Nh ững điểm mạnh – điểm yếu trong nuôi trồng cá tra xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 60 - 64)

x Đòi hỏi gắt gao về an toàn vệ sinh thực phẩm và có cơ chế quản lý hàng thủy

2.5.1:Nh ững điểm mạnh – điểm yếu trong nuôi trồng cá tra xuất khẩu

Điểm mạnh trong nuôi trồng cá tra xuất khẩu

S1: Tốc độ phát triển nuôi trồng cá tra xuất khẩu tăng nhanh. Nếu như năm 1997 diện tích nuôi cá tra là 1.200 ha, sản lượng là 22.500 tấn thì đến năm 2007

diện tích nuôi trồng đã tăng lên 5.000 ha với sản lượng khoảng 1 triệu tấn nguyên liệu cung ứng cho gần 100 nhà máy, cơ sở chế biến cá tra xuất khẩu.

S2: Nằm ở hạ lưu sông Mekông, chất lượng nước thích hợp, nguồn thức ăn phong phú, thời tiết thích hợp nên có thể nuôi cá tra quanh năm. Với hệ thống kênh rạch và có 3 con sông lớn chảy qua: sông Vàm CỏĐông dài 200 km, Vàm Cỏ Tây 250 km và sông Mekong 220 km, đem lại cho ĐBSCL tiềm năng để nuôi trồng cá tra với hình thức như nuôi bè, đăng quầng, ao nuôi. Ngòai ra, nhờ có nhiều kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và đáp ứng được yêu cầu cá tra phải còn sống khi vận chuyển đến nhà máy chế biến. Do đó tốc độ phát triển cá tra nhanh trên các mặt: nuôi trồng, chế biến tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.

Điểm yếu trong nuôi trồng cá tra xuất khẩu

W1:Chưa có quy hoạch tổng thể vùng nuôi, lúng túng trong khâu triển khai công tác qui hoạch và lúng túng trong giải quyết liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi nuôi trồng sản xuất cá tra nên dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa khu vực cung cấp nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu. Hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguyên liệu, người nuôi trồng không bán được cá dẫn đến cá quá lứa hoặc thiếu nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu dẫn đến xuất hàng trễ mất uy tín doanh nghiệp.

Qua khảo sát 50 doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong khâu nguyên liệu không ổn định.

Bảng 2.14 Đánh giámức độổn định nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu Mức độổn định nguyên liệu Số doanh nghiệp Tỉ trọng %

Luôn đầy đủ nguyên liệu chế biến 0 0

Nguyên liệu đáp ứng trên 70% công suất 28 56

Nguyên liệu đáp ứng từ 50% - 70% công suất 15 30

Nguyên liệu đáp ứng dưới 50% công suất 7 14

Tổng cộng 50 100

W2: Kỹ thật nuôi trồng và công tác khuyến ngư còn yếu: Nuôi cá tra đã có từ lâu đời, người nuôi theo hướng kinh nghiệm là chính, chưa áp dụng theo kỹ thật nuôi sạch, thả cá với mật độ nuôi dày đặc làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và chất lượng thịt cá tra xuất khẩu. Đến nay tuy đã có qui trình nuôi, có cán bộ khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật nuôi đến người dân nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng khắp. Từđó là hệ lụy làm cho cá tra nuôi mắc phải nhiều chứng bệnh và dịch bệnh lan truyền khó kiểm soát, người nuôi trồng đã lạm dụng không ít loại kháng sinh và thuốc thú y thủy sản để cứu đàn cá trong khi đó thị trường tiêu thụ EU đòi hỏi khắt khe hơn và đưa ra nhiều qui định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn đối với hàng cá tra nhập khẩu.

Trong khi đó, qua khảo sát các doanh nghiệp đều quan tâm đến chất lượng cá nguyên liệu có bị nhiễm chất kháng sinh cấm hay không trước khi doanh nghiệp quyết định có mua ao, hầm cá tra đó.

Bảng 2.15 Đánh giá mức độ quan tâm của DN về chất lượng cá tra nguyên liệu Kiểm tra nguyên liệu của DN trước khi mua Số DN Tỉ trọng %

Kiểm tra tất cả các ao cá nguyên liệu trước khi mua 5 10

Kiểm tra trên 70% các ao cá nguyên liệu trước khi mua 12 24

Kiểm tra từ 50% - 70% các ao cá nguyên liệu trước khi mua 26 52

Kiểm tra dưới 50 % các ao cá nguyên liệu trước khi mua 7 14

Không kiểm tra chất lượng nguyên liệu 0 0

Tổng cộng 50 100

Nguồn: điều tra thực tế

W3: Con cá tra giống chưa đươc chú trọng: Hiện nay, các trại cá giống tập trung chủ yếu nhiều nhất là ở Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và Vĩnh Long. Hầu hết đây là các trại cá giống qui mô nhỏ, sản xuất cá giống theo kỹ thuật truyền thống dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảo, thoái hóa giống đàn cá bố mẹ làm thiệt hại cho người nuôi về kinh tế: cá chậm lớn, kháng bệnh yếu, tỷ lệ hao hụt cao, cá phát triển không đồng đều.

W4: Sản xuất thức ăn và cung ứng chế phẩm xử lý môi trường còn nhiều bất cập - lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế và vệ sinh an toàn sản phẩm cá tra xuất khẩu - không được quản lý tốt và bị chi phối chủ yếu bởi các cty nước ngoài hay liên doanh, do đó chất lượng và giá cảđều khó kiểm soát và lợi ích của người nuôi phụ thuộc nặng nề vào nhà cung cấp nhất là khi biến động giá cả, cung cầu trên thị trường

W5: Người nuôi cá tra khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng: Mặc dù ngày càng có nhiều hộ tham gia vào hoạt động nuôi cá tra, nhưng chỉ ít hộ có đủ vốn cho đầu tư cần thiết. Để kiếm được nguồn vốn cho đầu tư, người nông dân phải vay vốn từ ngân hàng và phải thế chấp bằng quyền sử dụng ruộng đất. Tuy nhiên, số hộ có thể vay vốn bằng cách thế chấp rất hạn chế. Hơn nữa, nhiều khi đất đai của nông dân lại bịđịnh giá thấp, và do vậy số tiền mà họ có thể vay được từ ngân hàng thường rất hạn chế. Bên cạnh đó, với cơ chế vay vốn hiện nay, hầu hết nông dân nuôi cá rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng kể cả các trường hợp đã đáo hạn nhưng không được vay mới. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến có những thời điểm người nuôi thua lỗ, phải bán cá sớm do hết tiền mua thức ăn cho cá.

Tóm li:

Những hạn chế trong nuôi trồng cá tra xuất khẩu

Chưa qui hoạch vùng nuôi – liên kết chuỗi trong sản xuất cá tra Kỹ thật nuôi trồng và công tác khuyến ngư còn yếu Con giống chưa được chú trọng Nông dân thiếu vốn Bất cập trong sản xuất thức ăn và cung ứng chế phẩm xử lý môi trường Hậu quả Mất cân đối giữa cung cấp nguyên liệu và chế biến xuất khẩu

Cạnh tranh trong khâu thu mua nguyên liệu

Dịch bệnh ảnh hưởng chất lượng thịt cá tra không tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường nước nuôi cá tra bị ô nhiễm

2.5.2: Những điểm mạnh – điểm yếu trong chế biến cá tra xuất khẩu Điểm mạnh trong chế biến cá tra xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 60 - 64)