dinh dưỡng cao. Cá tra có hàm lượng prôtêin, các vitamin và chất khoáng cao thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, sản phẩm cá tra là một trong những sản phẩm thủy sản có chất lượng đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khoẻ. Một trong những trường hợp rõ nét nhất là dầu cá, được biết đến như axít béo Ômega - 3 có tác dụng tích cực trong việc phòng tránh các bệnh tim mạch..

O6: Hướng tới sự thuận tiện: Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình bận rộn với công việc. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. Với xu hướng này thì các sản phẩm cá tra phù hợp vì chúng được chế biến dễ dàng và nhanh chóng. Một số dạng sản phẩm thích nghi với xu hướng này như :

- Phi lê cá : nhiều người tiêu dùng muốn mua sản phẩm làm sẵn. - Ðóng gói theo khẩu phần ăn: tiện lợi hơn khi chia khẩu phần. - Ðã qua sơ chế : để giảm thời gian nấu.

- Dễ dàng chế biến và nấu : giảm thời gian nấu.

- Mùi vị trung tính : dễ dàng kết hợp với các món khác.

O7: EU ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu do sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của EU ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo

vệ nguồn lợi và môi trường,. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽđược ưu tiên trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) hoặc kiểm dịch động vật (SPS). Ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng có thểđược lợi rất lớn do EU ưu tiên hỗ trợ trong lĩnh vực SPS.

O8: Ngành chế biến cá tra xuất khẩu của Việt Namrất được nhà nước quan tâm và được sự hỗ trợ của hiệp hội thủy sản Việt Nam(Vasep) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành chế biến cá tra xuất khẩu nắm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp thị, trao đổi linh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển xuất khẩu.

2.4.2.Phân tích những thách thức của xuất khẩu cá tra

T1: Thách thức về các rào cản phi thương mại: Mặc dù khi gia nhập WTO, hàng cá tra sẽ có cơ hội được hưởng mức thuế MFN. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đã đảm bảo một sự tiếp cận thị trường nước ngòai một cách thuận lợi. Các thành viên WTO luôn lường trước và dự báo được ảnh hưởng của hàng nhập khẩu của những thành viên mới gia nhập. Đặc biệt mặt hàng này đã có tiếng trên thị trường, các thành viên WTO lớn sẽ bằng cách này hay cách khác hạn chế cá tra nhập khẩu ở mức độ nhất định. Vd như Tây Ban Nha đã áp dụng các rào cản về kỹ thuật (hàm lượng melachitgreen trong cá tra) để hạn chế việc nhập khẩu cá tra vào thị trường này. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm do các nước nhập khẩu cá tra đưa ra ngày càng nghiêm ngặt. Việc EU thường xuyên bổ sung danh mục những hóa chất cấm sử dụng và dư lượng kháng sinh tối thiểu trong sản phẩm làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn.

T2: Trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. Tuy Cá ĐBSCL mang tính đặc thù với chất lượng cao, chiếm thị phần cao nhất trong nhập khẩu cá nước ngọt của Eu nhưng cá catfish của Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia (những nước có điều kiện tự nhiên giống Việt Nam) đặc biệt là Trung Quốc đã gia tăng thị phần nhập khẩu cá ở EU trong tương lai Trung Quốc sẽ gây ra sức ép cạnh tranh đối với các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Nguồn cung tăng mạnh mẽ từ Việt

Namvà Trung Quốc đang đặt áp lực giảm giá lên các nhà cung cấp sản phẩm cá nước ngọt đông lạnh philê cho thị trường EU. Ðơn giá trung bình của mặt hàng này đã giảm từ 2.93 euro/kg xuống 2.80 euro/kg và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm.

T3: EU là thị trường yêu cầu đòi hỏi rất cao về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt tại châu Âu đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo nhanh. Hệ thống này do EFA (Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu) chịu trách nhiệm quản lý. Mục đích là cảnh báo nhanh bao quát toàn bộ dây chuyền cung cấp thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật, đồng thời hỗ trợ tư vấn khoa học và kỹ thuật cho Ủy ban châu Âu. Bất kỳ thông tin về mối nguy nghiêm trọng nào trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người phát sinh từ thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật sẽ được thông báo đến cho các cơ quan quản lý thực phẩm của các nước thành viên thông qua hệ thống này. Biện pháp tương tự sẽđược áp dụng để hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm sản xuất tại EU hay nhập khẩu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

T4: Qui định khó về môi trường vùng nuôi cá tra: Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc, đặc biệt dựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Các quy định về môi trường của EU đối với sản phẩm cá tra chính là các quy định về hàng hóa môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh châu Âu”. EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.

Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng cá tra sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực

phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU.

Có thể nói rằng, hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hóa là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường. Với tư cách là những công dân, người tiêu dùng ở những nước châu Âu thể hiện mối quan tâm của mình về các hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội của các công ty sản xuất thực phẩm. Những người này thường thúc ép chính phủ và các công ty quan tâm đến các vấn đề này. Một số vấn đề họ quan tâm đến nhiều nhất là: - Sự khai thác quá mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thủy sản và sự cạnh tranh giữa các hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên.

- Các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi nuôi như sử dụng kháng sinh, ô nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm thức ăn động vật.

- Các khía cạnh xã hội trong nuôi trồng và khai thác như vấn đề về giới, vị thế của các nhà sản xuất thủ công.

Trong khi đó môi trường nuôi trồng cá tra đang bị ô nhiễm do việc nuôi cá tra nguyên liệu tràng lan, chưa có biện pháp chế tài từ các cơ quan chứng năng.

T5: Một số ưu đãi của chính phủ sẽ bị bỏ do không phù hợp với các qui

định của WTO. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia có một số chính sách trợ cấp nói chung và đối với ngành thủy sản nói riêng thể hiện một số khía cạnh cần phải điều chỉnh để phù hợp hơn với quy định của WTO, nhất là các biện pháp thưởng xuất khẩu, cho vay ưu đãi v.v… Thậm chí, nếu Việt Nam không chứng minh các chính sách này tuân thủ các nghĩa vụ mà WTO đã đề ra thì sẽ phải bị bãi bỏ, nếu không sẽ vấp phải sự phản đối và thậm chí là trả đũa của các thành viên WTO khi đã gia nhập WTO.

Với tác động của các chính sách này đối với sự phát triển của ngành cá tra xuất khẩu, việc bãi bỏ các khung hỗ trợ như vậy sẽ có ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, nhất là các doanh nghiệp hiện đang được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách này.

T6: Tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến xuất

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)